Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sản xuất chè theo tiêu chuẩn vietgap tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 54 - 56)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đoan Hùng nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, có quốc lộ 2 và quốc lộ 70 chạy qua, là nơi hợp lưu của hai con sông, sông Lô và sông Chảy; cách thành phố Việt Trì, thủ phủ của tỉnh 50km; cách thủ đô Hà Nội 140km, cách cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang và cửa khẩu Lào Cai khoảng 200 km. Toàn huyện có 27 xã và 01 thị trấn. Địa giới hành chính của huyện tiếp giáp các địa phương như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái.

- Phía Nam giáp huyện Thanh Ba và huyện Phù Ninh. - Phía Đông giáp tỉnh Tuyên Quang.

- Phía Tây giáp huyện Hạ Hoà.

Tuy là một huyện miền núi với tổng diện tích tự nhiên là 30.285,21 ha, song Đoan Hùng có vị trí rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các tỉnh bạn và các huyện trong tỉnh.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Đoan Hùng là huyện miền núi của tỉnh, nên địa hình tương đối phức tạp có hướng dốc thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và được chia làm 2 dạng chính:

- Địa hình đồng bằng phù sa: Đây là dải đất tương đối bằng phẳng được bồi đắp bởi sông Chảy và sông Lô, tập trung ở các xã ven sông, độ dốc thường dưới 30, còn một phần là dải đất phù sa cổ có địa hình lượn sóng độ dốc từ 3 - 50.

- Địa hình đồi núi: Đây là dạng địa hình đặc trưng ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Địa hình, địa mạo ở đây chủ yếu là đồi núi, độ dốc lớn từ 15 - 250 và trên 250.

3.1.1.3. Khí hậu

Đoan Hùng thuộc vùng trung du Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,10C, mùa nóng nhiệt độ từ 270C-280C, mùa lạnh trung bình là 150C-160C. Lượng mưa trung bình hàng năm là: 1.780 mm, mưa tập trung từ tháng 4 - 10 chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm, số ngày nắng trung bình/năm 166 ngày; độ ẩm tương đối trung bình là 84%, thấp nhất là 24%; băng giá, sương muối thỉnh thoảng cũng có xuất hiện, nhưng thường ở mức nhẹ. Trên địa bàn huyện Đoan Hùng thường có 02 loại gió chính: Gió mùa Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 10 và gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Đoan Hùng là khu vực có khí hậu và thổ nhưỡng đặc trưng đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các vùng cây công nghiệp, cây ăn quả đặc sản… điển hình là giống Bưởi đặc sản của huyện rất nổi tiếng và có thương hiệu.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra thoái hóa đất kỳ đầu tỉnh Phú Thọ, huyện Đoan Hùng gồm các nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất thung lũng: 1.847,17 ha chiếm 6,10% tổng diện tích tự nhiên; - Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: 83,13 ha chiếm 0,27% tổng diện tích tự nhiên;

- Nhóm đất đỏ vàng: 18.445,30 ha chiếm 60,91% tổng diện tích tự nhiên; - Nhóm đất lầy và than bùn: 113,01 ha chiếm 0,37% tổng diện tích tự nhiên; - Nhóm đất phù sa: 3.807,48 ha chiếm 12,57% tổng diện tích tự nhiên.

* Tài nguyên khoáng sản

Huyện Đoan Hùng có một số loại khoáng sản có trữ lượng tương đối khá, là nguyên liệu quan trọng cho sản xuất công nghiệp, xây dựng như: Fenspat, cao lanh, than bùn, cát, sỏi, đá xây dựng. Nhưng chủ yếu là cát, sỏi tập trung ở các xã ven Sông Chảy và Sông Lô là xã Chí Đám, Thị trấn Đoan Hùng, Sóc Đăng, Hữu Đô, Đại Nghĩa, Phú Thứ, Hùng Long, Vụ Quang, Đông Khê, Quế Lâm, Nghinh Xuyên, Hùng Quan, Phương Trung, Phong Phú và Vân Du.

* Tài nguyên nhân văn

Đoan Hùng là vùng đất có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và cách mạng. Nhân dân Đoan Hùng đã tạo dựng được nhiều công trình văn hóa có ý nghĩa lịch sử như đình Cả, chùa Chí Đám,… tượng đài Chiến thắng sông Lô. Các dân tộc trong huyện có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bước đi lên. Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội, trong xu hướng hội nhập với cả nước, khu vực và quốc tế; là thuận lợi để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện vững bước đi lên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng huyện giàu, đẹp, văn minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sản xuất chè theo tiêu chuẩn vietgap tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)