Theo kết quả điều tra mục 4.2.2, hệ thống quản lý còn quá phức tạp, ở cấp huyện, được giao cho Phòng NN & PTNT, Trạm Trồng trọt & BVTV thực hiện nhiệm vụ quản lý. Sự phân cấp chức năng quản lý giữa các cơ quan liên quan đến quản lý sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP còn chồng chéo và chưa rõ ràng. Trong quá trình tổ chức thực hiện quản lý sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP các đơn vị này đều tổ chức các lớp, các đợt tập huấn liên quan đến sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị này trong hoạt động thanh, kiểm tra các hoạt động sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV, quản lý môi trường, kiểm soát quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP , tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP... chưa được thực hiện quyết liệt, chưa có được
giống, phân bón, thuốc BVTV đều vi phạm do không có đăng ký kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, hình thức xử lý các vi phạm này vẫn chỉ dừng lại ở mức độ cảnh cáo, nhắc nhở, chưa có tính dăn đe cao.
Kết quả điều tra trên địa bàn cho thấy công tác thông tin tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật của nhà nước về quản lý sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP chưa được các cán bộ chính quyền các cấp coi trọng đúng mức điều này dẫn đến sự hiểu biết của người dân, các đại lý và ngay cả những cán bộ địa phương về nó rất mơ hồ, chỉ dừng lại ở mức độ mới nghe đến còn rất ít người hiều về các chính sách đó.
Trong hệ thống quản lý việc sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP chưa có sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, chưa có sự tham gia giám sát của cộng đồng, vai trò và trách nhiệm của các cấp chính quyền chưa được phân công rõ ràng. Chưa có Ban chỉ đạo quản lý sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại các xã là một cấp đi sát đi sâu nhất đối với nông dân trong vấn đề sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP gây ra những khó khăn cho mạng lưới trong vấn đề quán triệt các chủ trương chính sách, thực hiện các biện pháp quản lý sản xuất và quản lý việc tiêu thụ.