2.1.3.1. Nhóm yếu tố khách quan
a. Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội
Ổn định chính trị là tiền đềđể ổn định và phát triển kinh tế. Các biến động thị trường thế giới và quốc gia tác động thị trường trong nước và thông qua đó
tác động đến giá cả và tác động đến sản xuất, từ sản xuất sẽ tác động đến nhu cầu vay vốn của khách hàng và việc mở rộng cho vay an toàn hiệu quả đối với các Ngân hàng.
NHTM là một tổ chức trung gian tài chính, làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm và khu vực đầu tư của nền kinh tế. Do đó những biến động về kinh tế, chính trị và xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các Ngân hàng. Nếu môi trường kinh tế, chính trị và xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM, vì đây cũng là điều kiện làm cho quá trình sản xuất của nền kinh tế được diễn ra bình thường, đảm bảo khả năng hấp thụ vốn và hoàn trả vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế có tăng trưởng cao và ổn định, các khu vực trong nền kinh tế đều có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, nhu cầu vay vốn và sử dụng dịch vụ Ngân hàng tăng, làm cho các NHTM dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng của mình. Đồng thời, khả năng
nợ xấu có thể giảm, do năng lực tài chính của các cá nhân cũng được nâng cao và
Ngân hàng có sự lựa chọn khách hàng nhiều hơn.
Ngược lại, khi môi trường kinh tế, chính trị và xã hội trở nên bất ổn thì lại
là những nhân tố bất lợi cho hoạt động của các NHTM như: Nhu cầu vay vốn
giảm; tính linh động của thị trường giảm, nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng
làm giảm hiệu quả hoạt động của các NHTM (Nguyễn Khắc Kiên, 2017).
b. Môi trường pháp lý
Hệ thống pháp luật, nhất là những bộ luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng và hoạt động cho vay của ngân hàng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Hệ thống pháp luật đầy đủ, nghiêm minh, ổn định là hành lang an toàn cho các ngân hàng thương mại mở rộng cho vay , và ngược lại.
Nếu các chính sách về cho vay nói riêng thông thoáng, thuận lợi, đi sát với tình hình thực tế của từng ngân hàng thì sẽ giúp cho các NHTM ban hành các chính sách cho vay nói chung và chính sách cho vay khách hàng cá nhân nói riêng kịp thời và có hiệu quả. Chính sách cho vay của Nhà nước chặt chẽ sẽ hạn chế các nguồn cung cấp của ngân hàng ra thị trường, khả năng tiếp cận vốn vay khó khiến các cá nhân thu hẹp sản xuất kinh doanh, hạn chế tiêu dùng…. làm cho chính sách cho vay của các NHTM trở nên kém hiệu quả. Bên cạnh đó, các chính sách kinh tế của Nhà nước đôi khi được ban hành thiếu hệ thống và không đi sát
với thực tế khiển cho việc quản lý cho vay trở lên khó khăn do không thể thích ứng kịp thời (Nguyễn Thị Thảo, 2016).
c. Nhu cầu vốn của Khách hàng, tập quán vay vốn, tiêu dùng
Ở các địa phương khác nhau có tập quán vay vốn và kinh doanh khác nhau.
Thực tế cho thấy, ở những thành phố lớn, điểm giao thông thuận lợi, các làng nghề, khu công nghiệp…thì nhu cầu kinh doanh rất lớn, vì vậy nhu cầu vay vốn của người dân cũng cao hơn,Và ngược lại.
d. Năng lực cạnh tranh
Mức độ cạnh tranh càng khốc liệt thì khả năng phát vay đối với nhóm khách hàng cá nhân càng khó, vì khi đó , khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho mình, các ngân hàng liên tục chạy đua để thu hút KH mới và giữ chân KH cũ, điều này có ảnh hưởng không nhỏđến Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Có nhiều ngân hàng cùng hoạt động trên một địa bàn thì thị trường sẽ bị chia sẻ nhiều. Thị phần của từng ngân hàng sẽ bị giảm sút. Thị phần này phụ thuộc vào khảnăng cạnh tranh của các ngân hàng. Năng lực mạnh sẽ chiếm được nhiều thị phần hơn.
Cạnh tranh luôn là một yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh. Cạnh tranh buộc các ngân hàng phải đối mặt với việc chia sẻ thị phần, tăng chi phí và có thể suy giảm lợi nhuận.Cạnh tranh là một động lực tốt để Ngân hàng ngày càng hoàn thiện, vì để ngày càng phát triển thì Ngân hàng luôn phải cố gắng không để mình tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh và phải nâng cao, tăng cường
các hoạt động quản lý của mình vượt đối thủ cạnh tranh. Khách hàng cá nhân là
đích ngắm của rất nhiều Ngân hàng hàng do lợi nhuận của bộ phận khách hàng này mang lại cao. Nếu như đối thủ cạnh tranh mà chiềm ưu thế hơn so với Ngân hàng thì sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn Ngân hàng thậm chí khách hàng của Ngân hàng cũng chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Do đó việc quản lý cho vay khách hàng cá nhân cần phải tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để ngày càng chiếm ưu
thế hơn là điều vô cùng quan trọng(Nguyễn Thị Thảo, 2016).
e. Sự phát triển của Khoa học – Công nghệ
Với sự phát triển của Khoa học công nghệđã thúc đẩy và hỗ trợ các ngành phát triển với quy mô lớn, trong đó có ngành ngân hàng. Sự phát triển của Khoa học công nghệ giúp cho việc lưu trữ thông tin, xử lý giao dịch một cách nhanh chóng và hiệu quả với quy trình giám sát chặt chẽ. Từ đó giảm bớt lao động thủ
công , tăng tính chính xác, giảm thời gian giao dịch của khách hàng, giám tiếp tạo thời gian nâng cao kỹ năng và nghiệp vụ bán chéo các sản phẩm của cán bộ tín dụng.Giúp việc quản lý giám sát hoạt động cho vay được dễ dàng hơn, giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng (Nguyễn Khắc Kiên, 2017).
2.1.3.2. Nhóm yếu tố chủ quan
a. Năng lực, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng
Trình độ và năng lực quản lý của cán bộ ngân hàng nói chung và các cấp lãnh đạo nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động quản lý cho vay. Nếu đội ngũ cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ cho vay không có năng lực hoặc trình độ còn thấp thì việc quản lý hoạt động cho vay sẽ gặp nhiều khó khăn và rủi ro. Đây cũng là một nhân tố rất quan trọng, quyết định đến chất lượng hoạt động cho vay cùa một ngân hàng
Bên cạnh đó phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng cũng ảnh hưởng không nhỏđến công tác quản lý cho vay. Việc cán bộ tín dụng không chấp hành nghiêm túc chế độ cho vay và điều kiện cho vay theo quy định hiện hành hoặc để tình cảm cá nhân xen lẫn công việc thì việc quản lý sẽ thiếu đi sự khách quan, do vậy sẽảnh hưởng đến chất lượng quản lý hoạt động cho vay (Đỗ
Quốc Anh, 2016).
b. Trình độ khoa học công nghệ của ngân hàng
Công nghệ khoa hh khoa học công nghệ của nggóp phần thúc đẩy hoạt động Ngân hàng diễn ra một cách thuận lới. Nếu Công nghệ của Ngân hàng được nâng cao sẽ giúp cho các chương trình được chạy thông suốt, chuẩn và đúng. Hơn nữa việc khoa học kỹ thuật càng cao thì việc quản lý nói chung và quản lý cho vay nói riêng sẽ càng chi tiết và sát với tình hình thực tế, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho Ngân hàng.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và ứng dụng sâu rộng của nó vào cuộc sống như ngày nay, thì ngành Ngân hàng khó có thể duy trì khả năng cạnh tranh của mình, nếu vẫn cung ứng các dịch vụ truyền thống. Năng lực công nghệ của Ngân hàng thể hiện khả năng trang bị công nghệ mới, gồm thiết bị và con người, tính liên kết công nghệ giữa các Ngân hàng và tính độc đáo về công nghệ của mỗi Ngân hàng. Với một hệ thống công nghệ hiện đại sẽ giúp tăng tính bảo mật thông tin, công tác quản lý tín dụng cũng như
việc tính toán lợi nhuận, dự báo những rủi ro có thể xảy ra sẽ đạt hiệu quả tối
ưu hơn(Thùy Linh và Việt Trinh, 2014).
c. Mô hình tổ chức quản lý cho vay
Mô hình tổ chức quản lý cho vay là yếu tố quyết định nhiều nhất tới hoạt động quản lý cho vay bởi lẽ nếu một NHTM có mô hình tổ chức quản lý cho vay rõ ràng, hợp lý và đảm bảo tính khách quan thì chất lượng quản lý sẽ được nâng cao. Việc phân công rõ ràng trách nhiệm của từng phòng ban, từng cán bộ nhân viên trong công tác quản lý tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên dễ dàng tiếp cận
được các văn bản, quy định về cho vay tại chi nhánh. Bên cạnh đó một NHTM có
một mô hình quản lý nếu được xây dựng hợp lý thì sẽ giúp cho việc tác nghiệp trở nên thuận lợi hơn và ngược lại (Thùy Linh và Việt Trinh, 2014).