Quản lý vốn đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 82 - 96)

Hàng năm, trên cơ sở nhu cầu vốn mà các xã, thị trấn trình UBND huyện và nhu cầu vốn đầu tư các dự án của huyện, phòng Tài chính- Kế hoạch có trách nhiệm kiểm tra tổng hợp tham mưu cho UBND huyện về hiện trạng cơ sở hạ tầng, tính cấp thiết của các dự án tại xã, thị trấn để từ đó tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư trên địa bàn toàn huyện cân đối để lên kế hoạch báo cáo Thường trực Huyện uỷ - lãnh đạo UBND huyện để thông qua HĐND huyện phê chuẩn.

Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là từ nguồn ngân sách tập trung tỉnh giao, nguồn đấu giá quyền sử dụng đất tại địa phương, nguồn cân đối ngân sách của toàn huyện. Nhìn chung tất cả các dư án được đầu tư phải dựa trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong năm và kế hoạch ổn định giai đoạn 2016-2016 UBND tỉnh giao để phân bổ vốn cho phù hợp.

Đầu tư xây dựng từ nguồn vốn nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp và nhạy cảm đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung, sự phát triển của các ngành, lĩnh vực, vùng và lãnh thổ nói riêng.

Nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn vừa qua chủ yếu từ hai nguồn lớn: nguồn vốn xây dựng tập trung theo phân cấp và nguồn để lại địa phương (tiền sử dụng đất) ngoài ra còn có các nguồn khác. Nguồn vốn đầu tư xây dựng của huyện Quỳ Châu có quy mô ngày càng lớn, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên địa bàn huyện

- Tồn tại trong công tác quản lý vốn:

Trong khâu thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư (Báo cáo kinh tế kỹ thuật), TMĐT, tổng dự toán, dự toán:

Công tác thẩm định dự án (Báo cáo kinh tế kỹ thuật) chưa đạt yêu cầu tại một số dự án đầu tư, chất lượng thẩm định của cơ quan chuyên môn theo phân cấp còn hạn chế dẫn đến việc thẩm định kéo dài, thiếu khối lượng và yêu cầu sử dụng của dự án đầu tư khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

Tình trạng một dự án phải phê duyệt bổ sung nhiều lần vẫn diễn ra khá phổ biến. Việc khống chế, ấn định tổng mức đầu tư chưa được thực hiện nghiêm túc dẫn đến dự án phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần do bổ sung, thay thế hoặc loại bỏ một số chi tiết, một số hạng mục của dự án gây khó cho đơn vị thi công và hiệu quả sử dụng của dự án sau này.

Việc thẩm định, phê duyệt bổ sung dự toán do thay đổi chế độ về đơn giá theo quy định của Nhà nước ở một số dự án chưa thực hiện nghiêm túc như chưa xác định điểm dừng kỹ thuật để xác định khối lượng chính xác được hưởng điều chỉnh theo chế độ, có sự xuê xoa giữa chủ đầu tư và nhà thầu trong việc xác định khối lượng bên cạnh đó là sự thiếu kinh nghiệm, hạn chế về năng lực, chuyên môn của đội ngũ cán bộ thẩm định của cơ quan thuộc UBND huyện. Ví dụ dự án: Cải tạo, nâng cấp đường 229 đi Châu Hội khi kiểm toán nhà nước thực hiện đã

giảm trừ 439,7 triệu đồng.

4.1.4.1. Tình hình phân bổ vốn đầu tư xây dựng của huyện Quỳ Châu

Trong giai đoạn 2016-2018, ngân sách huyện Quỳ Châu đã đầu tư mạnh cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế của huyện (từ 77,84 tỷ đồng năm 2016; 161,04 tỷ đồng năm 2017 và 156,44 tỷ đồng năm 2018). Trong đó tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu sau:

Thực hiện chính sách phát triển kinh tế của huyện, trong những năm qua đặc biệt là hai năm trở lại đây (2017-2018), lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi được quan tâm đầu tư. Nếu năm 2016 vốn đầu tư xây dựng đầu tư vào lĩnh vực này chỉ đạt 12,11 tỷ đồng thì đến năm 2017 vốn đầu tư tăng lên 32,29 tỷ đồng và đến năm 2018 đã đạt 31,29 tỷ đồng tốc độ tăng bình quân là 181,77%. Tính đến cuối năm 2017, hệ thống kênh cấp III, trạm bơm của 12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện cơ bản đã được nâng cấp. Xây dựng được 3 vùng sản xuất giống lúa chất lượng cao. Hệ thống kênh mương đã nâng cấp góp phần tiết kiệm diện tích đất nông nghiệp, hạn chế thất thoát nước, chủ động trong tưới tiêu, sản lượng nông nghiệp tăng cao hơn, thuận lợi cho giao thông, thu hoạch, đời sống nhân dân được cải thiện.

Năm 2016 vốn đầu tư cho sự nghiệp giao thông là 27,59 tỷ đồng chiếm 35,44% trong tổng số vốn đầu tư xây dựng, đến năm 2017 vốn đầu tư tăng lên 50 tỷ đồng và năm 2018 con số này là 48,5 tỷ đồng tốc độ tăng bình quân vốn đầu tư xây dựng của lĩnh vực này 139,11%. Bởi vì hệ thống giao thông với những tuyến đường liên xã, liên thôn đã kết nối các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Quỳ Châu được cải tạo và nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, giao lưu kinh tế của nhân dân trên địa bàn huyện. Điều này cho thấy hệ thống giao thông của huyện đã được đầu tư, phát triển góp phần cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện, tạo bộ mặt mới cho huyện Quỳ Châu trong những năm gần đây.

Giáo dục, đào tạo, y tế cũng là một trong những lĩnh vực chiếm lượng vốn đầu tư rất lớn trong giai đoạn 2016-2018. Năm 2016 vốn đầu tư vào sự nghiệp Văn hóa, Y tế, giáo dục là 25,03 tỷ đồng chiếm 45% trong tổng vố đầu tư. Đến năm 2017 thì vốn đầu tư vào lĩnh vực này tăng lên 67,88 tỷ đồng và năm 2018 là 65,7 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân là 183,99%. Nguồn vốn đầu tư là nguồn vốn ngân sách huyện kết hợp với nguồn vốn trái phiếu chính phủ theo đề án kiên cố hoá trường lớp học để đầu tư kết cấu hạ tầng giáo dục, đào tạo, y tế bao gồm: hệ thống các trường học (Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non ), trung tâm dạy nghề trên địa bàn huyện, các trạm y tế được đầu tư đồng bộ, tập trung. 100% các trường được xây dưng kiên cố hoá để đạt chuẩn phổ cập giáo dục, chuẩn Quốc gia về y tế.

Bảng 4.9. Tình hình phân bổ vốn vốn đầu tư xây dựng theo các lĩnh vực giai đoạn 2016-2018 Lĩnh vực đầu tư 2016 2017 2018 So sánh (%) Bình quân (%) Số lượng (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2017/ 2016 2018/ 2017

1. Sự nghiệp nông nghiệp thuỷ lợi 12,11 15,55 32,29 20,05 31.29 20,05 266,6 52,58 181,77 2. Sự nghiệp giao thông 27,59 35,44 50 31,04 48,5 31,08 181,2 97 139,11 3. Sự nghiệp Văn hoá- Y tế - Giáo dục 25,3 32,5 67,88 42,15 65,7 42,1 268,3 96,8 183,99 4. Sự nghiệp khác 8,4 10,79 10,87 6,74 20,89 13,38 129,4 192,1 187,6

Tổng số vốn đầu tư 77,84 100 161,04 100 156,04 100 206,9 97,1 141,8

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quỳ Châu (2016,2017,2018)

72

Xuất phát từ yêu cầu của chung về phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn hiện nay, vốn đầu tư xây dựng của huyện được phân bổ một phần cho sự nghiệp văn hoá, phát thanh, thể dục thể thao của huyện. Ngoài ra cũng đầu tư vốn vào các dự án của sự nghiệp khác.

Nhìn chung vốn đầu tư xây dựng vào các lĩnh vực đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 2016 – 2018, tốc độ tăng bình quân là 141,8%. Tuy nhiên năm 2018 có xu hướng giảm so với năm 2017. Nguyên nhân do ảnh hưởng suy thoái kinh tế, Chính phủ có Nghị quyết về tiết kiệm chi tiêu công, điều này cũng ảnh hưởng một phần đến vốn đầu tư vào các dự án. Mặt khác trong quá trình tổ chức thực hiện do nguồn thu ngân sách trên địa bàn thấp, không ổn định dẫn đến việc xây dựng kế hoạch thu chưa sát thực tế. Hàng năm UBND huyện thường xuyên phải điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư xây dựng dẫn đến việc các chủ đầu tư không chủ động được nguồn vốn ngay từ đầu năm mà vẫn phải trông chờ kế hoạch bổ sung. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xin, cho trong kế hoạch vốn đầu tư xây dựng.

- Tồn tại trong phân bổ nguồn vốn nhà nước cho ĐTXD hàng năm

Công tác lập và phân bổ dự toán ngân sách hàng năm được UBND huyện, UBND xã xây dựng và trình tại kỳ hợp theo đúng quy định. Tuy nhiên, do nguồn thu ngân sách trên địa bàn hàng năm thấp, nguồn vốn đầu tư cho xây dựng hàng năm chủ yếu từ nguồn thu từ đất và trợ cấp từ NS cấp trên nên khi thực hiện xây dựng dự toán vốn cho đầu tư xây dựng chủ yếu dựa vào dự toán thu từ đấu giá quyền sử dụng đất và nguồn phân bổ của ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện, chưa lường hết được nhu cầu về nguồn vốn thực tế đầu tư tại các xã trong huyện.

Nhu cầu về nguồn vốn ngân sách để đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng hết sức lớn do yêu cầu cấp bách đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất của các địa phương trong huyện khá lớn nên việc phân bổ nguồn để đáp ứng cơ bản cho các dự án không đảm bảo.

Các xã trong huyện đầu tư khá dàn trải trong tư duy nhiệm kỳ. Một số lãnh đạo xã mang tư duy trong nhiệm kỳ phải đầu tư xây dựng được một hoặc vài dự án của địa phương để tạo dấu ấn, khả năng bố trí nguồn vốn thanh toán cho các dự án tại các xã của huyện thấp, chủ yếu trông chờ vào trợ cấp hỗ trợ từ ngân sách của cấp trên.

ngày từ đầu năm thấp, hàng năm căn cứ nguồn hỗ trợ từ cấp trên, UBND huyện phân bổ kinh phí cho các dự án trong năm do vậy, một số dự án do UBND các xã làm chủ đầu tư chưa thực sự chủ động trong công tác triển khai dự án, thụ động trong quá trình đầu tư dự án trọng điểm ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hiệu quả dự án sau đầu tư.

4.1.4.2 Tình hình thanh toán vốn đầu tư xây dựng của huyện Quỳ Châu

Nhìn chung việc thực hiện thanh toán, tạm ứng vốn đầu tư xây dựng của huyện Quỳ Châu về cơ bản tuân thủ các quy định của pháp luật. Cơ chế tạm ứng vốn xây dựng từ thông tư số 27/TT-BTC đến thông tư số 130/TT-BTC và các quy định khác ngày càng được hoàn thiện, chặt chẽ hơn. Mức tạm ứng, yêu cầu để cho các nhà thầu được tạm ứng đã được UBND huyện chỉ đạo các chủ đầu tư, ban quản lý dự án thực hiện và quản lý nghiêm túc, Kho bạc nhà nước huyện kiểm soát chặt chẽ, đáp ứng đúng yêu cầu quy định mức tối thiểu, chỉ cho tạm ứng bằng 20% kế hoạch vốn bố trí trong năm, việc thu hồi tạm ứng được tiến hành ngay từ đợt thanh toán đầu tiên, do vậy trên địa bàn huyện đã khắc phục được tình trạng chiếm dụng vốn của các nhà thầu, công tác quản lý vốn đầu tư, thanh quyết toán khối lượng hoàn thành thực hiện nghiêm túc và được kiểm soát chặt chẽ bới hệ thống kiểm soát chi của kho bạc nhà nước huyện và bộ phận quản lý đầu tư của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.

Bảng 4.10 cho thấy tổng giá trị các dự án nghiệm thu quyết toán là 890.544,6 triệu đồng, số tiền đã thanh toán cho các đơn vị thực hiện dự án là 531.388 triệu đồng đạt 59,67%. Số tiền còn nợ các đơn vị là 359.156,6 triệu đồng chiếm 40,33%. Trong đó tỷ lệ nợ các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi là cao nhất là 46,48%; tiếp đó là tỷ lệ nợ các dự án thuộc lĩnh vực giao thông; lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục

Nhìn chung việc thanh toán vốn đầu tư giai đoạn 2016-2018 chậm, không đồng đều, khối lượng xây dựng hoàn thành thanh toán trong quý I và quý II đạt rất thấp, tập trung thanh toán chủ yếu vào những tháng cuối năm với khối lượng hoàn thành rất lớn (xấp xỉ 60-70% giá trị thanh toán cả năm). Giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành chuyển giao sang năm sau thanh toán còn lớn (giải ngân tháng 1 năm sau chiếm khoảng 20% trong kết quả chi của cả năm), tình trạng này gây khó khăn trong công tác quản lý. Khối lượng đề xuất thanh toán đôi khi không đúng dự toán, nợ đọng vốn đầu tư do thiếu thủ tục đầu tư, nghiệm thu khối lượng hoàn thành chậm.

Bảng 4.10. Tình hình thanh toán vốn xây dựng theo các lĩnh vực tính đến hết năm 2018 ĐVT: triệu đồng Lĩnh vực Tổng giá trị dự án nghiệm thu quyết toán Đã thanh toán Còn nợ Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Sự nghiệp nông

nghiệp, thuỷ lợi 230.597,4 123.416,7 53,52 107.180,7 46,48 2. Sự nghiệp Giao thông 268.394,72 155.246,7 57,84 113.148,02 42,16 3. Sự nghiệp Y tế, Văn

hóa, Giáo dục 382.191,68 230.224,6 60,24 151.967,08 39,76 4. Sự nghiệp khác 9.360,80 2.500,00 26,71 6,860.80 73.29

Tổng vốn đầu tư 890.544,6 531.388,00 59.67 359.156,6 40.33

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quỳ Châu (2018)

4.1.4.3 Tình hình quyết toán vốn đầu tư xây dựng của huyện Quỳ Châu

Lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựnghoàn thành là khâu rất quan trọng trong quá trình đầu tư và là yêu cầu bắt buộc đối với các chủ đầu tư. Báo cáo quyết toán vốn để xác định chính xác toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện, qua đó đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại. Việc làm này cũng giúp các cơ quan chức năng có kế hoạch huy động, sử dụng kịp thời và phát huy hiệu quả của dự án, rút kinh nghiệm, hoàn thiện thể chế chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý vốn, xác định rõ lại nguồn vốn đầu tư và tình hình công nợ của dự án để chủ đầu tư có kế hoạch thanh toán cụ thể.

Về công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án: Thực hiện theo các quy định của thông tư số 09/2016/TT - BTC ngày 18/01/2016 hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Ngoài ra theo quy định của thông tư số 73/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính và quyết định của UBND tỉnh đối với các dự án được phân cấp cho UBND xã quyết định đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách xã. Do vậy, công tác lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựngdự án dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước của huyện Quỳ Châu đã có nhiều tiến bộ, đạt kết quả hơn cả về số lượng và chất lượng cụ thể như sau:

Bảng 4.11. Tình hình quyết toán các dự án giai đoạn (2016- 2018) Lĩnh vực ĐVT 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17 BQ I. Tổng số dự án 12 28 40 233,33 142,86 182,57 1. Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi

DA 2 6 8 300 133,33 200 2. Sự nghiệp Giao thông DA 4 9 12 225 133,33 173,20 3. Sự nghiệp Y tế, Văn hóa và Giáo dục DA 6 12 18 200 150 173,20 4. Sự nghiệp khác DA 0 1 2 - 100 - II. Tổng vốn đầu Triệu 58.814 74.424 93.994 126,54 126,3 126,42 1. Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi

Triệu 12.520 16.870,0 21.390,6 134,74 126,8 130,71 2. Sự nghiệp Giao thông Triệu 20.137 25.332,6 33.307,5 125,8 131,48 128,61 3. Sự nghiệp Y tế,

Văn hóa, Thể thao và Giáo dục

Triệu

26.157 30.302,6 36.368,8 115,85 120,01 117,91

4. Sự nghiệp khác Triệu 0 1.918,8 2.927,1 - 152,55 - Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quỳ Châu (2016,2017,2018) Các dự án và giá trị các dự án, dự án xác lập quyết toán đúng hạn ở Quỳ Châu có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2016 đến 2018. Trong năm 2016 huyện Quỳ Châu có tổng cộng 12 dự án lập quyết toán hoàn thành đúng hạn, năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 82 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)