Đánh giá kết quả công tác quản lý chi nsnn cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 79 - 84)

ĐVT: %

Nhận định đúng Rất Đúng Chưa đúng

Kịp thời tham mưu cho Bộ chỉnh sửa hoặc bổ

sung chính sách quản lý NSNN 17,50 68,33 14,17 Phát hiện những bất cập, hạn chế trong

sử dụng NSNN 23,33 74,17 2,50 Giúp thu hồi tiền, tài sản về cho NSNN 22,50 75,83 1,67 Giúp các đơn vị đào tạo thực hiện đúng quy định 19,17 80,83 - Thúc đẩy tiến độ thực hiện công tác đào tạo 16,67 73,33 10,00 Đảm bảo thực hiện chi NSNN thống nhất, hiệu quả 12,50 79,17 8,33

Nguồn: Kết quả khảo sát (2017)

4.2.4. Đánh giá kết quả công tác quản lý chi NSNN cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức Bộ NN&PTNT bộ công chức Bộ NN&PTNT

4.2.4.1. Ưu điểm

Kết quả phân tích ở trên đã cho thấy về cơ bản công tác quản lý chi NSNN cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức thuộc Bộ NN&PTNT đã đảm bảo đúng quy định của Nhà nước về nội dung chi và định mức chi. Bộ NN&PTNT đã thực hiện rà soát, chỉnh sửa bổ sung và xây dựng mới các văn bản hướng dẫn quản lý chi NSNN cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức dể đảm bảo sự đồng bộ, nhất quán trong việc thực hiện. Ngoài ra, Bộ cũng đã thực hiện phân giao chức năng, nhiệm vụ khá rõ cho các bộ phận thuộc Bộ để thực hiện quản lý chi NSNN cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức trên cơ sở đảm bảo tính hiệu quả, tiết kiệm.

Việc lập kế hoạch và phân giao dự toán và phê duyệt dự toán chi tiết sử dụng kinh phí cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức thuộc Bộ được thực hiện ngay từ đầu năm, đảm bảo kịp thời hạn cho việc triển khai các nhiệm vụ đào tạo của các đơn vị. Trong khâu chấp hành dự toán, Bộ NN&PTNT đã có các hoạt động kiểm tra giữa kỳ tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo và sử dụng kinh phí. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, Bộ đã có các điều chỉnh, bổ sung kịp thời về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đào tạo và dự toán kinh phí để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đào tạo hàng năm trên cơ sở đảm bảo chất lượng. Đối với các nhiệm vụ

đào tạo không thể thực hiện được, Bộ đã có các quyết định thu hồi nộp ngân sách kịp thời, tránh tình trạng sử dụng lãng phí NSNN.

Đối với khâu quyết toán kinh phí, Bộ NN&PTNT cũng đã thực hiện tốt công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra với kết quả thẩm phê duyệt tra quyết toán của Bộ không có sự sai lệch đối với số đề nghị quyết toán của các đơn vị. Điều này cũng cho thấy chất lượng công tác quản lý chi NSNN ở các đơn vị đào tạo được thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc và đảm bảo đúng quy định của Nhà nước về nội dung và định mức chi.

- Nhìn chung các đơn vị theo dõi dự toán chặt chẽ, đảm bảo chi đúng dự toán được cấp có thẩm quyền giao, không có trường hợp chi vượt dự toán. Các chế độ, chính sách NN ban hành được các dơn vị tuân thủ, các khoản chi được các đơn vị quan tâm giải quyết kịp thời trong phạm vi dự toán được giao. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động ngày càng được tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, các đơn vị đã ban hành quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý tài sản công, thông qua đó để quản lý, điều hành chi tiêu chặt chẽ, công khai, dân chủ trong đơn vị, kinh phí được sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích.

- Việc quản lý tài chính tại các đơn vị nói chung chặt chẽ thông qua công tác kế toán, theo dõi vá quyết toán ngân sách hàng năm tại các đơn vị. Hầu hết các đơn vị chấp hành chế độ kế toán quy định: Từ khâu lập chứng từ, hạch toán kế toán, vào sổ kế toán, lập báo cáo kế toán và quyết toán ngân sách. Các đơn vị thực hiện chương trình kế toán trên máy vi tính nên chất lượng về sổ sách kế toán và báo cáo quyết toán đáp ứng yêu cầu, thời gian quy định,

- Nhiều đơn vị đã khắc phục được một số tồn tại của các năm trước về công tác hạch toán kế toán. Trong quá trình thực hiện chi, hầu hết các đơn vị thực hiện theo dự toán đã được phân bổ đầu năm. Những ưu điểm trên đây cũng được đánh giá thông qua việc thẩm định quyết toán và thanh, kiểm tra hàng năm.

4.2.4.2. Nhược điểm

Bên cạnh những mặt tích cực, công tác quản lý chi NSNN cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức thuộc Bộ NN&PTNT còn tồn tại nhiều bất cập. Cụ thể như sau:

* Đối với khâu lập dự toán:

Hiện nay, các đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo vẫn còn tình trạng chậm tiến độ trong việc lập và trình dự toán chi tiết sử dụng kinh phí để Bộ NN&PTNT

phê duyệt. Ngoài ra, một số nhiệm vụ đào tạo cán bộ công chức do lập kế hoạch chậm hoặc do điều chỉnh kế hoạch nên đến gần cuối năm mới được phê duyệt dự toán chi tiết sử dụng kinh phí. Chính điều này đã gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng kinh phí cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức do thiếu chủ động trong việc mở lớp, chương trình đào tạo, thời gian học…

* Đối với khâu chấp hành dự toán:

Tính hiệu quả của việc sử dụng NSNN cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức lại chưa đảm bảo do một số nhiệm vụ đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức không thực hiện được hoặc chỉ thực hiện được một phần và phải nộp lại kinh phí cho NSNN. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do các đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo dự báo không sát nhu cầu đào tạo nên số thực tế tuyển sinh ít hơn so với dự kiến. Trong khi đó, nhu cầu đào tạo ở một số nhiệm vụ khác cấp bách hơn nhưng lại không bố trí đủ kinh phí để thực hiện, dẫn đến vẫn còn tình trạng cán bộ công chức chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Hạn chế của khâu chấp hành dự toán còn thể hiện ở sự phức tạp của các thủ tục thanh toán và định mức chi mua trang thiết bị, vật tư phục vụ cho hoạt động dạy vẫn còn thấp.

- Chứng từ kế toán: Nhiều đơn vị còn thiếu sót trong việc sử dụng chứng từ, lập chứng từ, kiểm soát chứng từ nên khi kiểm tra, xét duyệt quyết toán còn một số chứng từ chưa đảm bảo quy định như: dùng bảng kê thanh toán mua vật tư, hàng hoá chưa đúng mẫu quy định; Chứng từ thiếu các chữ ký theo quy định; Quyết toán chi tập huấn thiếu giấy triệu tập, thiếu danh sách học viên tham gia lớp đào tạo tập huấn; Chứng từ quyết toán văn phòng phẩm không theo thực tế sử dụng mà theo chứng từ thanh toán kèm hoá đơn mua hàng; Vẫn còn có đơn vị lập chứng từ chưa đúng mẫu quy định tại chế độ kế toán.

- Thủ trưởng đơn vị chưa quan tâm và chưa có biện pháp kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác kế toán tại đơn vị (như việc chấp hành chế độ báo cáo tài chính, thực hiện các kiến nghị về chuyên môn của cơ quan tài chính qua công tác kiểm tra...) có những lúc chưa tạo điều kiện về thời gian cho kế toán tập trung vào chuyên môn khi cần thiết;

- Trình độ nghiệp vụ của một số kế toàn còn hạn chế, lại không chịu khó tư duy, làm việc thụ động, chưa phát huy hết chức năng tham mưu cho lãnh đạo trong công tác quản lý tài chính của đơn vị;

- Cá biệt có kế toán đơn vị thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc, để cơ quan tài chính đôn đốc nhắc nhở nhiều trong việc chấp hành chế độ kế toán nhất là việc chấp hành chế độ báo cáo quý, năm.

- Về chi ngân sách:

Qua kiểm tra, xét duyệt quyết toán hàng năm một số đơn vị còn có nội dung chi chưa đúng quy định như: Chi trả chế độ thù lao cho giảng viên, báo cáo viên chưa đúng với số ngày lên lớp, chi khoán công tác phí, tàu xe chưa có giấy đi đường, chi thuê xe đi tham quan thực tế chưa căn cứ vào nhu cầu của học viên cũng như chưa khảo sát địa điểm tham quan thực tế gắn với nội dung của khóa đào tạo bồi dưỡng, tập huấn, thuê khoán cán bộ quản lý lớp học chưa đúng quy định về thanh toán công ngoài giờ, phân bổ tiền chi phí quản lý vào chi phí bộ máy còn chưa được quy định rõ trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Về quy chế chi tiêu nội bộ: Nhìn chung các đơn vị đã xây dựng quy chế đào tạo trong quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định, tuy nhiên, vẫn còn nhiều nội dung chưa xây dựng chi tiết như quy định về công ngoài giờ của cán bộ quản lý lớp học, phân bổ tiền lương, điện nước và chi hoạt động thường xuyên từ chi phí quản lý lớp học.

Một số nội dung trong dự toán năm thực hiện còn chậm, thường tập trung hồ sơ thanh toán vào cuối năm như: do đó dẫn đến một số ít nội dung triển khai chậm, không thực hiện được trong năm nên để tồn dư kinh phí. Nhiều đơn vị chưa quán triệt về quy chế quản lý và điều hành ngân sách, nên mỗi khi phát sinh nhiệm vụ chi đã không chủ động bố trí sắp xếp từ đó dẫn đến chậm trễ trong việc triển khai nhiệm vụ của đơn vị.

* Đối với khâu thanh tra, kiểm tra việc sử dụng NSNN cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức thuộc Bộ NN&PTNT:

Hiện nay, Bộ NN&PTNT mới chỉ thực hiện thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra hồ sơ báo cáo của các đơn vị và ra quyết định điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đào tạo; điều chỉnh, bổ sung dự toán NSNN cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức thuộc Bộ NN&PTNT. Do vậy, có thể nói công tác kiểm tra đối với việc sử dụng NSNN cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức thuộc Bộ NN&PTNT chưa được thực hiện một cách đầy đủ và sâu sát.

* Công tác tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN cho đào tạo, bồi dưỡng:

Kết quả phân tích của đề tài cho thấy sự phối hợp giữa các bộ phận trong quản lý chi NSNN cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức ngắn hạn thuộc Bộ

NN&PTNT còn đang có nhiều bất cập, gây ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý chi NSNN. Sự bất cập này thể hiện ở cả các bộ phận liên quan đến quản lý chi NSNN cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức tại Văn phòng Bộ NN&PTNT và cả ở các đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo.

Công tác quản lý chi NSNN cho đào tạo ngắn hạn cán bộ, công chức Bộ NN&PTNT của các đơn vị đào tạo được Bộ NN&PTNT giao được đánh giá thông qua số liệu tổng hợp ở Bảng 4.22. Theo đó, việc xây dựng dự toán ở một số đơn vị thực hiện chậm, còn lúng túng trong xác định đối tượng và định mức chi chưa rõ. Cụ thể, một số khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý như nội dung chi chịu sự điều chỉnh bởi nhiều quy định với tỷ lệ đánh giá đúng là 62,5% và 17,5% ý kiến đánh giá là rất đúng, giá cả hàng hóa biến động có 68,33 % ý kiến đánh giá là đúng và giá nhân công thường xuyên thay đổi có 70% ý kiến đánh giá đúng và 15% ý kiến đánh giá rất đúng. Và do việc lập dự toán của các cơ sở chưa dự tính chính xác số tiền sẽ sử dụng trong năm theo từng mục chi, do vậy vẫn còn tình trạng phải điều chỉnh dự toán vào cuối niên độ. Bên cạnh đó, việc xây dựng dự toán cho các chương trình mục tiêu có khuynh hướng chung là xây dựng cao hơn mức thực tế dẫn đến tình trạng không sử dụng kinh phí cho các chương trình, gây thất thoát đối với NSNN gây khó khăn cho công tác quản lý đối với cơ quan quản lý.

Bảng 4.22. Đánh giá về những khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý chi NSNN cho đào tạo ngắn hạn cán bộ, công chức Bộ NN&PTNT

Nhận định

Đúng Chưa đúng Sai Số ý

kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Do quy định về quản lý ngân sách

thường xuyên thay đổi 49 40,83 41 34,17 30 25,00 Một nội dung chi chịu sự điều chỉnh

bởi nhiều quy định 96 80,00 19 15,83 5 4,17 Giá cả hàng hóa biến động 97 80,83 20 16,67 3 2,50 Giá nhân công thường xuyên thay đổi 102 85,00 17 14,17 1 0,83 Trình độ, năng lực của kế toán các

đơn vị hạn chế 56 46,67 37 30,83 27 22,50 Nguyên nhân khác 112 93,33 8 6,67 0 0,00

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)