Để có thể thực hiện việc quản lý sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP , quản lý thuốc BVTV đạt hiệu quả cao và đạt được các mục đích đề ra cần tiến hành qua nhiều bước với nhiều nội dung khác nhau từ khâu quán triệt nội dung, triển khai các chính sách liên quan đến vấn đề sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đến các khâu tổ chức các biện pháp quản lý nguồn cung ứng, quản lý việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV, thực hiện nhiều quá trình kiểm tra giám sát nhiều đối tượng ở nhiếu cấp bậc và địa bàn khác nhau tất cả các khâu này đòi hỏi cần có một lực lượng lớn cán bộ có kiến thức của các cơ quan chức năng và ban ngành đoàn thể liên quan. Vì vậy số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất lớn, quyết định đến sự thành công hay thất bại của công tác quản lí sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP.
Qua báo cáo của phòng NN & PTNT và Trạm Trồng trọt & Bảo vệ thực vật huyện Đoan Hùng cho thấy tính đến cuối năm 2018 đội ngũ cán bộ, nhân viên tham gia công tác triển khai thi hành các quy định của pháp luật an toàn thực phẩm hiện nay trên địa bàn huyện Đoan Hùng chỉ có 35 người, trong đó có
5 cán bộ của Trạm Trồng trọt & BVTV có chuyên ngành bảo vệ thực vật, độ tuổi bình quân 41 tuổi; 1 cán bộ Phòng NN & PTNT, 1 cán bộ Trạm Khuyến nông và 28 cán bộ bán chuyên trách phụ trách mạng lưới BVTV tại các cơ sở với độ tuổi giao động từ 30 đến 33 tuổi, với số năm kinh nghiệm giao động từ 2 đến 5 năm.
Bảng 4.22 Trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác quản lý sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đoan Hùng
ĐVT: Người
Nội dung lượng Số
Độ tuổi bình quân Số năm kinh nghiệm Trình độ chuyên môn Trung cấp - Cao đẳng Đại học Tổng số cán bộ 35 18 17 1. CB Trạm Trồng trọt & BVTV 05 41 11,5 0 5 2. CB Phòng NN & PTNT 01 28 5,0 0 1 3. CB Trạm Khuyến nông 01 32 5,0 0 1 4. CB cơ sở 28 33 3,3 18 10
Nguồn: UBND huyện Đoan Hùng (2018) Hiện nay toàn huyện có hơn 1200 ha chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn 5 xã có sản xuât chè trên địa bàn huyện, 40 cửa hiệu thuốc BVTV, 7 cơ sở sơ chế chè an toàn và 2 HTXDVNN từ khâu giám sát chất lượng, quá trình sản xuất đến khâu đóng gói, gắn tem và tiêu thụ. Với khối lượng công việc hàng ngày nói trên trong khi đó toàn huyện chỉ có 35 cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách phụ trách điều này gây khó khăn nhất định cho việc triển khai các hoạt động nhằm quản lý sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn.
Chính sự hạn chế về số lượng cán bộ thanh tra chuyên ngành và sự yếu kém của cán bộ mạng lưới đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thanh kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chủ trương pháp luật của nhà nước về sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Điều này dẫn đến một số các đại lý chưa có đăng ký kinh doanh, chưa đủ các điều kiện nhưng vẫn đang hoạt động trên địa bàn. Cán bộ kỹ thuật ít và yếu nên không thể giám sát nông dân trong quá trình sản xuất dẫn đến một số hộ trong một số quy trình làm theo kinh nghiệm không đúng quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng chè, đến môi trường sống và sức khỏe của người sản xuất chè và cộng đồng.