Định hướng quản lý hệ thống cây xanh đôthị ở huyện Lâm Thao và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống cây xanh đô thị ở huyện lâm thao và tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 84 - 88)

THỊ Ở HUYỆN LÂM THAO VÀ HUYỆN TAM NÔNG

4.3.1. Định hướng quản lý hệ thống cây xanh đô thị ở huyện Lâm Thao và huyện Tam Nông huyện Tam Nông

4.3.1.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển quản lý cây xanh đô thị

Mục tiêu phát triển đô thị ở huyện Lâm Thao và huyện Tam Nông đến năm 2030 đã được tỉnh đề ra là xây dựng huyện phát triển đô thị theo hướng xanh - văn minh - hiện đại - thông minh theo hướng bền vững. Định hướng phát triển hệ thống

cây xanh đô thị của huyện Lâm Thao và Tam Nông theo các giai đoạn làm cơ sở cho cải tạo hệ thống cây xanh hiện hữu, phát triển hệ thống không gian xanh mới gắn với các tiềm năng thế mạnh hiện có của đô thị để tạo nên hệ thống cây xanh mang bản sắc đặc trưng riêng, làm cơ sở pháp lý cho công tác cải tạo chỉnh trang đô thị, thực hiện các dự án, đồ án quy hoạch gắn với phát triển cây xanh đô thị.

Để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi phải có bước chuyển biến mạnh mẽ ở tất cả các khâu từ hoàn thiện thể chế chính sách, tạo mọi điều kiện tốt nhất về môi trường pháp lý để thực hiện, huy động mọi nguồn lực, tổ chức thực hiện quản lý đầu tư phát triển quản lý cây xanh với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Xây dựng hệ thống cây xanh đô thị cần phù hợp với quy hoạch chung của huyện, đầu tư phát triển đô thị xanh nhưng phải đàm bảo về nhu cầu của người dân, đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, kiến trúc cảnh quan đô thị và môi trường đô thị. Cần phải có chiến lược phát triển các khu đô thị xanh: Tập trung rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch đô thị nói chung, quy hoạch hệ thống cây xanh nói riêng, đảm bảo phát triển đô thị xanh phù hợp với kiến trúc cảnh quan, đảm bảo sử dụng hiệu quả vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, tiết kiệm mọi nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Chiến lược quản lý cây xanh đô thị phải phù hợp với thực tiễn và hiệu quả cho việc quản lý quy hoạch tổng thể của tỉnh Phú Thọ: Tăng cường bản sắc, hình ảnh riêng về đầu tư phát triển đô thị xanh, thiết lập các trục không gian “mặt nước”, “cây xanh”, “văn hóa”. Phát triển hệ thống các đô thị vệ tinh, đô thị sinh thái có giới hạn rõ ràng, đáp ứng sự tăng trưởng về dân số và việc làm trong thời gian tới, hạn chế sự phát triển ồ ạt, bất cập với quy hoạch chung và thiếu kiểm soát của các cấp chính quyền huyện. Để quản lý cây xanh đô thị hiệu quả, phù hợp và bền vững thì phải phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, giao thông xanh kết nối các khu đô thị xanh nhằm đảm bảo phát triển chung của huyện, đảm bảo tính cạnh tranh cũng như bảo vệ môi trường.

Để phát triển thành công hệ thống đô thị theo hướng tăng trưởng xanh cần xây dựng một mô hình đô thị kiểu mẫu phù hợp với điều kiện của từng huyện, đáp ứng các yêu cầu theo hướng tăng trưởng xanh cần thực hiện một số định hướng như sau:

Thứ nhất, phát triển đô thị trước hết phải từ các quy hoạch, kế hoạch. Các quy hoạch đô thị phải đảm bảo chất lượng, tầm nhìn và có cách tiếp cận theo hướng đô thị bền vững như đô thị xanh, đô thị sinh thái… Các quy hoạch không

gian đô thị phải đảm bảo hài hòa hiệu quả kinh tế – sinh thái, thân thiện môi trường, thuận lợi cho phát triển giao thông công cộng. Các quy hoạch đô thị cần đi trước một bước theo nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ sinh thái trong đô thị, tạo thêm nhiều không gian cây xanh mặt nước và đảm bảo các khu vực chức năng phải thỏa mãn các tiêu chí về chất lượng môi trường.

Thứ hai, cần đưa quan điểm phát triển xanh và tiêu chí xanh vào công tác quy hoạch, thiết kế, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị như: cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, cung cấp năng lượng, viễn thông, phát triển mạng lưới giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao và không gian xanh đô thị.

Thứ ba, ưu tiên phát triển hạ tầng đô thị xanh với hệ thống giao thông xanh, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải; sử dụng năng lượng tái tạo, đổi mới và sử dụng công nghệ, kỹ thuật, vật liệu sạch.

Thứ tư, tiếp cận, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học – công nghệ trong phát triển công trình xanh, đô thị xanh.

Thứ năm, tuyên truyền, vận động khuyến khích cộng đồng xã hội tham gia phát triển đô thị xanh, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, bảo vệ môi trường; có chính sách thu hút các nhà tài trợ, các tổ chức phát triển, các nhà đầu tư tham gia xây dựng và phát triển công trình xanh, đô thị xanh; có chính sách để phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh là một hướng ưu tiên trong phát triển đô thị hiện nay.

4.3.1.2. Định hướng quản lý hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn huyện Lâm Thao và huyện Tam Nông

a. Huyện Lâm Thao

Định hướng quy hoạch khu công viên cây xanh, vườn hoa, quảng trường được tổ chức theo tầng bậc gồm: Cấp vùng, cấp tỉnh, cấp đô thị và cấp đơn vị ở, được kết nối bởi hệ thống cây xanh đường phố, cây xanh ven các tuyến sông hồ, mặt nước, tạo nên mạng lưới không gian xanh công cộng, hướng đến xây dựng đô thị du lịch và đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, mang đặc trưng riêng cho tỉnh Phú Thọ.

Phát triển, trồng mới, trồng lấp đầy những khu vực không sử dụng canh tác bởi những cây đại lâm mộc, tạo vành đai cây xanh bao quanh các khu dân cư hiện hữu và tạo cảnh quan cho các tuyến phố.

Ngoài ra, kết hợp cải tạo hệ thống cây xanh với cải tạo chỉnh trang đô thị, vỉa hè trên các tuyến phố chính để tạo không gian công cộng tiện ích cho người đi bộ, mở rộng vỉa hè tạo hành lang đi bộ an toàn, đây được coi là yếu tố quan trọng cho đô thị và phát triển giao thông công cộng trong tương lai.

Chỉ tiêu cây xanh công viên đô thị 15 m2/người. Chỉ tiêu cây xanh công viên, vườn hoa đơn vị ở: 4,75 m2/người. Chỉ tiêu cây xanh đường phố: 2,0 m2/người. Định hướng quy hoạch hệ thống khu cây xanh, công viên, vườn hoa; định hướng quy hoạch hệ thống cây xanh đường phố; định hướng quy hoạch hệ thống cây xanh ven hồ, mặt nước; định hướng quy hoạch cây xanh công viên, vườn hoa khu vực.

b. Huyện Tam Nông

Huyện rất quan tâm xây dựng công viên từ các trụ sở cơ quan hành chính cũ và đầu tư cải tạo, xây dựng mới công viên, trồng cây xanh trên quỹ đất công khác để phát triển đô thị tại địa phương thành đô thị hiện đại, văn minh. Trong thời gian tới tiếp tục cải tạo công viên cũ, đồng thời xây dựng mới thêm nhiều công viên, vườn hoa mới khác trên địa bàn từ quỹ đất công và khu trụ sở cũ của một số cơ quan. Huyện cũng thực hiện cải tạo, thay thế và trồng mới cây xanh trên vỉa hè các tuyến đường, bờ kè các rạch trên địa bàn.

Cây xanh trong đô thị cần được tổ chức thành nhiều cấu trúc khác nhau như hành lang bảo vệ sông suối, đồi cây, công viên, vườn hoa, tuyến cây trục phố, vườn cây gia đình. Trong đô thị xanh nên liên tục có khoảng vườn cây xanh với khoảng cách 200m, với diện tích tối thiểu là 0,1ha sẽ có tác dụng tốt làm mát không khí và tạo điều kiện thông gió cho khu vực. Đối với đô thị trung bình và nhỏ nên tạo ra không gian thảm thực vật đặc biệt như vườn ươm cây, sản xuất nông nghiệp sạch, rừng tự nhiên…để có thể tham gia vào không gian đô thị.

Để phát triển cây xanh một cách bền vững thì cần phải tổ chức một cách đồng bộ từ công tác quy hoạch cây xanh, thiết kế chi tiết cho từng tuyến phố đến việc quản lý, trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật.

Việc quản lý cây xanh đô thị có giá trị vô cùng quan trọng mang lại giá trị đô thị lâu dài. Quy hoạch đô thị cần phải đặt yếu tố “xanh” lên hàng đầu. Không gian xanh đô thị không chỉ có cây xanh đường phố, công viên, mặt nước mà cần phải có cái nhìn toàn diện hơn bao gồm các hành lang xanh, vành đai xanh, khu sinh thái, khu sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, vùng trồng hoa, vùng bảo tồn cây xanh, trục cảnh quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống cây xanh đô thị ở huyện lâm thao và tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)