Quản lý quy hoạch hệ thống cây xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống cây xanh đô thị ở huyện lâm thao và tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 64 - 67)

Quy hoạch cây xanh đô thị là một trong những nội dung quan trọng trong quy hoạch đô thị, góp phần điều hòa nhiệt độ, tạo bóng mát, tăng mỹ quan đô thị và

cải thiện môi trường sống. Hằng năm, cùng với việc lập kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh, Huyện đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động trồng, chăm sóc, cắt tỉa cây xanh. Từ đó điều chỉnh, bổ sung loại cây, mật độ trồng thích hợp, đảm bảo mỹ quan đô thị và an toàn các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn về quỹ đất cây xanh đô thị theo các quy định trong quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng hiện hành.

Căn cứ tính chất và quy mô, đặc điểm về điều kiện tự nhiên, định hướng phát triển đô thị trong quy hoạch xây dựng cần phải xác định quỹ đất tối thiểu dành cho vườn ươm cây. Diện tích vườn ươm cây được tính theo quy mô dân số đô thị như sau: Đối với đô thị loại đặc biệt, loại 1 diện tích đất tối thiểu cho vườn ươm cây khoảng 1m2/người. Đối với các đô thị còn lại, diện tích đất tối thiểu cho vườn ươm cây khoảng 0,5m2/người.

Quy mô, vị trí các vườn ươm cây được xác định trong quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, có thể bố trí tập trung hoặc phân tán tại các đô thị hoặc ngoài đô thị tuỳ theo điều kiện tự nhiên, khả năng khai thác quỹ đất của từng địa phương. Thiết kế quy hoạch cây xanh trong các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị ngoài việc tuân thủ các quy định tại Nghị định /4/08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ và Thông tư số //15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng cần được bổ sung và làm rõ một số nội dung sau:

- Quy hoạch chung xây dựng đô thị: Xác định diện tích đất cây xanh; tỷ lệ diện tích đất cây xanh trên đầu người; diện tích đất cây xanh của từng khu vực đô thị (khu vực mới, khu vực cải tạo ...); tỷ lệ che phủ; các nguyên tắc lựa chọn loại cây trồng cho đô thị.

- Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị: xác định vị trí, tỷ lệ diện tích đất cây xanh trên đầu người; phân loại, lựa chọn cây xanh thích hợp (bao gồm: chủng loại, hình dáng, màu sắc, chiều cao, đường kính tán, hình thức tán, dạng lá, màu lá; hoa, tuổi thọ cây); các hình thức bố cục cây xanh trong các khu chức năng, trên đường phố, tại công viên, vườn hoa, vườn dạo, sân vườn. Trên cơ sở quy hoạch xây dựng đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khuyến khích các đô thị lập quy hoạch chuyên ngành cây xanh.

Bảng 4.4. Quy hoạch hệ thống cây xanh huyện Lâm Thao và Tam Nông

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%)

KH TT KH TT KH TT 17/16 18/17 BQ

1, Huyện Lâm Thao

Diện tích cây xanh Ha 520,56 456,25 550,89 478,68 580,50 494,59 104,2 10332 104,12

Số lượng cây xanh Nghìn

cây 20.000 17.792 25.000 21.068 29.000 27.531 118,4 130,7 124,4

Diện tích công viên Ha 7,35 6,28 7,35 6,28 9,58 6,28 100,0 100,0 100,0

Số lượng công viên Công

viên 2 2 2 2 3 2 100,0 100,0 100,0

Diện tích cây xanh/người m2/người 5,00 3,87 6,00 3,95 6,00 3,91 102,1 99,0 100,5

2, Huyện Tam Nông

Diện tích cây xanh Ha 650,21 584,16 680,00 605,65 700,28 623,5 103,7 102,9 103,3

Số lượng cây xanh Nghìn

cây 25.000 21.038 27.000 22.058 30.000 23.684 104,9 107,4 106,1

Diện tích công viên Ha 3,00 2,58 6,50 2,58 6,50 5,89 100,0 228,3 151,1

Số lượng công viên Công

viên 1 1 2 1 2 2 100,0 200,0 141,4

Diện tích cây xanh/người m2/người 5,00 4,05 5,00 4,01 5,00 3,94 99,0 98,3 98,6

Nguồn: UBND huyện Lâm Thao, huyện Tam Nông (2019)

Việc lựa chọn chủng loại và trồng cây xanh phải mang bản sắc địa phương, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, đồng thời đảm bảo đáp ứng các yêu cầu cơ bản về sử dụng, mỹ quan, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường đô thị. Mặt khác, hạn chế làm hư hỏng các công trình cơ sở hạ tầng trên mặt đất, dưới mặt đất, trên không trung. Để làm điều này cần có sự đầu tư bài bản từ khâu quy hoạch, lựa chọn, ươm giống, trồng và chăm sóc chứ không nên trồng cây di thực.

Việc quy hoạch trồng cây xanh hiện nay vẫn còn một số khó khăn như: quy hoạch thì không nhận được sự đồng thuận của người dân; kết cấu hệ thống đường giao thông chưa đồng bộ, công trình hạ tầng kỹ thuật trước đây như: hệ thống mương, cống thoát nước, ống cấp nước, đường điện... so với quy hoạch hiện nay bị vướng nhưng không di dời được để trồng cây

Bảng 4.5. Đánh giá của người dân về sự phù hợp của quy hoạch hệ thống cây xanh

Mức đánh giá

Lâm Thao (n=30) Tam Nông (n=30) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Rất phù hợp 16 53,33 15 50,00 Phù hợp 12 40,00 11 36,67 Không phù hợp 2 6,67 4 13,33

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019) Qua khảo sát người dân về sự phù hợp của quy hoạch hệ thống cây xanh đô thị cho kết quả khá tốt, có trên 50% cả ở 2 huyện đều thấy rất phù hợp, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn 1 số điểm chưa được phù hợp nên vẫn có hơn 6% ý kiến ở huyện Lâm Thao và hơn 13% ý kiến ở huyện Tam Nông cho rằng quy hoạch chưa thực sự phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống cây xanh đô thị ở huyện lâm thao và tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)