Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống cây xanh đô thị ở huyện lâm thao và tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 55)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Hiện nay trên địa bàn huyện Lâm Thao và huyện Tam Nông hệ thống cây xanh cùng chung số phận như bao cây xanh khác, cây cổ thụ đang có nguy cơ suy giảm mạnh do tác động của quá trình đô thị hóa và cả sự khắc nghiệt của thời gian. Thực tế, cây cổ thụ đang bị suy giảm cả về chất lượng và số lượng vì già cỗi không có chế độ duy trì, chăm sóc và bảo vệ riêng; điển hình như cây Đa ở Đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Tuy nhiên sự khắc nghiệt của tuổi tác cây xanh không thấm vào đâu so với tác động của chính con người bằng những hành động vô thức như: đóng đinh, tróc vỏ, treo biển, chăng đèn quảng cáo… Thậm chí cây còn bị bức tử do lợi ích nhóm trong kinh doanh hay sự thờ ơ trong công tác quản lý.

Với phạm vi đề tài của mình, em dự kiến nghiên cứu toàn bộ cây xanh bóng mát và chi tiết các loài cây xanh trên các tuyến phố ở huyện Lâm Thao và huyện Tam Nông.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Dữ liệu thường xuyên không được cập nhật, thông tin về cây xanh đô thị đang được quản lý dưới dạng công việc độc lập, gây rất nhiều khó khăn cho việc quản lý và phát triển một cách có hệ thống. Cơ sở dữ liệu cây xanh bóng mát trồng trên đường phố trên địa bàn huyện chưa hoàn chỉnh. Trên thực tế, thông tin về cây xanh luôn thay đổi theo thời gian; phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và công tác quản lý của cơ quan nhà nước và cộng đồng xã hội. Cây xanh mục, gãy cành, chết thường xuyên được thay thế và trồng bổ sung hàng năm; nên dữ liệu do Sở xây dựng và Công ty công viên cây xanh đang có chỉ có vai trò tham khảo và thiếu tính cập nhật thực tế.

Luận văn thu thập số liệu về cây xanh tại Ban quản lý các công trình công cộng; Phòng quản lý đô thị huyện Lâm Thao và Tam Nông, UBND huyện và thu thập thông tin trên internet, sách báo….

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Bảng 3.4. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin sơ cấp

Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp Lâm

Thao Tam Nông

1. Lãnh đạo, chuyên viên Ban LCTCC phụ trách công tác cây xanh.

02 người 02 người Tình hình thực hiện công tác quản lý hệ thống cây xanh của huyện

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. 2. Công nhân trực tiếp chăm sóc cây. 8 người 7 người Công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. 3. Cán bộ phòng Tài nguyên & Môi trường 01 người 01 người Thông tin về chất lượng các công trình cây xanh Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. 4. Người dân (đại diện các tổ dân phố, hội, và người dân)

30 người 30người Thông tin chất lượng công trình, hiệu quả sử dụng công trình Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế

- Phương pháp thu thập

+ Phương pháp chuyên gia: thông qua các cuộc phỏng vấn chuyên môn, phỏng vấn người dân và các hội thảo mà các thành viên của đề tài tham dự để lấy. kiến đóng góp và tham khảo kinh nghiệm của các chuyên gia phục vụ mục tiêu của đề tài. Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã tổ chức phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia thuộc các đơn vị quản lý nhà nước về cây xanh

+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Điều tra và khảo sát hiện trạng, phỏng vấn người dân sinh sống trên địa bàn các huyện là phương pháp nghiên cứu đáng tin cậy trong việc triển thực hiện công tác đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu, nguồn thông tin phục vụ công tác nghiên cứu của các chuyên đề cũng như mục tiêu chung của đề tài. Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành điều tra xã hội học nhằm thu thập thông tin, ý kiến cộng đồng và các chuyên gia hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau.

+ Phương pháp điều tra: Sử dụng trong công tác lập bảng biểu số liệu điều tra xã hội học và điều tra hiện trạng cây xanh bóng mát trên địa bàn huyện Lâm Thao. Thống kê các số liệu, dữ liệu liên quan của các chuyên đề của đề tài.

3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Xử lý thông tin thứ cấp: Tổng hợp, chon lọc thông tin có liên quan phục vụ đề tài nghiên cứu.

Xử lý thông tin sơ cấp: Thông tin định tính (tổng hợp, phân loại và so sánh). Thông tin định lượng (xử lý các số liệu điều tra bằng phần mềm Excel)

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các chỉ tiêu chỉ số tuyệt đối, số tương đối, bình quân nhằm phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Sử dụng phương pháp so sánh trước và sau khi thực thi chính sách. Dựa trên các chỉ tiêu đã tính toán từ đó so sánh với các chỉ tiêu tương ứng. So sánh, đối chiếu giữa các tài liệu, đặc biệt là giữa các số liệu có sự so sánh giữa các mốc thời gian và giữa các lĩnh vực.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu • Công tác tuyên truyền Công tác tuyên truyền

- Số lớp tuyền truyền - Số lượt người tham gia - Chi phí cho việc tuyên truyền • Quản lý quy hoạch hệ thống cây xanh

- Diện tích cây xanh - Số lượng cây xanh đô thị - Số lượng công viên

- Diện ticch công viên trong các đô thị - Diện tích cây xanh/người ở đô thị • Quản lý thiết kế thi công

- Khoảng cách giữa các cây - Chiều rộng, sâu các hố trồng cây - Đánh giá về độ che phủ bóng mát - Đánh giá về số lượng cây xanh

- Số lượng các loại cây và sự phù hợp của nó • Quản lý về chất lượng hệ thống cây xanh đô thị

- Chất lượng giống

- Kích thước và hình thức giống - Số cây xanh được đánh số, treo biển - Tỷ lệ câu xanh được đánh số, treo biển - Tần suất tưới cây, cắt tỉa cành, tạo tán - Số cây được thay thế

- Chi phí chăm sóc cây - Chi phí thay thế cây mới • Công tác thanh kiểm tra

- Số lần thanh kiểm tra - Số trường hợp vi phạm

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG CÂY XANH Ở HUYỆN LÂM THAO VÀ HUYỆN TAM NÔNG THAO VÀ HUYỆN TAM NÔNG

4.1.1. Xây dựng bộ máy cơ quan quản lý nhà nước

Ở cấp huyện, Ban quản lý các công trình công cộng là cơ quan quản lý nhà nước đối với hệ thống công viên cây xanh hiện nay, đồng thời cũng là chủ đầu tư của các công trình công viên cây xanh.

UBND huyện có trách nhiệm tổ chức quản lý cây xanh dọc theo các tuyến đường, những công viên, vườn hoa còn lại và các không gian công cộng khác trong địa bàn huyện.

Các nhà cung cấp dịch vụ (được hiểu bao gồm cả cơ quan nhà nước và tư nhân) được chính quyền các cấp có thẩm quyền phân công quản lý trực tiếp cây xanh đô thị, công viên và vườn hoa theo hợp đồng Mâu thuẫn chính trong quản lý cây xanh là Quy chế quản lý cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa đã bỏ qua tác nhân quan trọng là chính quyền cấp xã. Xã là cơ quan hiện đang thực sự quản lý các vườn hoa/ sân chơi khu dân cư nhưng dưới cơ chế thuộc luật đất đai với sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ quản.

Vai trò của người dân trong khu vực chưa thực sự được làm rõ, người dân chưa được tham gia triệt để vào công tác quản lý và phát triển cây xanh nói chung và cây xanh bóng mát trên các tuyến được thuộc khu vực mình sinh sống. Họ mới chỉ tham gia chủ yếu và công tác giám sát quá trình thực hiện và phản biện công tác này qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Trước năm 2011, công tác trồng, chăm sóc và duy tu hệ thống cây xanh đang được giao cho 5 cơ quan chính và nhiều các đơn vị phối hợp. Sau thời hạn 5 năm sau khi trồng, hệ thống này mới được giao cho Ban quản lý các công trình công cộng huyện. Trong đó, nhiều đơn vị thực chất hoạt động không chuyên trong lĩnh vực cây xanh đô thị. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng thi công và giám sát công tác trồng cây xanh trên địa bàn huyện. Việc quá nhiều đơn vị thi công và quản lý cây xanh trên địa bàn huyện tạo ra những khó khăn nhất định cho việc thực hiện công tác quản lý và phát triển cây xanh trên địa bàn huyện. Chính vì vậy, năm 2011, UBND huyện đã quyết định giao công tác này cho đơn vị duy nhất là Ban quản lý các công trình công cộng huyện Lâm Thao và huyện Tam Nông.

Sơ đồ 4.1. Bộ máy quản lý hệ thống cây xanh đô thị của huyện Lâm Thao và Tam Nông

Nguồn: Ban quản lý các công trình công cộng huyện Lâm Thao và huyện Tam Nông, 2018 Ban lãnh đạo gồm: Trưởng ban và 2 Phó Trưởng ban.

- Trưởng ban là người đứng đầu Ban, quản lý chung và chịu trách nhiệm trước Huyện ủy, UBND huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban.

- Phó trưởng ban là người giúp việc cho Trưởng ban, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và pháp luật về nhiệm vụ được phân công, được Trưởng ban ủy quyền điều hành các hoạt động của Ban khi Trưởng ban vắng mặt

Các bộ phận nghiệp vụ gồm:

- Bộ phận hành chính, văn thư, tài chính kế toán: Thực hiện, tham gia thực hiện và trực tiếp quản lý công tác đầu tư tài chính, cho vay tại đơn vị .Tham mưu cho Lãnh đạo đơn vị về việc chỉ đạo thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính - kế toán của Nhà nước và của nội bộ công ty:Tham mưu, lập kế hoạch và kiểm tra kế hoạch chi tiêu đảm bảo đúng các quy định về định mức chi tiêu của Nhà nước và của Công ty để hoạt động kinh doanh được hiệu quả.Xây dựng các quy định nội bộ về quản lý tài chính: quy trình thu, chi kinh doanh; quản lý tiền vốn, công nợ; Các loại định mức như ( tiền lương)... áp dụng trong đơn vị và kiểm tra việc chấp hành các quy định nội bộ này.

- Đội quản lý, vận hành dự án: Thực hiện chức năng quản lý, vận hành, khai thác công năng sử dụng các công trình công cộng do UBND huyện quản lý

- Đội quy tắc: Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho các chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng. Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu.

- Đội quản lý vệ sinh môi trường: Thực hiện trồng, chăm sóc, bảo vệ và quản lý hệ thống cây xanh đô thị trên các tuyền đường của huyện.

4.1.2. Công tác ban hành và tuyên truyền các văn bản hướng dẫn

Để quản lý tốt và phát huy có hiệu quả công tác bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh cầy đảm bảo một hệ thống văn bản pháp quy thống nhất và đồng bộ. Các thuật ngữ, định nghĩa và quy định chung mang tính ràng buộc cần chuẩn hóa, thống nhất và đầy đủ theo trật tự: Luật, Nghị định, Thông thư, Chương trình phát triển, các đồ án quy hoạch (từ quy hoạch tổng thể, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị), Quy chế quản lý theo các đồ án quy hoạch được duyệt và các đồ án thiết kế chi tiết không gian kiến trúc cảnh quan... (kết quả trình bày ở bảng 4.1).

Bảng 4.1. Các văn bản pháp luật và chính sách có liên quan đến quy hoạch, phát triển và quản lý hệ thống cây xanh đô thị

Cấp ban

hành Loại văn bản Nội dung chủ yếu

Năm ban hành

Trung ương

Luật Xây dựng Quản lý xây dựng theo quy hoạch, nâng cao vai trò của quy hoạch trong quản lý đô thị

2014

Luật Quy hoạch đô thị Quy định trực tiếp về quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị tại điều 58, 59 và 60.

2009

Luật Thủ đô Bảo đảm giữ gìn không gian kiến trúc đặc trưng của đô thị, tạo lập không gian xanh của Thủ đô

2013

Nghị định N0.38/2010 Quản lý không gian, kiến trúc đô thị và cảnh quan

2010

Nghị định N0.64/2010 Quản lý cây xanh đô thị 2010 Nghị định N0.64/2012 Cấp giấy phép xây dựng 2012 Tỉnh Phú Thọ Quyết định số 3413/QĐ-UBND ngày 27/12/2013

Phê duyệt chương trình phát triển đô thị tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013-2020 2013 Quyết định 25/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Phú Thọ

Ban hành danh mục cây cấm trồng, hạn chế trồng trên đường đô thị thuộc địa bàn tỉnh Phú Thọ

2014

Tiêu chuẩn kỹ thuật

TCVN 362-2005 Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCVN 362-2005/ Quy hoạch Cây xanh Sử dụng Công cộng – Tiêu chuẩn Thiết kế

2005

Tiêu chuẩn 9257-2012 Tiêu chuẩn Thiết kế Việt Nam 9257- 2012/ Quy hoạch Cây xanh Sử dụng Công cộng – Tiêu chuẩn Thiết kế

2012

Bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp quy cần có những quy định chung về các tiêu chuẩn kỹ thuật: tiêu chí chọn loài cây trồng đô thị theo đặc trưng không gian, kích thước, chủng loại, quy cách và quy trình trồng cây, quy trình chăm sóc và duy trì hệ thống cây xanh, phân quyền trong quản lý cây xanh đô thị. Các văn bản thực hướng dẫn chỉ dừng lại ở mức độ hướng dẫn mang tính mở, không trở thành các quy định mang tính chất ràng buộc và cứng nhắc.

Khung pháp lý về quy hoạch, phát triển và quản lý đô thị nói chung và hệ thống cây xanh đô thị nói riêng ở nước ta đã có nhiều thay đổi trong những thập kỷ gần đây. Nhiều văn bản pháp luật và chính sách đã có nội dung tập trung chỉ rõ tầm quan trọng của cây xanh đô thị và hướng dẫn việc quy hoạch, phát triển và quản lý chúng.

Như vậy, trong những năm qua chính phủ đã ban hành rất nhiều chính sách để quản lý cây xanh đô thị. Như Nghị định 64/2010/NÐ-CP đã quy định quản lý cây xanh đô thị bao gồm: quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ và chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị. Các tỉnh thành đã ban hành quy định về quản lý cây xanh phân công, phân cấp quản lý cây xanh trên địa bàn của địa phương. Tuy nhiên, hiên nay tại tỉnh Phú Thọ vẫn chưa có quy định cụ thể về quản lý cây xanh trên địa bàn Tỉnh. Trên địa bàn chỉ có quyết định về chương trình phát triển đô thị và quyết định về ban hành một số cây trồng cấm trồng trên đường đô thị chỉ mới quy định một cách chung chung, chưa có định hướng thực hiện rõ ràng. Vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh Phú Thọ cần ban hành quy định quản lý cây xanh trên địa bàn tỉnh hoặc xây dựng đề án phát triển cây xanh để có hướng quản lý một cách hiệu quả hơn.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc trồng cây xanh, thời gian qua, hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ và quản lý cây xanh đã được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn huyện Lâm Thao và huyện Tam Nông quan tâm thực hiện. Để triển khai hiệu quả, sớm hoàn thành mục tiêu được giao trong công tác quản lý cây xanh đô thị Ban Quản lý hệ thống công trình công cộng của huyện thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy định về quản lý cây xanh thông qua các hội nghị, đăng tải trên Bản tin Tài nguyên và Môi trường, Cổng thông tin điện tử của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống cây xanh đô thị ở huyện lâm thao và tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)