Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 94)

trên địa bàn huyện Kim Bôi

4.4.2.1. Tăng cường quản lý cán bộ và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Qua phỏng vấn người dân về bộ máy quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi cho thấy nhiều người dân vẫn chưa thực sự hài lòng với đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Việc thực hiện nhiệm vụ thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm và các hoạt động khác liên quan đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện còn chưa thảo đáng, còn có sự thiên vị, các vi phạm còn được xử lý chưa triệt để còn có hiện tượng cả nể, bao che cho các hoạt động vi phạm về đất nông nghiệp. Chính vì vậy, trong thời gian tới chính quyền huyện cần có những biện pháp làm thay đổi nhận thức của cán bộ thực hiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Trước khi bổ nhiệm các cán bộ làm công tác quản lý về đất nông nghiệp cần lấy tín nhiệm từ người dân hoặc công khai các tiêu chuẩn bổ nhiệm để người dân có thể theo dõi.

chất lượng cán bộ, đảng viên để uốn nắn kịp thời những sai phạm. Kiên quyết đưa ra khỏi hệ thống quản lý những cán bộ, không đủ tư cách phẩm chất trình độ. Từ đó, phấn đấu không để xẩy ra hiện tượng cán bộ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp nói riêng và cán bộ công quyền nói chung vi phạm tiêu cực trong quản lý đất nông nghiệp. UBND huyện cũng cần chủ động phối hợp với sở, ngành ở tỉnh như Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường trong giải quyết các vướng mắc phát sinh, tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cũng như việc kiểm tra chặt chẽ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Tạo hệ thống kênh thông tin ngắn nhất trong quản lý nhà nước về đất nông nghiệp giữa các cấp quản lý. Huyện cần giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp cho Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, nếu để xảy ra các sai phạm thì trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện phải chịu trách nhiệm.

Cần tập trung củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của cấp xã. Đất nông nghiệp gắn liền địa bàn xã, phường, và được sử dụng sinh lợi từ địa bàn cơ sở. Chính quyền địa phương, là người đại diện cho Nhà nước tại địa phương và thường trực, trực tiếp thực hiện việc giám sát theo dõi mọi hoạt động sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hàng ngày. Người ta không thể quản lý tốt về đất đai ở một địa bàn cụ thể nào đó mà ở đấy chính quyền cơ sở yếu kém về năng lực, có nhiều tiêu cực. Thực tế cho thấy, nơi nào chính quyền cơ sở vững mạnh, thì nơi đó thường không để xẩy ra các bê bối trong Quản lý nhà nước về đất đai, cũng như các vụ kiện cáo tranh chấp đất đai kéo dài. Các mối quan hệ về đất đai chủ yếu phát sinh từ cơ sở, về mặt xã hội đất đai gắn liền với các khái niệm về “lãnh thổ”, “địa phận”, “địa chỉ”, gắn liền với lịch sử phát triển của đơn vị hành chính như xã, phường... Do vậy, cần quan tâm, đầu tư thích đáng cả về lượng và chất đối với chính quyền cấp cơ sở.

Rà soát các chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, đơn vị cá nhân để có thể phân công phân nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân, bộ phận trong bộ máy, giao trách nhiệm cho người đứng đầu đơn vị nếu để xảy ra các vi phạm trong quản lý. Thực hiện tốt việc phân cấp phân quyền trong quản lý theo nguyên tắc: Công việc của đơn vị nào, cấp nào giải quyết tốt hơn thì giao cho đơn vị đó, cấp trên chỉ tập trung hướng dẫn và tăng cường kiểm tra giúp đỡ cấp dưới thức hiện.

Tập trung đào tạo bồi dưỡng chuyên môn quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng cho cán bộ quản lý nhà nước về đất đai, cán bộ chủ chốt của xã, phường nhằm nâng cao nghiệp vụ. Quy định chế độ khen

thưởng và kỷ luật rõ ràng. Kiên quyết loại bỏ các cán bộ không đủ phẩm chất, năng lực ra khỏi bộ máy quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Xây dựng các tiêu chuẩn thi tuyển công chức, thi tuyển các chức vụ QLNN, các tiêu chuẩn đánh giá kết quả công tác, khen thưởng kỷ luật phải rõ ràng, khoa học. Sau đó cần được công bố rộng rãi để mọi người biết, phấn đấu, đánh giá và kiểm tra. Huyện thường xuyên tiến hành đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên để uốn nắn kịp thời những sai phạm. Kiên quyết đưa ra khỏi hệ thống quản lý những cán bộ, không đủ tư cách phẩm chất trình độ.

Từ đó, phấn đấu không để xẩy ra hiện tượng cán bộ QLNN vi phạm tiêu cực trong quản lý đất đai. Huyện cũng chủ động cần phối hợp tốt với cơ quan quản lý chuyên ngành như: Các sở, ngành ở tỉnh như Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và môi trường trong giải quyết các vướng mắc phát sinh, tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cũng như việc kiểm tra chặt chẽ QLNN về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Tạo hệ thống kênh thông tin ngắn nhất trong QLNN về đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp giữa các cấp quản lý.

4.4.2.2. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch và quản lý quy hoạch đất nông nghiệp

Để công tác lập kế hoạch được thực hiện hiệu quả, Huyện cần rà soát và quyết định hệ thống tiêu chuẩn quy phạm, công cụ định hướng và thể chế. Quy hoạch phải được nghiên cứu khoa học phải rõ ràng, phù hợp với mục tiêu phát triển chung của thành phố, quốc gia.

Cần rà soát những điểm không hợp lý của quy hoạch chi tiết đã được duyệt: Mặc dù QHSD đất nông nghiệp được duyệt, tuy nhiên không có nghĩa là nó chính xác tuyệt đối. Quá trình thực hiện kế hoạch nhiều năm cho thấy, vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót. Do đó, để khắc phục, cần tham khảo các ý kiến của người nông dân, các chuyên gia, các trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn rà soát quy hoạch, đánh giá những bất hợp lý trong quy hoạch. Hơn nữa, tính khả thi, tính công khai của quy hoạch, KHSDĐ nông nghiệp tạo cơ sở để khắc phục được tình trạng lãng phí trong quản lý và sử dụng, không để cơ hội cho những người dựa vào quy hoạch để tham nhũng như hiện nay.

Lập và duyệt QHSDĐ nông nghiệp chi tiết cho cấp xã, thị trấn: Mặc dù đất nông nghiệp chỉ là một bộ phận trong tổng thể đất đai của huyện Kim Bôi. Tuy nhiên, nội dung quy hoạch chi tiết dành cho đất nông nghiệp đối với các xã, thị trấn là một trong những công cụ cần thiết cho QLNN về đất nông nghiệp. Quy hoạch chi tiết cho xã, thị trấn cần được phân ra các giai đoạn thực hiện cụ thể, từ

đó có các chính sách thích hợp để quản lý và sử dụng đất nông nghiệp thích hợp. Đồng thời cần có sự gắn kết quy hoạch với các nguồn lực tài chính và quản lý hành chính của huyện, của tỉnh.

Quản lý quy hoạch đã được phê duyệt: sau khi QHSDĐ được phê duyệt, nó có tính pháp lý như một văn bản Luật. do vậy huyện cần có biện pháp đảm bảo các thông tin cơ bản về quy hoạch được tiếp cận thuận tiện. Huyện có thể lập bộ phận hướng dẫn và giải đáp về quy hoạch, cung cấp các thông tin trên các Website của UBND huyện, cắm mốc, sơ đồ vị trí mặt bằng tại những khu vực đã quy hoạch, nhất là chỉ giới mở các tuyến đường, địa giới các thửa đất, ruộng chi tiết.

- Củng cố hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai trong cả nước: Quản lý đất đai là một vấn đề phức tạp liên quan đến lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học công nghệ. Để đáp ứng cho nhu cầu quản lý sử dụng đất đai trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội, người sử dụng đất yên tâm đầu tư, cần thiết phải có hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai đủ mạnh về tổ chức bộ máy, năng lực chuyên môn và khoa học - công nghệ.

- Xây dựng và ban hành các chế tài xử lý các vi phạm trong việc quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật về đất đai, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất, thông qua đó tạo ra sự đồng thuận cao trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Phát huy vai trò của các cấp ủy đảng, tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân trong tham gia đóng góp và giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Sử dụng hiệu quả đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác: Thông qua việc công khai, minh bạch quy hoạch sử dụng đất, quỹ đất; xây dựng hoặc hỗ trợ xây dựng cụm công nghiệp cùng với hạ tầng kỹ thuật; đảm bảo các quyền cơ bản theo luật định của các nhà đầu tư đối với đất đai.

- Nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, gắn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quy hoạch các ngành, các lĩnh vực.

4.4.2.3. Tiếp tục hoàn thiện công tác giao đất, cho thuế đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp

a. Giao đất, cho thuê và thu hồi đất

Quỹ đất nông nghiệp của huyện có hạn và hầu hết đã giao đến hộ nông dân theo Chỉ thị 10/1998/CT-TTg và chỉ thị 1474/2013/CT-TTg, do đó đất nông nghiệp sẽ không còn nhiều, cần phải có sự lựa chọn, các tiêu chuẩn xét duyệt cấp đất công khai, rõ ràng. Hạn chế tình trạng tham nhũng trong quá trình giao đất và cho thuê đất nông nghiệp. Theo đó, cần khắc phục cơ chế "xin" "cho", chênh lệch giá đất giữa giá nhà nước quy định và thị trường. Xử lý kịp thời, nghiêm túc các hành vi tham nhũng, gây lãng phí. Đối với người có hành vi tham nhũng, gây lãng thì ngoài việc bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc truy tố trách nhiệm hình sự còn phải chịu trách nhiệm kinh tế trong bồi thường đủ những thất thoát do tham nhũng, lãng phí gây ra.

Đối với các hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp với diện tích nhỏ, cần xây dựng chế tài bồi thường phù hợp cho hộ. Đối với các hộ dân bị thu hồi phần lớn hoặc toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thì ngoài việc đền bù thỏa đáng, huyện cũng cần có chính sách giải quyết việc làm cho người lao động. Hộ nông dân có diện tích đất còn lại rất hạn chế thì cần được chuyển hướng từ trồng cấy lúa, cây lương thực, hoa màu sang lĩnh vực khác cho phù hợp văn hóa, tập quán và sản xuất

b. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Đến nay huyện Kim Bôi cơ bản hoàn thành cấp giấy CNQSDĐ nông nghiệp đối với những trường hợp đã kê khai và đủ điều kiện, các hồ sơ còn lại chưa đủ điều kiện theo quy định vì thiếu nhiều loại giấy tờ, nguồn gốc đất đai do lịch sử quản lý trước đây để lại. Hồ sơ này thường phức tạp, trong khi đó khung pháp lý và QHSDĐ chi tiết được phê duyệt của xã, thị trấn làm cơ sở cho xét duyệt lại thiếu. Nhiều trường hợp có nhu cầu muốn làm nhanh hoặc thiếu giấy tờ thủ tục phải có "quan hệ". Để khắc phục huyện đã ban hành quy trình cấp Giấy CNQSD đất theo hướng rút ngắn về thời gian so với quy định của Luật Đất đai và công khai về thời hạn, nội dung hồ sơ, để người dân có thể kiểm soát được tình trạng hồ sơ của mình, coi đây là một trọng tâm của cải cách thủ tục hành chính. Có kế hoạch kiểm tra, rà soát thông báo cho các đơn vị, cá nhân biết về

tình trạng, hướng giải quyết, chấp nhận hoặc không chấp nhận, thời gian dự kiến hoàn trả đối các hồ sơ cấp giấy CNQSDĐ nông nghiệp, tránh tình trạng phải chạy chọt, nhũng nhiễu.

Đối với tình trạng nông nghiệp bị mua bán, chuyển nhượng bất hợp pháp diễn ra và việc tự chuyển đổi từ mục đích đất nông nghiệp sang mục đích kinh doanh hoặc đất phi nông nghiệp, huyện cần tiến hành kiểm kê toàn bộ diện tích đất nông nghiệp hiện có, phân loại và xử lý theo các hướng như: (i) đối những vị trí đã có dự án được duyệt, cần thu hồi và quản lý để giao cho các đơn vị thực hiện dự án sau này; (ii) đối với những vị trí đất nông nghiệp nhưng chưa có dự án đầu tư, thời gian người dân sử dụng có thể lâu dài mà chưa được cấp giấy chứng nhận thì phải cấp giấy CNQSDĐ nông nghiệp để người dân yên tâm sản xuất; (iii) đối với những vị trí đất nông nghiệp nhưng quy hoạch sang mục đích khác cũng cần xem xét cấp giấy CNQSDĐ nông nghiệp cho người sử dụng, hỗ trợ về vốn để khuyến khích họ chuyển đổi giống cây trồng sang mô hình sản xuất tiên tiến hiệu quả cao; (iv) đối các hộ mua bán chuyển nhượng trái phép, SDĐ sai mục đích không theo các quy định của pháp luật, huyện cần kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất như trước khi vi phạm không thực hiện các thủ tục sang tên hoặc thu hồi nhằm lập lại trật tự, kể cả những trường hợp đã có nhà ở, đã được cấp giấy.

4.4.2.4. Tăng cường thanh tra kiểm tra việc chấp hành luật pháp và giải quyết khiếu nại tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai

Thanh kiểm tra vi phạm vê đất nông nghiệp không chỉ là nhiệm vụ của của riêng cấp huyện. Cần có sự phối hợp giữa chính quyền trung ương và địa phương, giữa chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội ở cơ sở. Đồng thời, bên cạnh các văn bản cần phải có sự kiểm tra, những giải pháp tháo gỡ phù hợp đặc thù của từng xã, thị trấn, xây dựng chế tài xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm

Đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra. Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra phải được nghiên cứu và thiết kế lại một cách hết sức khoa học để làm sao vừa đảm bảo được mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cư quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho người sử dụng đất. Phân quyền và giao quyền phải có kiểm tra giám sát tránh buông lỏng, thường xuyên kiểm tra

ngăn chăn kịp thời các hành vi tham nhũng, gây lãng phí trong quản lý sử dụng đất nông nghiệp. Bằng cách tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hướng dẫn cấp xã, thị trấn phối kết hợp tốt với sự giám sát của HĐND, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan báo chí và tổ chức, công dân. Huyện cần chú trọng đến việc khuyến khích người dân tham gia kiểm tra quản lý sử dụng đất, nếu công tác này được thực hiện tốt sẽ hạn chế đáng kể các sai phạm trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp.

Trong công tác thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào các diện tích đất nông nghiệp chưa có giấy tờ sử dụng đất, vị trí đất nông nghiệp giáp khu dân cư, gần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 94)