Thực tiễn công tác quản lý chi ngân sách cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 42 - 45)

công chức ở các cơ quan Bộ, ngành và địa phương trong và ngoài nước 2.2.2.1. Kinh nghiệm của Bộ Tài chính

Theo báo cáo tổng hợp của Đề án đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức ngành tài chính (Bộ Tài chính, 2012), chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành tài chính nhìn chung được đào tạo cơ bản, có trình độ từ trung cấp trở lên, chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí công việc và do đó, đáp ứng được yêu cầu công việc. Mặc dù chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của toàn ngành đã được nâng lên khá rõ rệt trong những năm vừa qua nhưng lại phân

bố không đồng đều giữa khối quản lý nhà nước, sự nghiệp và khối doanh nghiệp. Báo cáo tổng hợp của Đề án cũng đã chỉ rõ hạn chế lớn nhất đối với đội ngũ công chức, viên chức ngành tài chính hiện nay chính là tính chuyên nghiệp chưa cao, nhất là đối với công chức thuộc hệ thống ở các địa phương; kỹ năng và phương pháp thực hiện nhiệm vụ còn hạn chế, chưa thực sự biết việc và mức độ mẫn cán với công việc được giao chưa cao; các kỹ năng quản lý, kỹ năng thực hành công việc còn thiếu và yếu dẫn đến chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính.

Báo cáo tổng hợp của Đề án đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức ngành tài chính (Bộ Tài chính, 2010) cũng đã xác định rõ các nguồn kinh phí chi cho hoạt động đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức ngành tài chính, bao gồm: nguồn kinh phí khoán cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ đào tạo; nguồn kinh phí từ các dự án/đề tài trong và ngoài nước; nguồn kinh phí do các tổ chức, cá nhân tài trợ; và các nguồn kinh phí khác.

Nhu cầu kinh phí đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức ngành tài chính bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 được xác định khoảng 134 tỷ đồng, trong khi đó nguồn NSNN phân bổ chỉ khoảng 15 tỷ đồng/năm. Để giải quyết vấn đề kinh phí cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức nhằm đảm bảo yêu cầu công việc, Bộ Tài chính đã tăng cường huy động kinh phí từ các nguồn khác ngoài nguồn kinh phí được NSNN phân bổ hàng năm. Mặt khác, Bộ Tài chính cũng đã quan tâm đến vấn đề hiệu quả sử dụng kinh phí cho hoạt động đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức ngành tài chính. Theo đó, Bộ chủ trương đổi mới công tác quản lý hoạt động đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn cán bộ công chức theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, áp dụng internet và công nghệ thông tin trong công tác quản lý đào tạo bồi dưỡng; rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các quy chế đào tạo bồi dưỡng và quản lý học viên cho phù hợp với điều kiện mới, đảm bảo phù hợp với thực tế; tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng với số lượng học viên hợp lý theo từng loại hình cụ thể; thực hiện thăm dò ý kiến của học viên để nắm bắt nhu cầu, điều chỉnh nội dung chương trình giảng dạy và bố trí giảng viên phù hợp, đảm bảo chất lượng; sửa đổi các quy chế, quy định về phân cấp, phối hợp trong hoạt động đào tạo bồi dưỡng giữa các bộ phận/cơ quan trong Bộ nhằm đảm bảo thống nhất, hiệu quả; phân bổ và cấp kinh phí cho các đơn vị để tổ chức công tác đào tạo kịp thời để đảm bảo tiến độ kế hoạch; hướng dẫn các đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo về việc sử dụng kinh phí đúng mục đích và đúng chế dộ quy định.

2.2.2.2. Kinh nghiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Năm 2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được phân bổ 6,5 tỷ đồng thuộc nguồn NSNN dành cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức, trong đó chi cho động đào tạo, bồi dưỡng trong nước là 5 tỷ đồng và đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài là 1,5 tỷ đồng. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nêu trên với việc tập trung vào các nội dung chi: Xây dựng các chương trình bồi dưỡng theo phân cấp; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị; Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước các ngạch chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ; Bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Anh chuyên ngành; Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế; Bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng mềm, bồi dưỡng kiến thức quản lý, lãnh đạo; Bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm quản lý chuyên ngành tại nước ngoài.

Trong quá trình tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tài nguyên và Môi trường gặp một số khó khăn, vướng mắc như sau:

Thứ nhất, nhận thức của một số cán bộ lãnh đạo, quản lý về công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa đầy đủ, toàn diện; chưa quan tâm chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và đề xuất nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của đơn vị; chưa gắn kết chặt chẽ công tác đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch và sử dụng cán bộ; một số đơn vị chưa chủ động chuẩn bị nguồn cán bộ để lựa chọn cử đi đào tạo, bồi dưỡng; thái độ tham gia học tập của một số công chức, viên chức chưa nghiêm, chưa xác định đúng mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng.

Thứ hai, các đơn vị chưa chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức hàng năm của đơn vị hoặc việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa sát thực tế, gây khó khăn trong việc triển khai, thực hiện đối với đơn vị quản lý. Công tác tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo còn hạn chế do hoạt động đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện phân tán ở một số đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; một số đơn vị thực hiện chưa nghiêm Quy chế quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thứ ba, do nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ rất lớn, trong khi kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng rất hạn chế nên việc đào

tạo, bồi dưỡng mới chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt đối với một số nội dung, đối tượng cấp bách mà chưa đáp ứng yêu cầu về lâu dài. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở một số nội dung chậm đổi mới, còn tập trung nhiều vào lý thuyết, ít thực hành, nhiều nội dung còn trùng lặp giữa các lớp bồi dưỡng; các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa huy động được các nguồn kinh phí khác cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức; một số văn bản quy định về định mức chi trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chưa phù hợp với tình hình thực tế đã gây ra khó khăn đối với các cơ sở đào tạo và việc quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Để khắc phục những tồn tại nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện đổi mới cơ chế quản lý tài chính; đa dạng hóa các nguồn lực tài chính để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức: nghiên cứu đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu của các đơn vị và tình hình thực tế; huy động các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, nguồn viện trợ, tài trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Ngoài ra, để sử dụng có hiệu quả kinh phí NSNN cấp cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự để nâng cao hiệu quả hoạt động các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Chỉ đạo thực hiện việc lồng ghép công tác đào tạo, bồi dưỡng với các hoạt động hợp tác quốc tế, khoa học công nghệ; Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa các cơ sở đào tạo của các bộ, ngành và địa phương; Đổi mới căn bản nội dung, chương trình, tài liệu, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức: bổ sung, cập nhật, biên soạn mới các chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý; tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức bảo đảm không trùng lặp, có kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực tiễn; kiến thức tiêu chuẩn ngạch với kỹ năng theo vị trí việc làm; triển khai biên soạn các chương trình bồi dưỡng phù hợp theo từng nhóm vị trí việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách cho đào tạo ngắn hạn cán bộ công chức thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)