Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 84 - 87)

4.3.1.1. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNN

Kết quả tổng hợp từ số liệu điều tra cho thấy độ tuổi bình quân của đội ngũ cán bộ liên quan đến quản lý chi NSNN cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức tại Văn phòng Bộ NN&PTNT là 44,6 tuổi, hầu hết cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ đại học trở lên và họ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác quản lý NSNN (bình quân 20,6 năm). Như vậy, có thể nói chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi NSNN cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức thuộc Bộ NN&PTNT là khá cao. Điều đó được chứng minh phần nào ở kết quả quản lý chi NSNN cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức của Bộ NN&PTNT, cụ thể là giao dự toán ngay từ đầu năm, thời gian phê duyệt dự toán chi tiết kinh phí bình quân chỉ 3-5 ngày kể từ khi nhận được công văn đề nghị của các đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc việc thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng NSNN chi cho đào tạo ngắn hạn cả giữa ký và cuối kỳ để điều chỉnh dự toán kịp thời đối với các nhiệm vụ đào tạo mà đơn vị được giao không thể thực hiện hoặc thực hiện không hết nhiệm vụ được giao, quyết toán kinh phí đúng thời hạn và đảm bảo không để sai sót về nội dung và định mức chi theo quy định của Nhà nước.

Kết quả tổng hợp ở Bảng 4.23 cũng cho thấy chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính ở các cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức thuộc Bộ NN&PTNT. Theo đó, độ tuổi bình quân của cán bộ quản lý tài chính ở các cơ sở đào tạo là 42,7 tuổi, số năm kinh nghiệm trong công tác quản lý tài chính là 18,7 năm và hầu hết cán bộ đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ đại học trở lên. Kết quả này cũng đã thể hiện việc tuyển dụng cán bộ viên chức làm công tác tài chính, kế toán của các đơn vị thực hiện đúng quy định của Nhà nước, nghĩa là người làm công tác quản lý tài chính phải được đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn ít nhất từ trung cấp trở lên trước khi được tuyển dụng. Mặt khác, chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán ở các đơn vị cũng được thể hiện ở việc các đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo sử dụng NSNN chi cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức đúng nội dung và định mức chi theo quy định của Nhà nước, khi thẩm tra quyết toán kinh phí không bị xuất toán.

Bảng 4.23. Chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia quản lý chi NSNN cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức thuộc Bộ NN&PTNT

STT Nội dung Đơn vị tính bình quân Giá trị

I Cán bộ công tác tại Văn phòng Bộ NN&PTNT (n=10)

1 Độ tuổi Năm 44,60

2 Trình độ chuyên môn (TC=1; ĐH, CD=2; SĐH=3) Hệ số 2,60 3 Kinh nghiệm trong công tác quản lý chi NSNN Năm 20,60

II Cán bộ công tác tại các đơn vị đào tạo (n=20)

1 Độ tuổi Năm 42,75

2 Trình độ chuyên môn (TC=1; ĐH, CD=2; SĐH=3) Hệ số 2,40 3 Kinh nghiệm trong công tác quản lý chi NSNN Năm 18,75

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra (2017)

4.3.1.2. Các yếu tố thuộc về tổ chức quản lý

Ngoài yếu tố chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi NSNN, các yếu tố thuộc về tổ chức quản lý cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý chi NSNN cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức thuộc Bộ NN&PTNT. Kết quả điều tra cho thấy hai yếu tố làm hạn chế hiệu quả quản lý chi NSNN nước lớn nhất ở các bộ phận quản lý chi NSNN tại Văn phòng Bộ là sự phối hợp giữa các bộ phận và cơ chế đánh giá, tạo động lực cho cán bộ quản lý chi NSNN (Bảng 4.24). Theo đó, có đến 20% số cán bộ được hỏi cho rằng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận còn chồng chéo và tính chịu trách nhiệm đối với công việc chưa cao và 50% trong số họ đánh giá sự phối hợp giữa các bộ phận trong quản lý chi NSNN cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức thuộc Bộ NN&PTNT mới chỉ dừng lại ở mức độ chấp nhận được. Tiếp đó, 10% số người được hỏi cho rằng cơ chế đánh giá kết quả lao động như hện nay là không thể tạo động lực làm việc cho cán bộ quản lý chi NSNN và 70% số người được hỏi có mức đánh giá trung bình. Trong khi đó, các yếu tố như mức độ trao quyền trong giải quyết công việc và chịu trách nhiệm, cơ sở vật chất và mức độ áp dụng công nghệ thông tin được coi là có ảnh hưởng tích cực đến công tác quản lý chi NSNN cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức tại các các bộ phận ở Văn phòng Bộ NN&PTNT là khi có tỷ lệ đánh giá ở mức tốt và rất tố khá cao, từ 40 đến 90%.

Bảng 4.24. Kết quả đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức thuộc Bộ NN&PTNT

STT Tiêu chí

Kết quả đánh giá (%) Rất

tốt Tốt Trung bình Kém

I Cán bộ công tác tại Văn phòng Bộ NN&PTNT (n=10)

1 Tổ chức phối hợp giữa các bộ phận 10,00 20,00 50,00 20,00 2 Quyền chủ động trong công việc (trao quyền và chịu trách nhiệm) 10,00 50,00 30,00 10,00 3 Dụng cụ, thiết bị, phòng làm việc 10,00 30,00 60,00 0,00 4 Mức độ áp dụng công nghệ thông tin để giải quyết công việc 40,00 50,00 10,00 0,00 5 Đánh giá kết quả lao động (năng lực) 10,00 10,00 70,00 10,00

II Cán bộ công tác tại các đơn vị đào tạo (n=20)

1 Tổ chức phối hợp giữa các bộ phận 10,00 20,00 60,00 10,00 2 Quyền chủ động trong công việc (giao quyền và chịu trách nhiệm) 15,00 25,00 50,00 10,00 3 Dụng cụ, thiết bị, phòng làm việc 15,00 15,00 45,00 35,00 4 Mức độ áp dụng công nghệ thông tin để giải quyết công việc 15,00 65,00 15,00 5,00 5 Đánh giá kết quả lao động (năng lực) 10,00 15,00 60,00 15,00

III Giảng viên (n=20)

1 Sự thuận tiện trong thanh toán tiền thù lao 0,00 10,00 45,00 45,00 2 Dụng cụ, thiết bị dùng cho giảng dạy 0,00 25,00 40,00 35,00

IV Học viên (n=40)

1 Sự thuận tiện trong thanh toán tiền hỗ trợ 0,00 7,50 45,00 47,50 2 Vật tư, thiết bị hỗ trợ cho học tập 0,00 20,00 50,00 30,00

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra (2017).

Tại các cơ sở đào tạo, các yếu tố được coi là nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý chi NSNN cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức thuộc Bộ NN&PTNT là điều kiện cơ sở vật chất, cơ chế đánh giá kết quả lao động và sự phối hợp giữa các bộ phận trong quản lý chi NSNN. Tỷ lệ số người được hỏi đánh giá ở mức độ kém đối với điều kiện cơ sở vật chất, cơ chế đánh giá kết quả lao động và sự phối hợp giữa các bộ phận trong quản lý chi NSNN

cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức lần lượt là 35%, 15% và 10%. Tương tự như ở các bộ phận tại Văn phòng bộ, cán bộ tài chính – kế toán ở các đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo cũng đánh giá mức độ áp dụng công nghệ thông tin cao có ảnh hưởng rất tích cực đến hiệu quả công tác quản lý chi NSNN cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức thuộc Bộ NN&PTNT.

Trong khi đó, kết quả đánh giá của các đối tượng là giảng viên và học viên đối với công tác quản lý chi NSNN cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức thuộc Bộ NN&PTNT đều cho thấy sự phức tạp của các thủ tục thanh toán và trang thiết bị, vật tư phục vụ cho hoạt động dạy và học đang là những rào cản ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo. Rõ ràng, chất lượng công tác quản lý chi NSNN cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức thuộc Bộ vẫn chưa hoàn thiện khi cả hai đối tượng chính trong hoạt động đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức là “thầy” và “trò” đều có tỷ lệ đánh giá ở mức độ kém trong khâu thanh toán và các điều kiện vật chất kỹ thuật và vật tư cho thực hành thực tập đều rất cao, từ gần 29% đến 46%.

4.3.1.3. Cơ sở vật chất

Bên cạnh bộ máy quản lý được kiện toàn về chuyên môn, nghiệp vụ thì yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục là cơ sở vật chất như: như máy móc thiết bị, phần mềm quản lý ngân sách, phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp đã được trang bị đầy đủ để đảm bảo công tác quản lý chi….. Song bên cạnh đó, tính bất cập trong việc áp dụng các phần mềm luôn luôn có sự cập nhật nâng cao các phần mềm quản lý, khi phần mềm này đưa vào sử dụng chưa được thành thạo đã được thay bằng phần mềm mới nên đã tạo ra nhiều mặt hạn chế trong việc áp dụng quản lý bằng phần mềm tại các đơn vị đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)