4.2.4.1. Công tác giám sát quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP
Để đảm bảo sản phẩm chè được sản xuất theo đúng quy trình VietGAP, công tác giám sát sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP luôn được Ban chỉ đạo trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP huyện chú trọng. Nội dung giám sát quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP của cơ quan nhà nước được thể hiện dưới các hoạt động thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất các hộ trồng chè. Các tiêu chí giám sát bám sát các chỉ tiêu về quy định quản lý sản xuất, chế biến và chứng nhận chè theo tiêu chuẩn VietGAP do Bộ NN & PTNT ban hành. Đơn vị tham
gia giám sát quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP bao gồm: Phòng NN & PTNT, Trạm Trồng trọt & BVTV, HTXDVNN.
Công tác giám sát quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP của các hộ là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện thí điểm thành công mô hình. Dưới đây là nội dung giám sát quy trìn sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP của các hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đoan Hùng.
- Tiêu chí 1: Vùng sản xuất
Trong quy trình VietGAP, vùng sản xuất có ảnh hưởng sâu rộng đến chất lượng nguồn nước, đất và môi trường phục vụ sản xuất. Vùng sản xuất của xã 2 xã Ca Đình và Phúc Lai đều đang trong thời hạn được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP do Sở NN & PTNT Phú Thọ chứng nhận. Vì vậy 100% các hộ đều đạt tiêu chí này.
- Tiêu chí 2: Giống và gốc ghép
Giống là một yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến năng suất, sản lượng chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Quy trình VietGAP yêu cầu giống phải có nguổn gốc xuất xứ rõ ràng, được xử lý trước khi gieo trồng để tránh mầm bệnh.
Qua khảo sát 100% các hộ được điều tra tại cả 2 xã Ca Đình và Phúc Lai đều mua cây giống đảm bảo chất lượng thông qua các HTX.
- Tiêu chí 3: Quản lý đất
Bảng 4.15 Tình hình kiểm tra lấy mẫu nước, đất phục vụ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP của các cơ quan chức năng tại các hộ sản xuất
Các chỉ tiêu Xã Ca Đình Xã Phúc Lai Chung Số hộ (%) CC Số hộ CC (%) Số hộ CC (%)
1. Định kỳ lấy mẫu nước kiểm
tra 15 50,00 17 56,67 32 53,33
2. Mẫu đất sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP định kì được lấy mẫu để kiểm tra
21 70,00 18 60,00 39 65,00
3. Mẫu chè theo tiêu chuẩn VietGAP sản xuất định kỳ hàng năm được lấy mẫu để phân tích, kiểm tra
22 73,33 16 53,33 38 63,33
Sản xuất chè theo quy trình VietGAP yêu cầu hàng năm phải có sự kiểm tra đánh giá chất lượng, xác định nguy cơ ô nhiễm để từ đó có biện pháp phòng chống, cải tạo và canh tác hợp lý. Hàng năm, HTXDVNN đều lấy mẫu đất đi kiểm tra, đánh giá chất lượng, kết quả đều đảm bảo các chỉ tiêu phân tích lý, hóa học Vì vậy, phần lớn các hộ đạt do đất đươc lấy mẫu đánh giá hàng năm, không có hoạt động chăn thả trong khu vực sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Tiêu chí 4: Nước tưới
Hàng năm, phòng NN & PTNT huyện Đoan Hùng và HTXDVNN đều tổ chức các đợt lấy nước sản xuất trên vùng được quy hoạch chè theo tiêu chuẩn VietGAP để đi kiểm tra nồng độ kim loại nặng. Tuy nhiên, số hộ được lấy mẫu nước sản xuất đi kiểm tra còn chưa cao.
Về nguồn nước tưới, chất lượng đất sử dụng trong sản xuất chè phải đảm bảo, đạt tiêu chuẩn hiện hành là một trong những yêu cầu về đầu vào trong sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Với điều kiện về kinh tế, trình độ hiện nay của các hộ nông dân trên cả nước nói chung và huyện Đoan Hùng nói riêng chưa thể một mình mang mẫu đất, mẫu nước để đi kiểm tra, kiểm định mà nhiệm vụ này thuộc về trách nhiệm của cán bộ chịu trách nhiệm quản lí sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn. Theo như báo cáo của phòng NN & PTNT huyện Đoan Hùng hàng năm tổ chức các đợt lấy mẫu đất, nước sản xuất trên vùng được quy hoạch chè theo tiêu chuẩn VietGAP để đi kiểm tra nồng độ kim loại nặng song theo kết quả điều tra cho thấy số hộ trả lời nước sản xuất chè được đi kiểm tra định kỳ vẫn còn khá thấp, đạt 54% và số hộ đã được lấy mẫu kiểm tra đất sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP chỉ đạt 64,5%.
- Tiêu chí 5: Phân bón và chất phụ gia
Qua điều tra 100% các hộ tham gia sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đều hoàn toàn tuân thủ các yêu cầu về phân bón trong sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Hoàn toàn không có việc sử dụng phân tươi, phân không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng ở cả 2 nhóm hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP và chè thường. Đặc biệt các hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đều không lạm dụng, không bón quá nhiều phân bón. Hoàn toàn không có việc sử dụng các hóa chất kích thích sinh trưởng trên chè.
+ Nguồn cung ứng: 100% số hộ điều tra đều mua phân bón và thuốc BVTV tại đại lý vật tư nông nghiệp huyện vì nhiều lý do như dễ mua, gần nhà,
giá cả hợp lý, được mua chịu hơn thế nữa là đảm bảo chất lượng.
- Tiêu chí 6: Hóa chất (bao gồm thuốc BVTV) 100% các hộ đều thực hiện mua tại các đại lý, không sử dụng thuốc ngoài danh mục, thuốc BVTV được dùng chủ yếu là thuốc sinh học, thực hiện phòng trừ sâu bệnh tổng hợp IPM trên chè, hạn chế sử dụng thuốc BVTV đặc biệt là thuốc hóa học, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết. Tùy vào mức độ dịch hại và sâu bệnh mà các hộ sử dụng thuốc BVTV phù hợp theo hướng dẫn của cán bộ BVTV. Dư lượng hoá chất được các cơ quan chức năng lấy mẫu kiểm tra định kỳ hàng năm.
Loại phân bón và chất lượng phân bón, thuốc BVTV được quy định nghiêm ngặt trong các hướng dẫn thông tư về sản xuất chè an toàn của địa phương, chất lượng phân bón, thuốc BVTV, quy trình cách thức sử dụng nó ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp tới chất lượng chè an toàn mà các hộ sản xuất ra,
Các loại phân bón phổ biến các hộ hiên nay đang sử dụng đó là các loại phân có nguồn gốc hóa học như đạm, lân, kali, các loại phân vi sinh, không có hộ nào trên địa bàn sử dụng phân chuồng tươi để bón.
Mặc dù là một trong những địa phương có kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất chè song cho đến này vẫn còn hơn một số hộ không biết về danh mục BVTV cho phép của nhà nước. Hiện nay do yêu cầu về sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đồng thời hàng năm được trạm bảo vệ thực vật hỗ trợ, tập huấn nhận thức được lợi ích về thuốc BVTV nên hầu hết các hộ nông dân sản xuất chè trên địa bàn đều chọn mua các loại thuốc có nguồn gốc sinh học với độ độc nhẹ và thời gian cách li ngắn. Một số ít hộ vẫn sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc hóa học. Để kích thích chè phát triển trong những thời tiết không thuận lợi một số ít hộ điều tra vẫn đang sử dụng thuốc kích thích, sinh trưởng trên chè.
- Tiêu chí 7: Quản lý và xử lý chất thải
Chất thải trong quá trình sản xuất, đặc biệt là chất thải từ việc sử dụng hóa chất rất nguy hiểm với môi trường và sức khỏe con người nếu không được thu gom xử lý ngay. Theo yêu cầu của quy trình VietGAP, chất thải của quá trình sản xuất phải được xử lý đúng quy định. Tuy nhiên qua công tác giám sát, chưa có hộ nào thực hiện thu gom chất thải vào nơi quy định. Quá trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP chủ yếu có 2 loại rác thải đó là: rác thải từ việc sử dụng hóa chất thuốc BVTV (bao gói, chai lọ, túi nilon...) và những phế phẩm, tàn dư sau thu hoạch (gốc, lá vàng, lá già, cây bị sâu héo úa..)
Rác thải hóa chất, qua quan sát thực tế tại các vườn cho thấy: tại khu vực sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP nói chung và chè theo tiêu chuẩn VietGAP nói chung của 2 xã Ca Đình và Phúc Lai đều chưa có các thùng chứa thuốc BVTV. Cũng qua quan sát, tại khu vực thực hiện mô hình vẫn phát hiện có bao bì thuốc BVTV bừa bãi trên đồi chè, các hộ chưa nghiêm túc thực hiện việc vứt bao bì thuốc BVTV đúng nơi quy định.
- Tiêu chí 8: Người lao động
Trên 50% các hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đã được tham gia tập huấn về GAP, có trang bị bảo hộ lao động như ủng cao su, khẩu trang, găng tay nhựa... có tận dụng lao động gia đình, không phân biệt độ tuổi
- Tiêu chí 9: Kiểm tra và giám sát nội bộ
Việc quản lý thực hiện quy trình VietGAP của các hộ, ngoài kiểm tra, giám sát của cán bộ BVTV, cán bộ khuyến nông, HTXDVNN, còn được chia thành các tổ ở HTX, để các hộ tự kiểm tra, giám sát lẫn nhau. Tuy nhiên, các hộ vẫn chưa thực hiện kiểm tra chéo nhau theo tổ trong quá trình sản xuất và ghi chép của hội viên.
- Tiêu chí 10: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Có 100% các hộ có mẫu do Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy sản Phú Thọ soạn thảo và không có đơn khiếu nại nào.
Công tác giám sát sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP của các cơ quan QLNN đã được thực hiện hết sức chặt chẽ. Một số tiêu chí được các hộ dân thực hiện khá tốt như tiêu chí về sử dụng thuốc BVTV, phân bón. Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số tiêu chí chưa được các hộ dân chú trọng như tiêu chí về quản lý chất thải. Điều này đặt ra cho các cơ quan QLNN cần phải nâng cao ý thức của các hộ dân, đồng thời có những biện pháp thích hợp để người dân nghiêm chỉnh thực hiện quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đảm bảo chất lượng sản phẩm chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn (Phụ lục 1. Kết quả giám sát quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại các xã điều tra năm 2018).
4.2.4.2. Công tác thanh tra sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP
Một trong những quy định nghiêm ngặt của chè theo tiêu chuẩn VietGAP là dư lượng thuốc BVTV trong chè phải dưới mức cho phép nhất định, đảm bảo không nguy hại cho người tiêu dùng. Do vậy công tác thanh tra chuyên ngành của
BVTV đối với các cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV để phát hiện những cửa hàng vi phạm là việc làm có ý nghĩa to lớn trong công tác quản lí và nâng cao chất lượng chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong những năm gần cán bộ Chi cục Trồng trọt & BVTV Phú Thọ đã phối hợp với các đơn vị trong huyện tiến hành rà soát và kiểm tra, thanh tra 40/40 đơn vị, cửa hàng thuốc BVTV trên địa bàn huyện. Các cuộc thanh tra đã phát hiện và xử lí hành chính đối với các cửa hàng vi phạm các quy định về giấy phép kinh doanh thuốc BVTV, chứng chỉ hành nghề của chủ các cửa hiệu. Đặc biệt trong năm 2018, trạm đã thanh, kiểm tra và phát hiện 7 cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV sai phạm trong kinh doanh có thuốc BVTV quá hạn sử dụng. Trạm đã lập biên bản và chuyển Chi cục Trồng trọt & BVTV Phú Thọ ra quyết định xử phạt 6 cửa hàng trên, với số tiền phạt là trên 12 triệu đồng.
Bảng 4.16 Kết quả thanh tra chuyên ngành BVTV đối với cửa hàng thuốc BVTV trên địa bàn huyện Đoan Hùng
ĐVT: Số cửa hàng
Các chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Biến động
- Tổng số cửa hàng được kiểm tra 40 40 0
- Tổng số cửa hàng vi phạm 22 10 -12
- Số cửa hàng bị xử phạt 9 6 -3
Nguồn: Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Đoan Hùng (2018) Cùng với công tác hướng dẫn các hộ sản xuất, công tác giám sát và kiểm tra vườn chè theo tiêu chuẩn VietGAP của các hộ đã được quan tâm và thực hiện định kỳ, trong đó theo ý kiến của các hộ nông dân thì cán bộ BVTV là cán bộ chủ yếu giám sát các hộ sản xuất còn cán bộ huyện là đội ngũ tới kiểm tra vườn chè của các hộ sản xuất.
Theo thống kê của Phòng NN & PTNT huyện từ tháng 1/2016 đến tháng 12 năm 2018, cán bộ Trạm Trồng trọt & BVTV, Trạm Khuyến nông, Phòng NN & PTNT và xã đã lập được 180 biên bản vi phạm qui trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP , tổng số 202 thông báo hướng dẫn thực hiện quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP và hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh.
Thông qua phiếu phỏng vấn trên địa bàn các xã có sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP ngoài việc thường xuyên có các cán bộ trạm bảo vệ thực vật
giám sát hộ sản xuất trên các vườn chè còn có lực lượng cán bộ huyện thỉnh thoảng đi thanh tra kiểm tra các quy trình sản xuất của các hộ.
Bảng 4.17 Tình hình kiểm tra giám sát của các cơ quan nhà nước trên vườn chè của các hộ nông dân được điều tra
Các chỉ tiêu Xã Ca Đình Xã Phúc Lai
Số hộ CC (%) Số hộ CC (%)
1. Người giám sát các hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP
- CB Khuyến nông 16 53,33 17 56,67
- CB BVTV 27 90,00 28 93,33
- Khác 2 10,00 0 0,00
2. Người tới kiểm tra vườn chè theo tiêu chuẩn VietGAP của các hộ
- CB BVTV 18 60,00 16 53,33
- CB huyện 26 86,67 27 90,00
- Khác 4 13,33 0,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (2018) Chất lượng chè có an toàn hay không, không thể đánh giá được thông qua mắt thường mà cần có sự kiểm tra phân tích thực tế và thông qua việc kiểm tra chất lượng chè các hộ sản xuất ra mới nắm được hộ nào sản xuất đúng hay không đúng quy trình và tìm cách khắc phục, xử lí do vậy công tác lấy mẫu kiểm tra định kì chất lượng chè theo tiêu chuẩn VietGAP của các hộ sản xuất có ý nghĩa vô cùng quan trọng song cho đến nay chỉ mới có 63,33% số hộ được Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản Phú Thọ thuộc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ lấy mẫu để kiểm tra. Do vậy trong thời gian tới huyện cần chú trọng hỗ trợ, đẩy mạnh việc lấy mẫu kiểm tra chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn.
Trên địa bàn vẫn còn tồn tại các cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV song chưa có giấy phép kinh doanh, 6/40 cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV quá hạn sử dụng. Việc kinh doanh thuốc BVTV quá hạn sử dụng là một trong những lỗi nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn, nguy hại đến chất lượng chè theo tiêu chuẩn