Cơ sở hạ tầng cho sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sản xuất chè theo tiêu chuẩn vietgap tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 94 - 96)

* Hệ thống các cơ sở công nghiệp chế biến

Trên địa bàn huyện Đoan Hùng, hiện có 7 doanh nghiệp chế biến chè (bao gồm các nhà máy chế biến của các công ty trong nước, công ty nước ngoài và HTX sản xuất chè) đặt tại 2 xã Ca Đình và Phúc Lai. Ngoài ra còn có các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ của người dân tự đầu tư sản xuất. Số lượng cụ thể qua bảng 4.19:

Bảng 4.19 Các doanh nghiệp chế biến chè tại huyện Đoan Hùng Loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp trong nước Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài Hợp tác xã Ca Đình 1 2 1 Phúc Lai 1 1 1

Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Đoan Hùng (2018) Những năm qua cùng với sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với kinh tế thị trường đã hình thành nên các

vùng sản xuất với quy mô tập trung theo vùng trên từng địa bàn. Gắn với các vùng sản xuất, các cơ sở chế biến cũng phát triển theo làm tăng giá trị sản phẩm.

Có thể thấy, sản xuất chè là một trong những ngành sản xuất kinh tế quan trọng của huyện Đoan Hùng. Các doanh nghiệp đã đóng vai trò tích cực trong việc phát triển cây chè, đưa cây chè trở thành cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, giúp người nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số ít doanh nghiệp, cơ sở chế biến chè hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả thấp. Những cơ sở sản xuất này chủ yếu bằng các thiết bị tự chế, lạc hậu không đủ điều kiện đảm bảo chất lượng sản phẩm chè và ATTP.

* Hệ thống thủy lợi

Những năm qua thủy lợi Đoan Hùng được quan tâm hơn, nhiều công trình đã được đầu tư xây dựng như các hồ nước, các phai đập kiên cố bằng bê tông, đập đá, phai rọ thép, hệ thống kênh mương dẫn nước, hệ thống vòi phun tại các đồi chè...

Nhiều công trình thủy lợi xây dựng mới đã được đưa vào sử dụng và phát huy có hiệu quả. Tuy nhiên còn có những công trình mới chỉ phát huy 60-70% năng lực thiết kế và còn thiếu đồng bộ. Nhiều công trình còn tạm thời chưa được kiên cố hóa, có các công trình đang xuống cấp do thiếu vốn tu sửa, bảo dưỡng.

Bảng 4.20 Hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại các xã điều tra

Chỉ tiêu Xã Ca Đình Xã Phúc Lai Số hộ CC (%) Số hộ CC (%) Hộ có hệ thống tưới chè bằng vòi phun tự động 5 16,67 4 13,33 Hộ tưới chè bằng phương pháp thủ công 25 83,33 26 86,67

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ (2018) Tuy nhiên các công trình thủy lợi tại Đoan Hùng chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho các khu vực cây trồng lương thực, riêng với các trồng chè thì chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nước mưa, rất ít diện tích chè được tưới nước.

* Hệ thống giao thông

Giao thông đường bộ: Những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước bằng các chương trình, dự án, đến nay nhiều công trình giao thông được nâng cấp: Quốc lộ 2, Quốc lộ 70, tỉnh lộ 107, tỉnh lộ 104..., các tuyến đường giao thông liên xã, đường giao thông nông thôn vào khu dân cư.

Tại 2 xã Ca Đình và Phúc Lai, công trình quốc lộ 70 được đầu tư nâng cấp, hệ thống đường tỉnh lộ 102, 104 được thảm nhựa lại sau nhiều năm bị hư hỏng, hệ thống đường liên thôn, liên xã được bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sản xuất chè theo tiêu chuẩn vietgap tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)