Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 33 - 41)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sơ thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở một số địa phương

phương và các tỉnh thành phố

2.2.1.1. Kinh nghiệm của huyện Thanh Trì, Hà Nội

Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là kể từ sau khi Văn phòng Đăng ký Đất và Nhà được thành lập đã đi vào quy củ. Hoạt động của các phòng, ban đã có sự phân chia rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức tham gia.

Thành công đáng nói đầu tiên của huyện là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Cho đến nay gần như đã hoàn thành huyện đã có thể “ khép sổ” chỉ còn lại một số trường hợp lác đác trong chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong thời gian tới huyện Thanh Trì sẽ có biện pháp triệt để giải quyết tiến tới hoàn thành 100%. Giúp cho người sản xuất nông nghiệp an tâm canh tác, sử dụng đất và công tác quản lý cũng thuận lợi hơn trước.

Nhờ vận động, tuyên truyền về pháp luật qua trạm thông tin phường xã, cán bộ huyện thường xuyên tới các xã để phổ biến kiến thức cần thiết cho cán bộ địa chính xã, và người dân vì vậy tinh thần trách nhiệm của quần chúng cũng tăng lên đáng kể. Trong nhiều trường hợp như: giải quyết khiếu nại sau khi được giải thích trực tiếp làm rõ khúc mắc nhiều cá nhân đã tự nhận thấy điểm sai và rút lại đơn khiếu kiện, hoặc tự hoà giải với nhau hợp tình hợp lý.

Công tác khảo sát, đo đạc phân hạng đất đai của huyện thực hiện rất tốt. Huyện đã và đang triển khai hệ thống bản đồ hiện đại số hoá phục vụ nhanh và hiệu quả hơn cho công tác quản lý. Tạo điều kiện cho việc quản lý, lưu trữ hồ sơ địa chính, giấy tờ sổ sách, dễ dàng cung cấp thông tin, trích lục khi cần thiết….

Huyện đã thiết lập được một bộ máycông tác quản lý Nhà nước mạnh mẽ, bước đầu giải quyết xây dựng hồ sơ sổ sách tồn đọng từ trước đến nay. Huyện đã xây dựng được hệ thống hồ sơ địa chính, cập nhập những biến động, thay đổi của đất đai trong huyện….

Công tác kiểm kê, thống kê được thực hiện đúng thời hạn, đúng quy định của nhà nước đặt ra, thực hiện đồng bộ các nội dung ở các xã phường, thị trấn.

Công tác thanh tra, kiểm tra của của huyện được chú trọng quan tâm đến các vướng mắc của dân chúng thụ lý hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo tinh thần chung. Xử lý một số trường hợp vi phạm của các cán bộ làm công tác quản lý

nhà nước, cách chức, kỷ luật các trường hợp cố tình làm sai, Làm nghiêm minh hệ thống luật của Nhà nước.

Đội ngũ cán bộ nhiệt tình, tham học hỏi luôn tiếp nhận những cái mơí để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước. Hệ thống cơ quan quản lý có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau. Làm việc hiệu quả, chất lượng…(Lê Anh Hùng, 2011).

2.2.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Sơn La

Trong những năm qua, công tác quản lý, sử dụng đất nông, lâm nghiệp, đất công trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có chuyển biến tích cực, bước đầu đi vào nề nếp, đúng pháp luật. Tuy nhiên, ở một số địa phương, nhất là khu vực thành phố Sơn La, thị trấn, thị tứ vùng quy hoạch đất nông nghiệp... việc quản lý, sử dụng có diễn biến phức tạp; tình trạng lấn chiếm, mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng đất công, đất nông, lâm nghiệp trái pháp luật dưới nhiều hình thức vẫn còn diễn ra. Nhiều trường hợp vi phạm chưa được chính quyền các cấp ngăn chặn kịp thời, kiểm tra và xử lý chưa triệt để, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, về quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn, ảnh hưởng đến sản xuất nông, lâm nghiệp, gây bức xúc trong dư luận. Ngay như trên địa bàn Thành phố Sơn La, một số cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức... đã cho thuê hoặc hợp thức hóa đất công không theo quy định, gây nhiều khó khăn cho quản lý đất đai và quy hoạch. Nhiều địa bàn nông thôn trong tỉnh, tình trạng nhân dân lấn chiếm đất lâm nghiệp để sản xuất nông nghiệp chưa được ngăn chặn kịp thời, thậm chí rừng đặc dụng ở một số địa phương cũng bị xâm lấn để canh tác nông nghiệp, làm giảm diện tích đất lâm nghiệp và gây ảnh hưởng đến tài nguyên rừng (Lê Anh Hùng, 2011).

Trước thực trạng trên, các sở, ngành chức năng, các huyện, thành phố Sơn La đã tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với đất công, đất nông, lâm nghiệp, đảm bảo duy trì đúng quy định. Thực hiện nghiêm Quy hoạch chung về sử dụng đất các loại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhất là đất ruộng, đất lâm nghiệp. Đẩy mạnh công tác đăng ký biến động và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệpcho các hộ dân khi thực hiện xong công tác dồn điền, đổi thửa. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La đã chủ động kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, sử dụng đất cho cấp huyện và cấp xã; cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thành phố đề xuất việc quy định về giao đất , cho thuê đất , gia hạn thời hạn sử dụng đất nông nghiệpphù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. Chỉ đạo và cùng các địa phương, khu vực có vi phạm

về quản lý, sử dụng đất nông, lâm nghiệp nghiêm trọng, kéo dài chậm xử lý để thanh tra, làm rõ vi phạm và làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xử lý theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương thực hiện kế hoạch “dồn điền, đổi thửa”, đảm bảo quản lý chặt chẽ diện tích đất trồng lúa nước đã được Chính phủ phê duyệt; tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời, triệt để các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, không để xảy ra hành vi xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, đất công, đặc biệt là các trường hợp cho thuê đất công, đất nông nghiệpcông ích, để sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, các trường hợp tự chuyển mục đích sang xây dựng công trình nhà ở, sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, đảm bảo tất cả các trường hợp vi phạm phải được lập hồ sơ và xử lý theo đúng quy định của pháp luật và được công khai. Chính quyền các cấp tăng cường quản lý diện tích đất nông, lâm nghiệp, nhất là đất rừng phòng hộ xung yếu, các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng... Đồng thời, giải quyết dứt điểm các khiếu nại, kiến nghị của công dân về giao đất nông, lâm nghiệp; có biện pháp ngăn chặn kịp thời không để xảy ra tình trạng lấn chiếm, mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông, lâm nghiệp trái pháp luật, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp; không hợp thức hoá và làm thủ tục công nhận quyền sử dụng đất cho các trường hợp vi phạm; không áp dụng hoặc đề nghị hỗ trợ thiệt hại ngoài chính sách quy định cho các trường hợp vi phạm về quản lý, sử dụng đất nông, lâm nghiệp, đất công khi Nhà nước thu hồi; kiên quyết, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm, đặc biệt là các trường hợp tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông, lâm nghiệp, đất công; lập hồ sơ các trường hợp vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, quy trách nhiệm cụ thể cho các tập thể các nhân, nhất là người đứng đầu các địa phương, đơn vị để xảy ra tình trạng nêu trên. Các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân, nhất là các văn bản pháp luật có liên quan đến đất đai (UBND tỉnh Sơn La, 2016).

2.2.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Phú Thọ

Theo Phạm Văn Luật (2014), thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai năm 2014 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức triển khai kế hoạch ngay đầu năm, kết quả đã đạt được toàn diện trên các lĩnh vực. Về tổ chức, triển khai thi hành pháp luật đất đai: công tác tuyên truyền, phổ biến Luật đất đai luôn được quan tâm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, như: mở các

chuyên mục trên đài phát thanh truyền hình, mỗi tháng phát 1 lần; đăng tải về những thay đổi của Luật Đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai trên Báo Phú Thọ, Trang thông tin của Sở Tài nguyên và Môi trường; treo Pa nô và Băng zôn đặt tại trung tâm hành chính thuộc 13 huyện, thành, thị.Tổ chức hội nghị triển khai cho cán bộ lãnh đạo các Sở, ngành, các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện thành, thị; phối hợp với Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ tổ chức hội nghị tuyên truyền cho cán bộ Công đoàn cơ sở thuộc khối các cơ quan tỉnh; phối hợp cùng cấp huyện tổ chức hội nghị triển khai, tập huấn ở cấp huyện, xã cho 13/13 huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh; các huyện, thành, thị triển khai, quán triệt Luật Đất đai cho 277/277 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Tích cực và kịp thời việc ban hành văn bản quy phạm, văn bản chỉ đạo về công tác quản lý đất đai tại địa phương, Tỉnh ủy ban hành chỉ thị, UBND tỉnh ban hành 02 Quy định cụ thể và 03 văn bản chỉ đạo.

Đẩy mạnh Công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ (hoàn thành đạt 92,1%); xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai: Năm 2014, triển khai đo đạc lập bản đồ địa chính 05 xã với diện tích đã lập bản đồ địa chính để phục vụ cấp và cấp đổi GCNQSDĐ. Chọn huyện Yên Lập làm điểm về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, hiện nay đã cơ bản xong khâu cấp GCN cho 16/17 xã, đang chuẩn bị triển khai việc nhập dữ liệu, dự án này sẽ tập trung thực hiện trong năm 2015.. Tổng hợp các danh mục các dự án phải thu hồi đât, chuyển mục đích SDĐ trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng báo cáo UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh thông qua và trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Kinh phí đầu tư cho lĩnh vực đất đai đã được UBND tỉnh quan tâm: UBND tỉnh đã cấp kinh phí cho Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức triển khai, tuyên truyền pháp luật về đất đai; bố trí trong dự toán chi 10% nguồn thu tiền SDĐ cho công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đảm bảo đúng chỉ tiêu kế hoạch. Bên cạnh đó công tác kiện toàn tổ chức, bộ máy về đất đai cũng được thực hiện đúng chỉ đạo. Sở Tài nguyên và Môi trường đang hoàn chỉnh Đề án thành lập Văn phòng đăng ký đất đai hoàn thành và đi vào hoạt động trước 31/12/2014.

Nhìn chung, công tác QLNN về đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong năm 2014 đã tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả khá tích cực và toàn diện trên các lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo chỉ đạo của Bộ tài nguyên và Môi trường, cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ được Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao.

Để kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế nêu trên, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung cũng như đưa công tác thu hồi đất, giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và quản lý, sử dụng đất công ích … trên địa bàn tỉnh thật sự đi vào nề nếp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan nghiêm túc thực hiện một số nội dung sau: Tăng cường và thực hiện thường xuyên việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai với nội dung thiết thực, hình thức phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thực tế của địa phương nhằm nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật đất đai cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.. Chủ động, nâng cao chất lượng trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó cần chú trọng việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện và việc đề xuất danh mục các dự án thu hồi đất đảm bảo kịp thời, có tính khả thi cao, sử dụng đất tiết kiệm hiệu quả, hạn chế tối đa việc chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa. Nghiêm cấm việc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là đất trồng lúa chuyển sang mục đích khác khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép; không được tự ý đào, đắp, xây dựng nhà ở và các công trình trên đất nông nghiệp trái quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm chính quyền ở những nơi buông lỏng quản lý đất đai, để phát sinh tình trạng giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lấn, chiếm đất; xây dựng nhà ở, công trình trái phép... Tập trung kiểm tra, rà soát và kiên quyết xử lý thu hồi đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, chậm đưa vào sử dụng, sử dụng lãng phí, đầu cơ đất hoặc sử dụng sai mục đích, trái pháp luật, không đăng ký quyền sử dụng đất, kể cả trường hợp không đăng ký biến động về quyền sử dụng đất và các trường hợp lấn, chiếm trái phép. Đẩy mạnh công tác đăng ký đất đai; tiếp tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) đối với các loại đất còn lại; Chủ động và tích cực thực hiện nhanh công tác giải phóng mặt bằng theo kế hoạch sử dụng đất và các dự án đầu tư được duyệt theo quy định. Việc thu hồi đất phải thực hiện đầy đủ các quy định về thông báo thu hồi đất; lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người có đất thu hồi nhằm đảm bảo công khai, dân chủ và công bằng. Thực hiện đúng nguyên tắc, phương pháp định giá đất cụ thể, đảm bảo phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền

sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất; đáp ứng kịp thời cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, làm căn cứ để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất và tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2017).

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để phát hiện kịp thời những vi phạm trong quản lý, sử dụng đất và có biện pháp tháo gỡ khó khăn đối với từng trường hợp cụ thể, coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền các cấp; tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra việc quản lý, sử dụng đất, đặc biệt là đối với các dự án trọng điểm, dự án khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp. Tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc quản lý đất đai; xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai.

Tập trung giải quyết dứt điểm các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất tồn đọng, kéo dài và giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh thuộc thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật, hạn chế tối đa khiếu kiện đông người, kéo dài; hạn chế tối đa tình trạng chậm trễ, đùn đẩy trách nhiệm trong giải quyết đơn thư; định kỳ đánh giá rút kinh nghiệm về công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 33 - 41)