Công tác ban hành và tuyên truyền các văn bản hướng dẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống cây xanh đô thị ở huyện lâm thao và tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 61 - 64)

Để quản lý tốt và phát huy có hiệu quả công tác bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh cầy đảm bảo một hệ thống văn bản pháp quy thống nhất và đồng bộ. Các thuật ngữ, định nghĩa và quy định chung mang tính ràng buộc cần chuẩn hóa, thống nhất và đầy đủ theo trật tự: Luật, Nghị định, Thông thư, Chương trình phát triển, các đồ án quy hoạch (từ quy hoạch tổng thể, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị), Quy chế quản lý theo các đồ án quy hoạch được duyệt và các đồ án thiết kế chi tiết không gian kiến trúc cảnh quan... (kết quả trình bày ở bảng 4.1).

Bảng 4.1. Các văn bản pháp luật và chính sách có liên quan đến quy hoạch, phát triển và quản lý hệ thống cây xanh đô thị

Cấp ban

hành Loại văn bản Nội dung chủ yếu

Năm ban hành

Trung ương

Luật Xây dựng Quản lý xây dựng theo quy hoạch, nâng cao vai trò của quy hoạch trong quản lý đô thị

2014

Luật Quy hoạch đô thị Quy định trực tiếp về quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị tại điều 58, 59 và 60.

2009

Luật Thủ đô Bảo đảm giữ gìn không gian kiến trúc đặc trưng của đô thị, tạo lập không gian xanh của Thủ đô

2013

Nghị định N0.38/2010 Quản lý không gian, kiến trúc đô thị và cảnh quan

2010

Nghị định N0.64/2010 Quản lý cây xanh đô thị 2010 Nghị định N0.64/2012 Cấp giấy phép xây dựng 2012 Tỉnh Phú Thọ Quyết định số 3413/QĐ-UBND ngày 27/12/2013

Phê duyệt chương trình phát triển đô thị tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013-2020 2013 Quyết định 25/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Phú Thọ

Ban hành danh mục cây cấm trồng, hạn chế trồng trên đường đô thị thuộc địa bàn tỉnh Phú Thọ

2014

Tiêu chuẩn kỹ thuật

TCVN 362-2005 Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCVN 362-2005/ Quy hoạch Cây xanh Sử dụng Công cộng – Tiêu chuẩn Thiết kế

2005

Tiêu chuẩn 9257-2012 Tiêu chuẩn Thiết kế Việt Nam 9257- 2012/ Quy hoạch Cây xanh Sử dụng Công cộng – Tiêu chuẩn Thiết kế

2012

Bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp quy cần có những quy định chung về các tiêu chuẩn kỹ thuật: tiêu chí chọn loài cây trồng đô thị theo đặc trưng không gian, kích thước, chủng loại, quy cách và quy trình trồng cây, quy trình chăm sóc và duy trì hệ thống cây xanh, phân quyền trong quản lý cây xanh đô thị. Các văn bản thực hướng dẫn chỉ dừng lại ở mức độ hướng dẫn mang tính mở, không trở thành các quy định mang tính chất ràng buộc và cứng nhắc.

Khung pháp lý về quy hoạch, phát triển và quản lý đô thị nói chung và hệ thống cây xanh đô thị nói riêng ở nước ta đã có nhiều thay đổi trong những thập kỷ gần đây. Nhiều văn bản pháp luật và chính sách đã có nội dung tập trung chỉ rõ tầm quan trọng của cây xanh đô thị và hướng dẫn việc quy hoạch, phát triển và quản lý chúng.

Như vậy, trong những năm qua chính phủ đã ban hành rất nhiều chính sách để quản lý cây xanh đô thị. Như Nghị định 64/2010/NÐ-CP đã quy định quản lý cây xanh đô thị bao gồm: quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ và chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị. Các tỉnh thành đã ban hành quy định về quản lý cây xanh phân công, phân cấp quản lý cây xanh trên địa bàn của địa phương. Tuy nhiên, hiên nay tại tỉnh Phú Thọ vẫn chưa có quy định cụ thể về quản lý cây xanh trên địa bàn Tỉnh. Trên địa bàn chỉ có quyết định về chương trình phát triển đô thị và quyết định về ban hành một số cây trồng cấm trồng trên đường đô thị chỉ mới quy định một cách chung chung, chưa có định hướng thực hiện rõ ràng. Vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh Phú Thọ cần ban hành quy định quản lý cây xanh trên địa bàn tỉnh hoặc xây dựng đề án phát triển cây xanh để có hướng quản lý một cách hiệu quả hơn.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc trồng cây xanh, thời gian qua, hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ và quản lý cây xanh đã được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn huyện Lâm Thao và huyện Tam Nông quan tâm thực hiện. Để triển khai hiệu quả, sớm hoàn thành mục tiêu được giao trong công tác quản lý cây xanh đô thị Ban Quản lý hệ thống công trình công cộng của huyện thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy định về quản lý cây xanh thông qua các hội nghị, đăng tải trên Bản tin Tài nguyên và Môi trường, Cổng thông tin điện tử của đơn vị. Cùng với đó, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục thông qua các hoạt động nhân ngày lễ, ngày kỷ niệm về môi trường, thu hút đông đảo cán bộ và nhân dân tham gia, như: Lễ phát động trồng cây xanh hưởng ứng ngày Môi

trường thế giới, Ngày Tết trồng cây…. Các hình thức tuyên truyền, giáo dục được đơn vị tổ chức rất đa dạng, phong phú, như giáo dục theo cá nhân, theo nhóm, theo cộng đồng; tuyên truyền, giáo dục qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các hoạt động, hội nghị, diễn đàn, tọa đàm, sinh hoạt thường kỳ của tổ chức đoàn thể.

Hàng năm huyện có mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ về công tác quản lý cây xanh đô thị. Như năm 2018 huyện Lâm Thao đã tổ chức được 5 lớp với 163 lượt người tham gia, huyện Tam Nông mở được 4 lớp với 126 lượt người tham gia. Như vậy, so với năm 2016 thì cả 2 huyện đều đã thu hút được nhiều người tham gia tập huấn hơn, công tác tổ chức ngày càng quy mô và hiệu quả hơn.

Bảng 4.2. Công tác tuyên truyền về quản lý hệ thống cây xanh đô thị

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1. Huyện Lâm Thao

Số lớp Lớp 4 5 5

Số lượt người Lượt người 135 168 163

Kinh phí Tr.đ/năm 16 20 20

2. Huyện Tam Nông

Số lớp Lớp 2 3 4

Số lượt người Lượt người 62 87 126

Kinh phí Tr.đ/năm 8 12 16

Nguồn: UBND huyện Lâm Thao và Tam Nông (2018) Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền với hình thức tuyên truyền phong phú, phạm vi tuyên truyền rộng, đối tượng tuyên truyền đa dạng, đã góp phần tạo sức lan tỏa, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của nhân dân nông thôn trong bảo vệ và chăm sóc cây xanh đô thị. Do vậy, công tác quản lý cây xanh trên địa bàn các huyện ngày một nền nếp và có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Bảng 4.3. Đánh giá của người dân về công tác tuyên truyền quản lý hệ thống cây xanh đô thị

Chỉ tiêu Lâm Thao (n = 30) Tam Nông (n = 30) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) 1. Nguồn thông tin

Tập huấn 12 40,00 10 33,33

Loa phát thanh 30 100,00 29 96,67

Truyền hình 5 16,67 4 13,33

2. Nội dung được nghe tuyên truyền

a. Tuyên truyền về quản lý hệ thống cây xanh 6 20,00 2 6,67 b. Tuyên truyền về kiến thức chăm sóc, trồng,

cắt, tỉa 16 53,33 11 36,67

c. Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của lợi

ích khi trồng cây xanh 26 86,67 25 83,33 3. Đánh giá về công tác tuyên truyền

a. Rất tốt 6 20,00 8 26,67

b, Tốt 19 63,33 18 60,00

c, Bình thường 4 13,33 4 13,33

d, Chưa tốt 1 3,33 - -

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019) Theo kết quả đánh giá của người dân về công tác tuyên truyền quản lý cây xanh đô thị thì nguồn thông tin mà người dân tiếp cận được nhiều nhất là ở loa phát thanh của xã, phường, qua tập huấn thì ở huyện Lâm Thao có 40% người dân, còn ở huyện Tam Nông có 33,33% người dân tiếp cận được. Tỷ lệ người dân tiếp cận nguồn thông tin ở trên truyền hình còn rất thấp vì vậy huyện nên có các chương trình truyền hình về quản lý, bảo vệ cây xanh. Về nội dung tuyên truyền chủ yếu tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của lợi ích khi trồng cây xanh, còn về kiến thức chăm sóc, trồng, bảo vệ cây xanh còn chưa được phổ biến sâu rộng đến người dân, nên đa dạng và phong phú hơn nội dung tuyên truyền để người dân tự ý thức hơn về việc quản lý chăm sóc cây xanh đô thị. Hiện nay, đa phần người dân của 2 huyện đánh giá công tác tuyên truyền quản lý cây xanh là tốt. Tuy nhiên cần phải đổi mới và đa dạng hơn nữa hình thức và nội dung tuyên truyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống cây xanh đô thị ở huyện lâm thao và tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)