Điều kiện tự nhiê nở huyện Lâm Thao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống cây xanh đô thị ở huyện lâm thao và tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 45 - 47)

a. Vị trí địa lý

Lâm Thao là huyện đồng bằng - trung du nằm ở phía Đông của tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp Thị xã Phú Thọ và huyện Phù Ninh, phía Đông giáp Thành phố Việt Trì và huyện Ba Vì (Hà Nội), phía Tây và phía Nam giáp huyện Tam Nông. Huyện có 14 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 2 thị trấn. Trên địa bàn huyện có các tuyến Quốc lộ 32C với chiều dài 14 km nối thông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A; có tuyến đường sắt và cao tốc Nội Bài- Lào Cai chạy qua. Ngoài ra, có 5 tuyến Tỉnh lộ 320, 324, 324B, 324C, 325B có tổng chiều dài 52,5 km và 5 tuyến huyện lộ dài 18,50 km, tuyến đường thủy trên sông Hồng chảy dọc phía Tây trên địa bàn huyện dài 28 km. Với vị trí địa lý, hệ thống giao thông khá thuận lợi nên huyện Lâm Thao là cửa ngõ giữa miền núi và vùng đồng bằng, đồng thời là cửa ngõ quan trọng giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc, có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hoá, khoa học công nghệ giữa các địa phương trong và ngoài huyện, vận chuyển và trung chuyển để tiêu thụ hàng hóa thuận tiện. Đặc biệt với vị trí trên, Lâm Thao đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phân bố các khu công nghiệp và hấp dẫn các dự án đầu tư.

b. Điều kiện địa hình

Lâm Thao nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên có địa hình tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Tây Bắc xuống Đông Nam, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Hồng. Lâm Thao lại là huyện đồng bằng xen đồi thấp duy nhất của tỉnh Phú Thọ và là trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh, có ruộng đồng bằng phẳng, đất đai màu mỡ, địa hình thấp thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt cho cây lúa, rau màu và một số loại đặc sản.

c. Điều kiện khí hậu thủy văn

Lâm Thao nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: Nóng ẩm mưa nhiều chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa bình quân hằng năm 1.720 mm nhưng phân bố không đồng đều.

Mùa mưa: Bắt đầu từ thàng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, lượng mưa lớn, chiếm 85% lượng mưa cả năm. Đặc biệt có những trận mưa rào có cường độ rất lớn kèm theo gió bão từ 3-5 ngày, gây ngập úng cục bộ.

Mùa khô: Lượng mưa ít, chiếm 15% lượng mưa cả năm, có những thời kỳ khô hanh kéo dài gây ảnh hưởng đến vật nuôi, cây trồng trên địa bàn.

Nhiệt độ trung bình năm là 23,40C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,90C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,80C (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và thấp nhất là 13,10C.

Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530-1776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng là tháng 1.

Nhìn chung Lâm Thao có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông với khí hậu khô, lạnh làm cho vụ đông trở thành vụ chính có thể trồng được nhiều cây rau màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu.

d. Tình hình đất đai

Nằm gọn trong đồng bằng châu thổ sông Hồng, huyện Lâm Thao mang những nét đặc trưng của các cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng, bề dày các thành biến đổi theo quy luật trầm tích từ Bắc xuống Nam, càng xuống phía Nam cấu trúc địa chất càng dày hơn phía Bắc.

Đất đai ở Lâm Thao được hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng. Đất đai màu mỡ phù hợp cho nền nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, có khả năng đa dạng hoá sản phẩm. Nhiều diện tích trồng luân canh 3 - 4 vụ một năm. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, việc dồn đổi ruộng đất gặp rất nhiều khó khăn do tính chất nguồn gốc đất đai của từng hộ gia đình (mỗi hộ có nhiều thửa ruộng nhỏ, quy mô hẹp, nằm rải rác), trong khi nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp (khoảng 40- 50 ha); đồng thời, hiện nay vấn đề sở hữu đất đai, cơ chế hỗ trợ, ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư (chi phí hỗ trợ, giá đất, vấn đề bồi thường khi thu hồi đất) chưa cụ thể, dẫn đến việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn ít, chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống cây xanh đô thị ở huyện lâm thao và tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)