XUẤT CHÈ THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP Ở HUYỆN ĐOAN HÙNG 4.4.1. Định hướng
4.4.1.1. Định hướng đến năm 2025
Do nhu cầu sử dụng chè an toàn của người tiêu dùng ngày một tăng đòi hỏi phải có sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó. Hiện nay, việc mở rộng diện tích trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP là điều cần thiết. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan quản lý của Nhà Nước có những định hướng và giải pháp giúp thúc đẩy sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP , quản lý tiêu thụ, mở rộng thị trường nhằm đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất lẫn người tiêu dùng.
Nâng cao hiệu quả QLNN về sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP , xây dựng hệ thống kiểm soát, tự kiểm soát dư lượng thuốc BVTV trong sản xuất chè an toàn. Giảm thiểu đến mức thấp nhất dư lượng thuốc BVTV, không để xảy ra hiện tượng ngộ độc cấp tính đối với chè lưu thông trên địa bàn huyện. Thực hiện sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP với giá thành hạ, chất lượng và năng suất cao theo hướng 3 giảm (giống, phân hóa học, thuốc BVTV) và ứng dụng công nghệ sinh học, hạn chế thấp nhất các chỉ tiêu độc chất, đảm bảo an toàn để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường chè.
Trong thời gian tới, nhằm tăng cường quản lý sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn, huyện Đoan Hùng tiếp tục phát huy có hiệu quả lợi thế và nguồn lực của huyện, tập trung chỉ đạo phát triển các vùng chuyên sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP quy mô tập trung, đảm bảo VSATTP, góp phần đáp ứng nhu cầu chè theo tiêu chuẩn VietGAP của người tiêu dùng trong huyện và trong toàn tỉnh, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tiếp tục nâng cao chất lượng cán bộ tham gia quản lý sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP các cấp. Nhân rộng mô hình sản xuất VietGAP, nâng cao năng suất chất lượng chè theo tiêu chuẩn VietGAP , cơ cấu chủng loại chè theo tiêu chuẩn VietGAP phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về chè theo tiêu chuẩn VietGAP.
Các phòng ban chức năng của huyện có liên quan trong quản lý sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP phối hợp quản lý chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu thụ chè. Tăng cường công tác thanh kiểm tra việc kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV, góp phần tạo ra các sản phẩm chè có chất lượng, đảm bảo các tiêu chuẩn về
VSATTP, tạo lòng tin ở người tiêu dùng, xây dựng thương hiệu chè an toàn Đoan Hùng trên thị trường.
4.4.1.2. Mục tiêu quản lý sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đoan Hùng đến năm 2025
Tăng diện tích, năng suất, sản lượng chè theo tiêu chuẩn VietGAP , giá trị sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP nói chung trong toàn huyện; mở rộng diện tích và tăng vụ sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với chất lượng cao cung cấp cho thị trường nội tỉnh và hướng tới xuất khẩu chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Thực hiện cơ cấu sản xuất chè trồng hợp lý, đa dạng các chủng loại chè.
Tăng sản lượng và chủng loại các loại sản phẩm chè theo tiêu chuẩn VietGAP chế biến, tăng tính liên kết giữa các khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trong ngành nông nghiệp, tăng thu ngoại tệ từ xuất khẩu chè.
Tăng cường áp dụng kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP , tăng cường công tác khuyến nông và đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực cho ngành hàng chè theo tiêu chuẩn VietGAP , tăng cường tuyên truyền quảng bá sản phẩm chè theo tiêu chuẩn VietGAP.
Hoàn chỉnh thực hiện công tác quy hoạch ngành chè theo tiêu chuẩn VietGAP trong toàn huyện, gắn quy hoạch sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP với quy hoạch hai khâu chế biến và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP , gắn quy hoạch ngành hàng chè theo tiêu chuẩn VietGAP với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành của huyện.
Ban hành các cơ chế chính sách quản lý Nhà nước đối với ngành hàng chè theo tiêu chuẩn VietGAP , đề xuất các biện pháp mạnh trong công tác quản lý sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Kiện toàn bộ máy, đội ngũ công chức Nhà nước ở các cơ quan chức năng có tham gia quản lý Nhà nước đối với ngành chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ ngành chè theo tiêu chuẩn VietGAP , xây dựng hệ thống mạng lưới tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Tăng cường năng lực quản lý, công tác kiểm tra, kiểm soát Nhà nước đối với thị trường chè theo tiêu chuẩn VietGAP , chất lượng sản phẩm chè theo tiêu chuẩn VietGAP.
4.4.2. Giải pháp tăng cường quản lý sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP ở huyện Đoan Hùng huyện Đoan Hùng
4.4.2.1. Giải pháp về quy hoạch
Xây dựng quy hoạch hợp lý vùng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP bao gồm quy hoạch tổng thể và quy hoạch cụ thể cho từng loại chè, trên cơ sở đó xây dựng vùng chè theo tiêu chuẩn VietGAP chuyên canh tận dụng được các lợi thế so sánh trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong quy hoạch phải bố trí tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa ba khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP thì mới phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Nội dung quy hoạch vùng chè theo tiêu chuẩn VietGAP trong thời gian tới cần thực hiện các nội dung chủ yếu sau:
- Điều tra thu thập, đánh giá thực trạng điều kiện sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đoan Hùng Xác định, phân loại các vùng có sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP theo quy mô diện tích, địa hình, chân đất, vị trí... ở các địa phương trong huyện. Kiểm tra, xác định các nguồn nước hiện đang sử dụng tưới cho chè theo tiêu chuẩn VietGAP ở từng vùng.
- Lấy mẫu đất, nước ở tất cả các vùng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP để phân tích các chỉ tiêu về kim loại nặng, thuốc BVTV, vi sinh vật gây bệnh. Kết quả phân tích sẽ là điều kiện xác định các vùng đủ điều kiện và không đủ điều kiện sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP theo quy trình VietGAP.
- Xác định diện tích đất có khả năng quy hoạch, phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP theo các hình thức tập trung hay phân tán. Vùng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tập trung là các vùng đủ điều kiện để sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP , không nằm trong diện tích quy hoạch cho mục đích sử dụng khác của tỉnh ít nhất 10 năm, có hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Xây dựng bản đồ quy hoạch các vùng đủ điều kiện sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP : Bản đồ quy hoạch sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP của toàn huyện Đoan Hùng và bản đồ quy hoạch sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP của từng xã.
4.4.2.2. Giải pháp về quản lý, chỉ đạo và giám sát
Sự lỏng lẻo, chồng chéo trong công tác quản lý và thiếu thống nhất trong công tác tổ chức là những nguyên nhân chính dẫn đến những tồn tại trong công
tác quản lý sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn vì vậy trong thời gian tới cần:
- Tiến hành rà soát lại các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV, phân bón, các cơ sở sơ chế, kinh doanh chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn, xử phạt nghiêm, thu hồi giấy phép kinh doanh, cần thiết cho đóng cửa các cửa hàng không đủ các điều kiện theo quy định.
Trên địa bàn hiện nay còn các cửa hàng chưa có giấy phép kinh doanh, chưa đủ điều kiện cần thiết để kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. nếu không quản lý, xử phạt nghiêm các đại lý, cửa hàng thì rất dễ dấn đến hiện tượng thuốc cấm sử dụng, thuốc kém chất lượng được đưa vào nhân dân sử dụng cho chè. Vì nếu trên địa bàn có bán thuốc gì thì các hộ dân sử dụng thuốc đó, ít các hộ dân có thể phân biệt được đâu là thuốc nằm trong danh mục cấm sử dụng, đâu là loại thuốc được phép sử dụng. Mặt khác đa phần những thuốc cấm sử dụng lại là những thuốc có độc tính cao nên hiệu quả diệt trừ sâu rất tốt nên dễ được người dân sử dụng hơn.
Bên cạnh việc xử phạt và cho đóng cửa các của hàng không đủ điều kiện về kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, chi cục bảo vệ thực vật, trạm bảo vệ thực vật nên hỗ trợ các địa phương xây dựng các cửa hàng, đại lý kiểu mẫu trực thuộc các hợp tác xã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật có quy mô lớn, là nguồn cung cấp chính cho địa bàn. Để việc quản lý, giám sát được thực hiện tốt hơn.
- Tăng cường biện pháp giám sát cộng đồng.
Để có thể giám sát việc sản xuất chè an toàn, việc thực hiện được tiến hành theo hai hình thức, kiểm tra trực tiếp và giảm thiểu rủi ro dựa vào cộng đồng. Với kiểu kiểm tra trực tiếp, các hộ nông dân khi sản xuất chè sạch, bắt buộc phải đăng ký diện tích trồng. Sau đó, HTX sẽ kiểm tra hàng ngày trên đồng ruộng, giám sát các hộ sản xuất. Trạm Trồng trọt & BVTV huyện sẽ về lấy mẫu kiểm tra đột xuất, nếu phát hiện hàm lượng thuốc BVTV, kim loại nặng vượt quá mức cho phép sẽ tiến hành lập biên bản và xử lý, nếu vượt quá xa ngưỡng cho phép sẽ bị phạt mức tiền đáng kể nào đó. Song song với đó, bản thân các hộ nông dân cũng đóng vai trò là một giám sát viên sản xuất chè an toàn. Các hộ trong quá trình sản xuất sẽ giám sát lẫn nhau. Kịp thời nhắc nhở các hộ vi phạm các quy trình an toàn khi sử dụng thuốc. Nếu hộ nào cố tình vi phạm sẽ bị cộng đồng lên án, đưa ra phê bình trước các cuộc họp nông dân, thôn xóm.
- Thành lập ban chỉ đạo sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại các xã.
Hiện nay trên địa bàn cơ quan tiến hành thanh tra giám sát việc sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP chỉ có cán bộ thanh tra của huyện thực hiện, sự liên kết, phối hợp với các cấp, các ngành tại cơ sở còn kém, trong khi đó lực lượng cán bộ thanh tra ít nên khó có thể kiểm soát, quản lý việc sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn. Lực lượng tốt nhất có thể kết hợp với cán bộ thanh tra của huyện trong công tác này chính là cán bộ cấp cơ sở, vì đây là lực lượng đi sâu, đi sát, thường xuyên năm bắt được tình hình của các đối tượng liên quan nhất.
4.4.2.3. Giải pháp về nâng cao trình độ của người dân
Qua quá trình phân tích từ yếu tố 4.3.4 cho thấy con người là yếu tố trung tâm quyết định và ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn. Nâng cao trình độ và nhận thức để thay đổi thói quen không tốt về sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn là việc làm đầu tiên và việc làm khó nhất của chúng ta trong mấu chốt nâng cao hiệu quả công tác quản lý sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn. Muốn làm được điều này trong thời gian tới cần:
Thứ nhất: Cần tăng cường hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật của nhà nước về quản lý sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP , những rủi ro ảnh hưởng của việc sử dụng các loại đầu vào không đúng cách cho các đối tượng có liên quan. Bao gồm Hộ nông dân sản xuất chè, các Đại lý thuốc BVTV, cơ sở chế biến, kinh doanh, người tiêu dùng.. thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đài, báo, hệ thống loa truyền thanh của địa phương... với các hình thức bằng văn bản, các phóng sự, bản tin, các câu chuyện... về các nội dung:
Các quy định hiện hành của Nhà nước và tỉnh về quản lý hoạt động sản xuất, buôn bán, lưu chứa, bảo quản và sử dụng thuốc BVTV.
- Các rủi ro, ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV không đúng cách. - Thông báo kết quả công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu chứa, bảo quản và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh.
- Thông báo những tồn tại về hoạt động sản xuất, buôn bán, lưu chứa, bảo quản và sử dụng thuốc BVTV trên toàn tỉnh nói chung và tại địa bàn huyện Đoan Hùng nói riêng.
- Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng và cộng đồng trong công tác quản lý.
- Tuyên truyền những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, lưu chứa, bảo quản và sử dụng thuốc BVTV; đồng thời thông báo kịp thời những tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm.
Thứ hai: Tăng cường hơn nữa công tác tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ và nhận thức cho các đối tượng có liên quan, trong đó:
* Tập huấn cho nông dân, những người sản xuất chè về các vấn đề:
- Một số kiến thức chuyên môn về sử dụng các đầu vào trong sản xuất chè an toàn
- Tác hại của thuốc BVTV với con người và môi trường sinh thái. - Các quy định nhà nước trong sản xuất, tiêu thụ chè an toàn
- Tổng hợp, phân tích một số lỗi nông dân thường gặp trong quá trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về kết quả các đợt thanh kiểm tra sản xuất, kinh doanh chè an toàn.
- Đào tạo nông dân về kỹ thuật thu hoạch, bảo quản chè an toàn.
- Ngoài những lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất chè an toàn cần tăng cường các khóa học về việc ký kết hợp đồng bằng văn bản, giải quyết sự cố khi cố khi thực hiện hợp đồng.
* Tập huấn cho chủ các cơ sở chế biến, kinh doanh chè theo tiêu chuẩn VietGAP
- Các văn bản pháp quy mới có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh chè an toàn.
- Bổ sung những kiến thức chuyên môn cần thiết về chè an toàn cho các chủ cửa hàng.
4.4.2.4. Giải pháp về nâng cao trình độ của cán bộ quản lý
* Tập huấn cho cán bộ mạng lưới cấp xã, chính quyền địa phương về các vấn đề:
- Các văn bản pháp quy mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về chè an toàn
- Một số biện pháp nghiệp vụ thanh, kiểm tra cơ bản đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh chè an toàn.
* Tập huấn cho các cán bộ thanh tra
- Cập nhật các văn bản pháp quy mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP
- Nghiệp vụ thanh, kiểm tra đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh chè an toàn
- Trao đổi những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong thanh, kiểm tra; cách phát hiện các dấu hiệu vi phạm; kinh nghiệm xử lý các vụ việc phức tạp,...
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP và kết quả nghiên cứu công tác quản lý sản xuất chè VietGAP trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ cho thấy công tác quản lí sản xuất chè theo theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn trong thời gian qua đã đạt được một số thành quả nhất định như: 1) Tổ chức xây dựng được sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP , trong đó cơ sự kết hợp chặt chẽ giữa Cán bộ Phòng NN & PTNT, Trạm Trồng trọt & BVTV; 2) Tổ chức được nhiều lớp tập huấn về quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP với nhiều mô hình hữu ích, lớp về VSATTP cho các hộ nông dân và đối tượng có