Quản lý thiết kế thi công hệ thống cây xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống cây xanh đô thị ở huyện lâm thao và tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 67 - 72)

Quy trình thiết kế và thi công cây xanh bóng mát trên các tuyến đường chưa hợp lý, thường đi sau so với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác đã được triển khai hoàn chỉnh; định vị hệ thống cây xanh không đảm bảo yêu cầu và có sự chồng chéo giữa các hệ thống kỹ thuật. Rất khó hình dung hoạt động của các công trình ngầm. Bên cạnh đó, khả năng quản lý và lưu trữ hồ sơ không đảm bảo dẫn đến việc chồng lấn giữa các hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

Quy cách hố trồng trên các tuyến đường hiếm khi đạt tiêu chuẩn; thậm chí gốc còn bị bịt kín để phục vụ cho các hoạt động của cư dân địa phương; nhiều nơi, hố trồng gần như nằm sát vỉa hè. Nhiều tuyến đường, người dân còn tận dụng khoảng xanh hiếm hoi trong hố trồng cây để tăng gia sản xuất rau sạch hoặc cây cảnh thân bò. Hoạt động này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan đường phố.

Bảng 4.6. Thiết kế - thi công hệ thống cây xanh ở huyện Lâm Thao và Tam Nông

ĐVT: %

Chỉ tiêu

Lâm Thao Tam Nông Thiết kế (m) Thực hiện (m) TH/TK (%) Thiết kế (m) Thực hiện (m) TH/TK (%)

Khoảng cách giữa các cây 5,00 5,00 100,00 5,00 5,00 100,00 Chiều rộng hố trồng 1,00 0,85 85,00 1,00 0,90 90,00 Chiều sâu hố trồng 0,85 0,80 94,12 1,00 0,75 75,00 Khoảng cách từ hố trồng

đến vỉ hè 1,25 1,05 84,00 1,20 1,00 83,33

Nguồn: Phòng kinh tế hạ tầng huyện Lâm Thao và huyện Tam Nông (2018) Thông thường, đối với các đường trục quốc lộ có vỉa hè rộng trên 3m, mặt đường trên 18 m và đường đôi hai chiều có thể bố trí một hàng cây bụi thấp ở giữa, trên mỗi vỉa hè trồng một hàng cây. Cách bố trí này sẽ tăng khả năng che chắn giữa các hàng cây, vừa trồng được nhiều cây, vừa đẹp mắt. Đối với đường đôi hai chiều, vỉa hè hẹp dưới 3m thì nên bố trí một hàng ở chính giữa mặt đường, còn vỉa hè trồng cây bụi thấp. Đối với các đường rộng dưới 12m, bố trí một hàng cây trên mỗi vỉa hè, nếu vỉa hè rộng 3m. Còn nếu vỉa hè rộng hơn có thể trồng hai hay nhiều hàng cây. Đối với những đường hẹp, bố trí thế nào để ngọn cây hai bên đường khép thành một vòm cành lá che nắng cho người đi đường và tạo nên một cảnh quan vui mắt. Ở những đoạn đường cong, nơi nhiều đường giáp nhau hai bên đầu cầu, nên dành một khoảng trống, không trồng cây tại mối đường giáp nhau đó để cho lái xe và người đi đường nhìn đường dễ dàng. Khoảng cách an toàn đó rộng hẹp tùy tình hình từng nơi. Nếu đường tốt, mặt đường rộng, xe chạy nhanh thì cần để khoảng cách rộng 100 –150m. Nếu đường xấu hẹp, tốc độ xe chạy chậm thì khoảng cách đó độ 30 – 50m. Trên

khoảng cách an toàn đó có thể trồng cây hàng rào xén, cây bụi thấp có chiều cao dưới 0,5 – 0,6m.

Trong việc trồng cây đường quốc lộ lưu ý phải trồng thẳng hàng song song theo lề đường, không có cây nào chệch ra khỏi hàng để đề phòng tai nạn giao thông. Khoảng cách giữa các cây tùy theo loài cây, mặt đường, … thông thường từ 4 – 6m.

Bảng 4.7. Đánh giá của người dân về thiết kế thi công hệ thống cây xanh đô thị

Chỉ tiêu

Lâm Thao (n=30) Tam Nông (n=30) Phù hợp Chưa phù hợp Phù hợp Chưa phù hợp

Khoảng cách giữa các cây 90,00 10,00 96,67 3,33

Chiều rộng hố trồng 80,00 20,00 93,33 6,67

Chiều sâu hố trồng 63,33 36,67 80,00 20,00

Khoảng cách từ hố trồng

đến vỉa hè 53,33 46,67 36,67 63,33

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019) Theo kết quả bảng 4.7 ta có thể thấy được đánh giá của người dân về thiết kế thi công hệ thống cây xanh đô thị là khá phù hợp về khoảng cách giữa các cây, chiều rộng hố trống, chiều sâu hố trồng, chỉ có khoảng cách từ hố trồng đến vỉa hè còn nhiều người dân đánh giá chưa phù hợp, tại huyện Lâm Thao có 46,67% người dân đánh giá chưa phù hợp, còn ở huyện Tam Nông có 63,33% người dân đánh giá chưa phù hợp. Như vậy, cần xem xét và điều chỉnh lại khoảng cách từ hố trồng đến vỉa hè cho phù hợp hơn.

Bảng 4.8. Thiết kế - thi công công viên ở huyện Lâm Thao và Tam Nông

Chỉ tiêu ĐVT Lâm Thao Tam Nông Thiết kế Thực hiện Thiết kế Thực hiện

Diện tích Ha 3,19 3,14 3,25 2,95

Số lượng cây xanh Cây 1500 1358 1500 1306

Nguồn: Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Lâm Thao và huyện Tam Nông (2018) Trong quá trình phát triển đô thị, để đảm bảo cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan đô thị, chính quyền huyện đã ưu tiên dành quỹ đất công cộng xây dựng công viên, trồng cây xanh tạo cảnh quan..., góp phần phục hồi môi trường sinh thái tự nhiên, xây dựng đô thị theo hướng xanh - sạch - đẹp. Xây dựng công viên

khi thi công thấp hơn khi thiết kế, diện tích và số lượng cây xanh thi công không đạt với mức thiết kế.

Bảng 4.9. Đánh giá của người dân về thiết kế thi công công viên

Chỉ tiêu

Lâm Thao (n=30) Tam Nông (n=30) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) 1, Diện tích Nhỏ 21 70,00 25 83,33 Vừa 8 26,67 5 16,67 Lớn 1 3,33 - -

2, Số lượng công viên

Ít 26 86,67 28 93,33

Vừa 3 10,00 2 6,67

Nhiều 1 3,33 - -

3, Số lượng cây xanh/công viên

Ít 9 30,00 2 6,67 Vừa 16 53,33 19 63,33 Nhiều 5 16,67 9 30,00 4, Độ che phủ bóng mát 0,00 0,00 Đảm bảo 12 40,00 17 56,67 Chưa đảm bảo 18 60,00 13 43,33

5, Vị trí xây dựng công viên 0,00 0,00

Phù hợp 25 83,33 22 73,33

Chưa phù hợp 5 16,67 8 26,67

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018) Kết quả đánh giá của người dân về thiết kế thi công công viên trên địa bàn huyện Lâm Thao và Tam Nông cho thấy, về diện tích công viên có 70% người dân ở huyện Lâm Thao và 83,33% người dân ở huyện Tam Nông đánh giá là diện tích công viên nhỏ, về số lượng công viên thì mỗi huyện mới chỉ có hai công viên nên đa phần người dân đánh giá số lượng công viên là còn ít, ở huyện Lâm Thao là 86,67% còn huyện Tam Nông là 93,33% người dân đánh giá số lượng công viên ít. Tuy nhiên, về số lượng cây xanh/công viên thì người dân đánh giá là vừa, độ che mát tương đối đảm bảo. Và công viên thường đặt ở vị trí trung tâm của huyện nên tương đối phù hợp.

Bảng 4.10. Thành phần loài cây bóng mát ở Lâm Thao và Tam Nông

Chỉ tiêu

Lâm Thao Tam Nông

Thiết kế (cây) Thực hiện (cây) TH/TK (%) Thiết kế (cây) Thực hiện (cây) TH/TK (%) Xà cừ 136500 129024 94,52 195300 156524 80,15 Sấu 36500 35892 98,33 25600 18682 72,98 Sữa 12600 12506 99,25 13600 9590 70,51 Cây ban 18600 17595 94,60 12600 8036 63,78 Cây si 13600 12507 91,96 13650 10980 80,44 Phượng 45600 42362 92,90 24850 20136 81,03 Khác 26600 25424 95,58 14400 12892 89,53

Nguồn: Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Lâm Thao, huyện Tam Nông (2018) Hệ thống cây xanh ở huyện Lâm Thao và huyện Tam Nông rất đa dạng về thành phần loài bao gồm các loại cây bóng mát, cây bụi trong đó phổ biến là các loài: Xà cừ, sấu, phượng, cây ban. Trong các loại cây bóng mát kể trên có một số loại cây rụng lá, nên vào mùa đông cây trên đường phố huyện rụng lá khá nhiều, cần điều chỉnh bổ sung số lượng cây xanh hợp lý hơn. Tuy nhiên, thành phần các loài cây bóng mát ở huyện Lâm Thao và huyện Tam Nông thiết kê còn chưa phù hợp, có một số loại cây trong danh sách hạn chế trồng mà UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành như cây si do có rễ phụ làm hư hại công trình; cây xà cừ do rễ ăn ngang, lồi trên mặt đất (gây hư vỉa hè, mặt đường và có thể ảnh hưởng giao thông); câu sữa do hoa có mùi gây khó chịu cho con người. Tuy nhiên, tỷ lệ các cây này trên địa bàn huyện Tam Nông với huyện Lâm Thao là còn khá nhiều.

Bảng 4.11. Đánh giá của người dân về sự phù hợp của loài cây bóng mát

Mức đánh giá

Lâm Thao (n=30) Tam Nông (n=30) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) 1, Loại cây trồng Rất phù hợp 5 16,67 9 30,00 Phù hợp 23 76,67 20 66,67 Không phù hợp 2 6,67 1 3,33 2, Vị trí trồng từng loại cây Rất phù hợp 3 10,00 6 20,00 Phù hợp 20 66,67 19 63,33 Không phù hợp 7 23,33 5 16,67

Kết quả bảng 4.11 cho thấy, tỷ lệ người dân đánh giá các loại cây bóng mát là tương đối phù hợp có 76,67% người dân ở huyện Lâm Thao và 66,67% người dân ở huyện Tam Nông, các loại cây hiện nay có độ tỏa mát khá tốt, các cây nở hoa như phượng, cây ban tạo không gian thoáng đãng và cảnh quan đẹp cho các đường phố. Vị trí trồng các cây cũng được đánh giá phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống cây xanh đô thị ở huyện lâm thao và tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)