Quản lý chất lượng hệ thống cây xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống cây xanh đô thị ở huyện lâm thao và tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 72 - 75)

Việc định danh chính xác tên loài cây phục vụ công tác đánh số cũng đang còn nhiều vấn đề bất cập. Một số tuyến đường tên cây vẫn đang được định loại sai; Việc này không chi gây khó khăn cho việc quản lý, mà còn ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền giáo dục người dân, những người yêu quý và trân trọng bảo vệ cây xanh trên địa bàn huyện. Ngoài ra, việc thiếu thống nhất trong sử dụng bảng tên, sử dụng tên ngắn gọn cũng gây khó khăn cho công tác quản lý và giáo dục công đồng.

Bảng 4.12. Đánh giá về chất lượng giống cây trồng

Mức đánh giá

Lâm Thao (n=30) Tam Nông (n=30) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) 1, Chất lượng giống Tốt 13 43,33 11 36,67 Trung bình 16 53,33 17 56,67 Chưa tốt 1 3,33 2 6,67

2, Kích thước cây giống trồng

Nhỏ 19 63,33 22 73,33

Vừa 8 26,67 8 26,67

Lớn 3 10,00 0 0,00

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019) Việc lựa chọn chủng loại và trồng cây xanh phải mang bản sắc địa phương, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng; đồng thời, phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về sử dụng, mỹ quan, an toàn và vệ sinh môi trường trong suốt thời gian sinh trưởng của cây; không gây hư hỏng nguy hiểm cho các công trình, cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên mặt đất, dưới mặt đất cũng như trên không. Cây xanh trồng trên đường phố phải đáp ứng các tiêu chuẩn: Thân cây thẳng, tán cây cân đối, không sâu bệnh.

Chất lượng giống cây trồng được huyện chọn lựa kỹ càng từ các trung tâm cây trồng của huyện nên giống cây tương đối tốt, tỷ lệ sống khá cao. Tỷ lệ người dân đánh gia chất lượng giống tốt chiếm 43,33% người dân huyện Lâm Thao và 36,67% người dân ở huyện Tam Nông. Kích thước giống cây trồng nhỏ chiếm 63,33% người dân huyện Lâm Thao đánh giá và 73,33% người dân ở huyện Tam Nông đánh giá.

Quy trình đánh số: Bảng tên và số cây được quy định thống nhất như sau:

+ Đối với cây cổ thụ, cây cần bảo tồn: Bảng số và tên cây được làm bằng chất liệu bền không sét sỉ, nền màu xanh, số và tên cây màu trắng, bảng số có kích thước 20cm x 12cm, được gắn ở độ cao ≥ 2,5m so với mặt đất).

+ Đối với cây xanh thông thường: Số của cây được đánh theo thứ tự lớn dần (từ đầu đường, phố đến cuối cuối đường, phố) theo từng đường, phố hoặc khu vực. Việc đánh số cây phải đảm bảo mỹ quan, văn minh đô thị. Biển số được làm với chất liệu bền không sét sỉ, nền màu xanh, số màu trắng, bảng số có kích thước 10cm x 7cm, được gắn ở độ cao ≥ 2,5m so với mặt đất

Chi phí đánh số: Trên cơ sở dự toán kinh phí lắp mới và duy tu bảo dưỡng do Ban Quản lý công trình công cộng phối hợp với Phòng Tài Chính - Kế hoạch 2 huyện Lâm Thao và Tam Nông đề nghị, Hội đồng nhân dân cấp huyện là cơ quan phê duyệt nguồn kinh phí trên. Việc thanh quyết toán nguồn kinh phí trên theo quy định tài chính hiện hành.

Bảng 4.13. Số lượng cây xanh được đánh số ở huyện Lâm Thao và huyện Tam Nông

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1. Huyện Lâm Thao

Tổng số cây xanh đô thị Cây 177.919 210.680 275.310

Số cây xanh được đánh số Cây 3.568 4.259 4.825

Tỷ lệ cây được đánh số % 35,85 38,61 41,08

Số cây được treo biển Cây 1.354 1.598 1.785

Tỷ lệ cây được treo biển % 27,46 29,56 31,28

2. Huyện Tam Nông

Tổng số cây xanh đô thị Cây 210.380 220.580 236.840 Số cây xanh được đánh số Cây 2.895 30.148 31.058

Tỷ lệ cây được đánh số % 27,58 28,95 30,15

Số cây được treo biển Cây 859 950 1.038

Tỷ lệ cây được treo biển % 19,58 20,04 20,85

Theo bảng 4.13 cho thấy tỷ lệ cây được đánh số hiện nay ở huyện Lâm Thao và huyện Tam Nông là còn rất thấp, năm 2017 tại huyện Lâm Thao tỷ lệ cây đánh số chỉ có 41,08%, tỷ lệ cây được treo biển chỉ có 31,28%, còn ở huyện Tam Nông tỷ lệ cây đánh số chỉ có 30,15%, tỷ lệ cây được treo biển chỉ có 20,85%.

Quản lý cắt tỉa đốn hạ và thay thế cây xanh bóng mát

Công tác quản lý và thực hiện cắt tỉa tạo tán cho hệ thống cây xanh đường phố đang là một thách thức lớn cho các đơn vị quản lý cây xanh. Mặc dù, quy trình cắt sửa và chặt hạ cây bóng mát đã được xây dựng, ban hành và áp dụng từ năm 2010; nhưng các tiêu chí và yêu cầu kỹ thuật cắt sửa cành không cụ thể và chi tiết. Chính vì vậy công tác cắt tỉa tạo tán cây xanh đường phố chưa đảm bảo quy trình kỹ thuật, mới đảm bảo an toàn cho người dân nhưng chưa đảm bảo chất lượng về không gian kiến trúc cảnh quan, chưa quan tâm và không đáp ứng được các yêu cầu về độ cao khống chế, hình khối cây xanh cho từng không gian đô thị và đặc trưng của từng tuyến phố. Chính vì vậy, cây xanh nhiều tuyến phố chưa được cắt tỉa đảm bảo độ cao dưới cành. Nếu được cắt tỉa sau này không chỉ ảnh hưởng đến hình thái tán mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển cây xanh.

Bảng 4.14. Hoạt động tưới nước, cắt tỉa cảnh, tạo tán và thay thế cây xanh

Diễn giải ĐVT Huyện

Lâm Thao

Huyện Tam Nông

Tưới cây Lần/tháng 10 8

Tần suất cắt tỉa cành Đợt/năm 1 1

Tỷ lệ cây được tạo tán % 76,54 68,49

Số cây xanh được thay thế Cây/năm 218 195

Chi phí cắt tỉa cành Trđ/năm 485,65 407,92

Chi phí thay thế Trđ/năm 356,28 327,48

Nguồn: Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Lâm Thao, huyện Tam Nông (2018) Ban quản lý đô thị huyện Lâm Thao và Tam Nông đã làm tốt công tác chăm sóc, cắt tỉa, tạo tán cân đối những cây xanh ở huyện. Ban quản lý có kế hoạch chăm sóc định kỳ, kiểm tra và xác định tình trạng phát triển của cây để có các biện pháp theo dõi, bảo vệ và xử lý kịp thời các tác động ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Những cây lâu năm, nhiều cành khô thường xuyên được cắt cành khô, gỡ phục sinh, hạn chế nguy cơ rủi ro cây gẫy đổ mùa mưa bão. Tuy nhiên, công tác chăm sóc cây xanh còn gặp nhiều khó khăn do một số hộ dân có

nhà ở mặt đường muốn có mặt bằng rộng để kinh doanh vẫn có những hoạt động “bức tử” đối với các cây xanh được trồng trước cửa nhà như: đẽo vỏ, đổ muối, thuốc trừ sâu... vào gốc cây để cây chết hay tự ý tỉa cành, chặt và trồng cây khác khi chưa được sự đồng ý của chính quyền địa phương.

Bảng 4.15. Đánh gia của người dân về tình hình chăm sóc cây xanh đô thị

Chỉ tiêu

Lâm Thao (n=30) Tam Nông (n=30) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) 1, Số lần tưới Ít 17 56,67 25 83,33 Trung bình 11 36,67 4 13,33 Nhiều 2 6,67 1 3,33 2, Số lần cắt tỉa, tạo tán Ít 10 33,33 16 53,33 Trung bình 12 40,00 13 43,33 Nhiều 8 26,67 1 3,33 3, Kiểm tra dịch bệnh Ít 25 83,33 27 90,00 Trung bình 5 16,67 3 10,00 Nhiều 0 0,00 0 0,00

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019) Theo kết quả của bảng 4.15 đánh giá của người dân về tình hình chăm sóc cây xanh đô thị thì hiện nay công tác chăm sóc cây trên địa bàn huyện Lâm Thao và huyện Tam Nông người dân đánh giá thấp. Số lần tưới có 56,67% người dân huyện Lâm Thao đánh giá ít tưới, và 83,33% người dân ở huyện Tam Nông đánh giá là ít tưới. Số lần cắt tỉa, tạo tán và kiểm tra dịch bệnh người dân đánh giá là ít, không thường xuyên. Như vậy, Ban quản lý đô thị cần quan tâm hơn nữa công tác chăm sóc, cắt tỉa cây xanh đô thị hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống cây xanh đô thị ở huyện lâm thao và tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)