sách cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức
Trên cơ sở tổng hợp kinh nghiệm từ các cơ quan bộ, ngành, một số bài học thực tiễn về quản lý chi ngân sách cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức được rút ra cho Bộ NN&PTNT như sau:
- Trước hết, cần xây dựng kế hoạch ĐTBD tổng thể theo từng giai đoạn trên cơ sở quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của Bộ NN&PTNT nhằm đạt được mục tiêu chung của Bộ NN&PTNT, của ngành. Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch chi tiết hàng năm trên cơ sở kế hoạch tổng thể đã phê duyệt và hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Từ đó xác định các nhiệm vụ đào tạo ưu tiên, tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện các nhiệm vụ đó.
- Thứ hai, bố trí nguồn kinh phí cho nhiệm vụ xây dựng chương trình, tài liệu ĐTBD có chuyên môn sâu là rất quan trọng, đảm bảo chương trình được xây dựng sát với thực tiễn, phù hợp với đặc điểm chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu đối với người học cũng như của các cơ quan, đơn vị quản lý sử dụng cán bộ công chức.
- Thứ ba: Ưu tiên nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính trong kế hoạch ngân sách hàng năm để phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; tăng cường hợp tác quốc tế để tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài cả về tài chính và các kiến thức mới về khoa học công nghệ, quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Huy động các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, nguồn viện trợ, tài trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, trong đó, đặc biệt coi trọng các nguồn đóng góp của các cơ quan đơn vị cử cán bộ, công chức đi đào tạo và cá nhân người học.
- Thứ tư, xây dựng các quy định chế độ tài chính để quản lý nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Bộ NN&PTNT cũng như của ngành.
- Thứ năm, để đảm bảo việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí cho công tác ĐTBD của Bộ NN&PTNT được hiệu quả, tiết kiệm thì cần chú trọng đến đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các Vụ chức năng của Bộ NN&PTNT và nhất là đội ngũ kế toán tại cơ sở đào tạo của Bộ NN&PTNT.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Thông tin chung Bộ NN& PTNT
- Tên gọi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Địa chỉ: Số 2 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) được thành lập từ năm 1995 trên cơ sở hợp nhất 3 bộ: Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm; Lâm nghiệp và Thuỷ lợi. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XII đã nhất trí thông qua nghị quyết về cơ cấu, tổ chức mới của Bộ NN&PTNT. Bộ NN&PTNT là cơ quan trực thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện tư cách đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. Bộ NN&PTNT có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về việc phát triển ngành nông nghiệp và nông thôn một cách bền vững, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gắn chặt hơn nữa sự phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và thuỷ lợi với việc phát triển nông thôn là địa bàn sinh sống của gần 70 triệu dân, chiếm gần 2/3 dân số cả nước.
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là Bộ Canh nông, thành lập ngày 14 tháng 11 năm 1945, trên cơ sở Nha Nông-Mục-Thủy lâm thuộc Bộ Kinh tế quốc gia. Sau khi kiểm soát hoàn toàn miền Bắc, tháng 2 năm 1955, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập Bộ Nông lâm, thay cho Bộ Canh nông cũ. Đến cuối năm 1960 tách Bộ Nông lâm thành 4 tổ chức: Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường, Tổng cục Thủy sản và Tổng cục Lâm nghiệp. Đến tháng 12 năm 1969, Bộ Lương thực và Thực phẩm được thành lập trên cơ sở hợp nhất Tổng cục Lương thực với ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm tách từ Bộ Công nghiệp nhẹ ra.
Ngày 1 tháng 4 năm 1971, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phê chuẩn việc thành lập Ủy ban Nông nghiệp Trung ương trên cơ
sở hợp nhất Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường và Ban quản lý hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.
Năm 1976, Ủy ban Nông nghiệp Trung ương được đổi tên lại thành Bộ Nông nghiệp với Bộ trưởng là ông Võ Thúc Đồng. Đồng thời, Bộ Hải sản cũng được thành lập trên cơ sở của Tổng cục Thủy sản, do Phó thủ tướng Võ Chí Công kiêm Bộ trưởng; và Bộ Lâm nghiệp được thành lập trên cơ sở của Tổng cục Lâm nghiệp, do ông Hoàng Văn Kiểu làm Bộ trưởng.
Tháng 1 năm 1981, Bộ Lương thực và Thực phẩm giải thể, thành lập 2 Bộ mới là Bộ Lương thực và Bộ Công nghiệp Thực phẩm. Đến tháng 7 cùng năm, Bộ Thủy sản được thành lập trên cơ sở Bộ Hải sản.
Ngày 16 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Nhà nước ra Nghị quyết số 782/NQ-HĐNN7 về việc thành lập Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm trên cơ sở sáp nhập 3 Bộ: Nông nghiệp, Lương thực và Công nghiệp thực phẩm.
Từ ngày 3/10-28/10/1995, tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá 9 thông qua Nghị định về việc thành lập Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở hợp nhất 3 Bộ: Bộ Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và Bộ Thủy lợi. Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Quốc hội Việt Nam ra Nghị quyết nhập Bộ Thủy sản vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
3.1.3. Khái quát chức năng nhiệm vụ của Bộ NN&PTNT
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
3.1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ NN&PTNT
Các đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, gồm Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính, Vụ Khoa học công nghệ, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Quản lý doanh nghiệp; 13 Cục chuyên ngành gồm: Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y, Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối, Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm, Cục Thuỷ lợi, Cục Quản lý đê điều và phòng, chống, lụt bão, Cục Quản lý xây dựng công trình, Cục
Kinh tế Hợp tác và phát triển nông thôn, Cục Quản lý chất lượng và vệ sinh an toan thực phẩm Nông Lâm Thủy sản. Ngoài ra còn có Thanh tra, Văn phòng Bộ.
Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ: Trung tâm Tin học và Thống kê; Trung tâm Khuyến nông quốc gia; Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Báo Nông nghiệp Việt Nam; Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các viện nghiên cứu, các trường đại học, trung học, cao đẳng và dạy nghề; các vườn quốc gia, các ban quản lý dự án,…
Cấu trúc tổ chức bộ máy của Bộ NN&PTNT được thể hiện ở Hình 4.1.
Hình 4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ NN&PTNT
Nguồn: Bộ NN&PTNT và tạo bởi tác giả
3.1.5. Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của Bộ NN&PTNT
Hiện nay, Bộ NN&PTNT có 89 cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc, gồm: 06 Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, 09 Cục và tương đương, 03 Tổng cục; 05
Các viện nghiên cứu, học viện, các trường đại học, trung học, cao đẳng và dạy nghề; các vườn quốc gia, các ban quản lý dự án
đơn vị sự nghiệp (Trung tâm Tin học và Thống kê; Trung tâm Quốc gia nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; Trung tâm Khuyến nông quốc gia; Báo Nông nghiệp Việt Nam; Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và 65 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc (các trường, viện, bệnh viện, trung tâm y tế lao động, các ban quản lý dự án, ban quản lý đầu tư và xây dựng, văn phòng SPS Việt Nam).
Trong tổng số công chức, viên chức do Bộ NN&PTNT sử dụng và quản lý, số công chức của Bộ chỉ có 1.584 người chiếm dưới 10% còn lại tuyệt đại bộ phận nhân lực là viên chức chiếm 90,51% với 16.700 người (Bảng 3.1). Trong số công chức do Bộ quản lý, số công chức thuộc khối cơ quan Bộ (các vụ và tương đương) chiếm 23,74% với 376 người, khối Tổng cục chiếm 26,45% với 419 người và khối Cục quản lý chuyên ngành chiếm gần 50% (49,81%) với khoảng 789 người. Nếu tính gộp cả khối Tổng cục và Cục quản lý chuyên ngành thì khối công chức trực thuộc Bộ chiếm trên 76,26% với 1.208 người. Chỉ số trên phản ánh Bộ NN&PTNT quan tâm tới việc tăng cường nhân lực cho quản lý chuyên ngành để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành NN&PTNT do Chính phủ giao và hạn chế sự gia tăng tỷ lệ công chức quản lý chức năng nhằm tinh giảm bộ máy quản lý của Bộ.
Bảng 3.1. Số lượng cán bộ, công chức của Bộ NN&PTNT
Đơn vị
Số lượng và cơ cấu công chức năm 2016
Số lượng và cơ cấu theo định biên của Đề án VTVL So sánh hiện tại với định biên (%) Số lượng
(Người) Cơ cấu (%)
Số lượng
(Người) Cơ cấu (%)
Tổng số 1.584 13,40 2.184 17,87 72,53
Khối cơ quan Bộ 376 23,74 438 20,05 85,84 Khối Tổng Cục 419 26,45 834 38,19 50,24 Khối Cục 789 49,81 912 41,76 86,51
Nguồn: Vụ Tổ chức Cán bộ (2016)
Sự gọn nhẹ của bộ máy quản lý của Bộ NN&PTNT còn thể hiện ở chỉ số so sánh giữa quy mô nhân lực công chức hiện nay của Bộ với quy mô công chức theo yêu cầu công việc trong Đề án vị trí việc làm. Biên chế công chức hiện nay
của Bộ mới chỉ bằng 72,53% so với biên chế định biên trong Đề án vị trí việc làm. Chỉ số này của khối quản lý chức năng (vụ và tương đương) là 85,84%, của khối Cục quản lý chuyên ngành là 86,51% và của khối Tổng chục quản lý chuyên ngành là 50,24%. Điều đó có nghĩa là, so với yêu cầu của khối lượng công việc mô tả trong Đề án vị trí việc làm thì Bộ NN&PTNT còn thiếu 27,47% công chức, trong đó khối Tổng cục thiếu nhiều nhất (49,76%) tiếp đến là khối quản lý chức năng (Vụ và tương đương) thiếu 14,16% và thấp nhất là khối Cục quản lý chuyên ngành, thiếu 13,4%.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin 3.2.1.1. Thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp 3.2.1.1. Thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp
Số liệu và tài liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài nghiên cứu chủ yếu sẽ được tổng hợp từ các bảng phân bổ dự toán của Bộ cho các đơn vị, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức và báo cáo cáo quyết toán kinh phí của các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức thuộc Bộ và biên bản quyết toán kinh phí của Bộ đối với các đơn vị. Ngoài ra, đề tài sẽ tổng hợp thêm các thông tin thứ cấp khác có liên quan đến vấn đề quản lý chi ngân sách nhà nước cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức từ các nguồn khác nhau như công trình nghiên cứu khoa học đã công bố, sách, tạp chí khoa học chuyên ngành và trên Internet.
3.2.1.2. Thu thập số liệu và dữ liệu sơ cấp
Số liệu và dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài sẽ được thu thập bằng cách phỏng vấn chuyên sâu các cán bộ tại bộ phận phân bổ dự toán ngân sách nhà nước cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức tại Bộ NN&PTNT và cán bộ quản lý, kế toán tại các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức thuộc Bộ về các nội dung: (i) quy trình lập và phân bổ dự toán, (ii) chấp hành dự toán chi ngân sách, (iii) tổng hợp và quyết toán kinh phí được giao, (iv) thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về sử dụng ngân sách nhà nước trong đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức, (v) những bất cập trong công tác quản lý chi ngân sách cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức, và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công
chức thuộc Bộ NN&PTNT. Tổng hợp mẫu điều tra chi tiết cho từng nhóm đối
Bảng 3.2. Số lượng mẫu điều tra
TT Đối tượng phỏng vấn Số lượng
(Người)
1 Cán bộ quản lý chi ngân sách chung của Bộ NN&PTNT 10 2 Cán bộ kế toán của các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ tổ chức
các lớp đào tạo công chức 20 3 Cán bộ phụ trách tổ chức các lớp đào tạo (cán bộ phòng ban đào tạo) 30 4 Giảng viên, báo cáo viên cho các lớp đào tạo ngắn hạn công chức của
Bộ NN&PTNT 20
5 Công chức đã từng được đào tạo ngắn hạn 40
Tổng số 120
Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)
Đối với các đối tượng như cán bộ quản lý chi ngân sách chung của Bộ NN&PTNT thì chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu để lấy ý kiến về các hoạt động quản lý chi ngân sách cho đào tạo ngắn hạn công chức, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách cho đào tạo ngắn hạn công chức thuộc Bộ NN&PTNT.
Đối với cán bộ kế toán của các đơn vị thực hiện nhiệm vụ đào tạo ngắn han công chức của Bộ NN&PTNT thì chúng tôi sẽ tiến hành thiết lập bảng hỏi có sẵn và các nội dung mở để phỏng vấn định lượng và phỏng vấn sâu các nội dung liên quan đến quản lý chi ngân sách nhà nước cho đào tạo ngắn hạn công chức như các nội dung dự toán chi, chấp hành dự toán chi và quyết toán chi trong quản lý chi ngân sách cho đào tạo ngắn hạn công chức; đánh giá về hoạt động quản lý chi ngân sách đào tạo ngắn hạn công chức thuộc Bộ NN&PTNT và những vấn đề đang bất cập trong dự toán chi, chấp hành dự toán chi, quyết toán và quản lý chi ngân sách cho đào tạo công chức; bên cạnh đó còn thu thập các thông tin liên quan đến kiểm tra giám sát trong các hoạt động chi ngân sách của các lớp đào tạo ngắn hạn công chức thuộc Bộ NN&PTNT trong thời gian qua.
Đối với cán bộ, giáo viên và công chức thuộc Bộ NN&PTNT đã từng được đào tạo ngắn hạn chúng tôi sẽ tiến hành thiết lập bảng hỏi có sẵn để phỏng vấn và thu thập các thông tin liên quan đến các hoạt động chi, các nội
dung chi có hợp lý, phù hợp và các vấn đề bất cập trong quản lý chi của các lớp đào tạo ngắn hạn công chức thuộc Bộ NN&PTNT.
3.2.2. Phương pháp xử lý
Số liệu phục vụ cho phân tích các nội dung trong đề tài sẽ được tổng hợp và nhập vào máy vi tính, sau đó sử dụng phần mềm thống kê chuyên dụng Excel để xử lý, phân tổ.
3.2.3. Phương pháp phân tích 3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả 3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này sẽ được sử dụng để phản ánh tình hình đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức thuộc Bộ NN&PTNT qua các năm. Mặt khác, nó cũng sẽ được dùng để mô tả số liệu liên quan đến thực trạng công tác quản lý chi