Đặc điểm về kinh tế xã hội:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sản xuất chè theo tiêu chuẩn vietgap tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 56 - 60)

Năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế giá trị tăng thêm (giá so sánh 2010) là 7,4%, trong đó: giá trị tăng thêm khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 5,5%; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 9,8%; khu vực dịch vụ - thương mại tăng 8,0%. Giá trị tăng thêm bình quân đầu người theo giá thực tế đạt 33,2 triệu đồng/năm (UBND huyện Đoan Hùng, 2018).

3.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Khu vực kinh tế nông - lâm nghiệp, thủy sản

Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm mạnh tỷ trọng ngành nông nghiệp. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của huyện Đoan Hùng tiếp tục

tăng trưởng ở mức khá, giá trị tăng thêm năm 2018 (giá so sánh 2010) đạt 957,3 tỷ đồng.

- Về trồng trọt: Tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt 46.200 tấn. Diện tích gieo trồng cây lúa đạt 6.440,7 ha, sản lượng thóc đạt 37.176,4 tấn; diện tích ngô đạt 1.654,9 ha, sản lượng đạt 9.023,6 tấn. Diện tích cây chè 2.960 ha, năng suất ước đạt 155 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 46.000 tấn. Chương trình phát triển cây bưởi đặc sản, bưởi Diễn được quan tâm, chú trọng. Đến hết năm 2018 tổng diện tích bưởi trên địa bàn huyện đạt 2.346,6 ha, diện tích cho thu hoạch 1.400 ha. Sản lượng bưởi quả ước đạt 16.000 tấn (trong đó bưởi đặc sản khoảng 11.500 tấn), giá trị sản phẩm ước đạt 260 tỷ đồng.

- Về chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm đã có bước chuyển mạnh mẽ, tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, chăn nuôi nông hộ an toàn và bền vững. Tổng đàn trâu, bò tiếp tục duy trì ổn định, tổng đàn lợn đã có dấu hiệu hồi phục đạt 95.000 con, tổng đàn gia cầm đạt 1.350.000 con. Tổng sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 21.800 tấn.

- Về nuôi trồng thủy sản: Nuôi trồng thủy sản đã có sự chuyển biến tích cực từ nuôi quảng canh sang nuôi thâm canh, bán thâm canh; từ nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức nuôi theo tổ hợp tác. Duy trì diện tích nuôi trồng thủy sản ổn định trên 500 ha, đồng thời tận dụng tốt lợi thế sông Lô để tập trung phát triển nghề nuôi cá lồng với 72 hộ nuôi, số lồng trên 564 chiếc tại các xã Hùng Long, Vụ Quang và Phú Thứ… Tổng sản lượng thủy sản năm 2018 ước đạt 2.800 tấn.

- Về lâm nghiệp: Khuyến khích chuyển đổi diện tích rừng bạch đàn tái sinh kém hiệu quả sang trồng keo và từ trồng cây nguyên liệu sang trồng cây gỗ lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Năm 2018 đã trồng mới được 1.582 ha rừng tập trung, trồng 65.600 cây phân tán. Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 117.000 m3 gỗ.

* Khu vực kinh tế công nghiệp, xây dựng

Khu vực sản xuất công nghiệp - xây dựng tiếp tục có bước tăng trưởng khá. Giá trị tăng thêm năm 2018 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 555,26 triệu đồng.

Số lượng các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động, sản xuất kinh doanh trong khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được duy trì; hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu có mức tăng khá so với cùng kỳ: gỗ xẻ thanh tăng 62%, sản gạch tuynel tăng 14,37%; sản xuất giường,

tủ, bàn ghế ước tăng 26%; sản lượng gạch bê tông tăng 9,45%; sản xuất trang phục tăng 31% chủ yếu tăng từ khu vực doanh nghiệp FDI.

* Khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ

Hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tiếp tục phát triển, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân như: dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ vận tải hành khách, dịch vụ bốc xếp hàng hóa. Giá trị tăng thêm năm 2018 (giá so sánh năm 2010) đạt 891,2 tỷ đồng.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.796,3 tỷ đồng, các loại hình bán lẻ hiện đại phát triển mạnh. Công tác kiểm tra chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại được tăng cường; phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra xử lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu thủ công, công tác VSATTP và kiểm soát việc bán hàng theo quy định về niêm yết giá... không để xảy ra tình trạng sốt giá, hàng giả, hàng kém chất lượng. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ có ý thức hơn trong việc chấp hành nghiêm các quy định về đăng ký kinh doanh, ATTP và các quy định khác có liên quan.

3.1.2.2. Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê năm 2018, dân số của huyện là 109.360 người, mật độ dân số 302,9 người/km2, mật độ phân bố không đồng đều. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,28%. Số người trong độ tuổi lao động của huyện năm 2018 là 59.800 người, chiếm 54,68% tổng dân số. Lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.

Công tác xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm và đào tạo nghề được quan tâm chỉ đạo. Phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức đưa 227/220 lao động đi làm việc tại nước ngoài, đào tạo nghề cho 1.095/1.000 lao động, số lao động có việc làm mới tăng thêm là 1.215/1.200 người. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị tư vấn việc làm cho trên 700 người.

Cùng với sự gia tăng dân số, lực lượng lao động của huyện không ngừng tăng lên. Số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hiện nay được sử dụng chưa hợp lý, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp và một số ngành nghề mang tính chất thời vụ, tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động thấp, nhất là đối với thanh niên, sinh viên mới ra trường cũng như lực lượng lao động nông nhàn cần được tập trung giải quyết.

c. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, văn hóa - xã hội * Giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ của huyện tương đối phù hợp với sự phân bố dân cư và phục vụ sản xuất hiện tại cũng như quy hoạch phát triển lâu dài phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện, của tỉnh và khu vực. Phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông của tỉnh đáp ứng chiến lược an ninh, quốc phòng hiện tại cũng như trong tương lai. Toàn huyện có 750,6 km giao thông đường bộ từ liên huyện, liên xã, liên thôn. Trong đó:

- Các tuyến quốc lộ gồm: Quốc lộ 2 đi Tuyên Quang - Hà Giang chạy qua Đoan Hùng có chiều dài 22 km. Quốc lộ 70 đi Yên Bái - Lào Cai chạy qua Đoan Hùng có chiều dài là 24 km.

- Đường tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện với chiều dài 70,8 km.

- Đường huyện lộ gồm 7 tuyến chính dài 90,6 km, đường liên xã 61 km và đường liên thôn dài 558,1 km. Các xã đều có đường ô tô chạy đến UBND xã đều được cứng hóa, đường nhựa và đường bê tông. Đường liên thôn, liên xóm hầu hết đã được bê tông hóa tạo điều kiện thuận lợi đi lại và vận chuyển hàng hóa.

* Về giáo dục - đào tạo

Công tác giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển ổn định, toàn diện và vững chắc. Chất lượng giáo dục các cấp học được ổn định, giữ vững cả về chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn. Giữ vững phổ cập Mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn mức độ 3 phổ cập giáo dục tiểu học, đạt chuẩn mức độ 2 phổ cập giáo dục THCS và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Tỷ lệ học sinh THCS được xét công nhận tốt nghiệp đạt 99,5%, tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 99,17%.

Quy mô, mạng lưới trường lớp học tiếp tục được củng cố. Năm 2018, chương trình kiên cố hóa trường lớp học, công tác xây dựng và duy trì trường học đạt chuẩn quốc gia được quan tâm chỉ đạo, ưu tiên tập trung đầu tư các nguồn lực và các điều kiện, có thêm 04 trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 100% kế hoạch (mầm non 01, THCS 03), 01 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ II, duy trì kiểm tra công nhận lại sau 5 năm 04 trường, nâng tổng số trường đạt chuẩn lên 61/88 trường, tỷ lệ đạt 69,3%.

* Về văn hóa - thông tin, thể thao

Công tác văn hóa, thông tin, thể thao tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả. Các hoạt động văn hóa, giao lưu văn nghệ, thi đấu thể thao diễn ra sôi nổi ở cơ sở. Hoàn thành xây dựng và đưa di tích Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh xã Yên Kiện đi vào hoạt động. Hoàn thiện hồ sơ đề nghị được UBND tỉnh Phú Thọ xếp hạng đình Châm Nhị xã Vân Đồn là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, mừng thọ, lễ hội tiếp tục chuyển biến tích cực. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 86%, khu dân cư văn hóa đạt 82%; cơ quan, đơn vị văn hóa đạt 91%; xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới đạt 22%.

Công tác thông tin, tuyên truyền được duy trì. Hệ thống đài truyền thanh cơ sở tiếp tục được củng cố, trong năm 2018 có 03 đài truyền thanh được đầu tư nâng cấp. Đài truyền thanh huyện xây dựng phát 156 chương trình phát thanh, Trang thông tin điện tử huyện đăng tải trên 300 tin bài tuyên truyền các sự kiện chính trị, các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương.

* Về Y tế

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm chỉ đạo. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và đội ngũ y bác sĩ được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Các cơ sở y tế đã khám chữa bệnh cho hơn 268.316 lượt người. Hoạt động y tế dự phòng có hiệu quả, không để xảy ra dịch bệnh lớn trên địa bàn; tổ chức thực hiện đúng tiến độ các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế. Đẩy mạnh triển khai xây dựng xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế đến năm 2020; năm 2018 có thêm 01 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 84,8%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sản xuất chè theo tiêu chuẩn vietgap tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)