Công tác tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 67 - 71)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim

4.2.1. Công tác tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử

lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó

Sau khi Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có hiệu lực, Uỷ ban nhân dân huyện đã tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ chủ chốt từ huyện đến cơ sở. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, tìm hiểu về Luật Đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng và bằng nhiều hình thức phong phú nhằm giúp người dân hiểu và thực hiện Luật Đất đai. Việc thực hiện các văn bản nhằm cụ thể hoá các các nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn theo thẩm quyền quy định của Luật Đất đai như hạn mức công nhận đất ở; các bảng giá đất hàng năm của huyện; các văn bản chỉ đạo kiểm kê đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận QSDĐ đã được UBND huyện chỉ đạo các ngành và UBND các xã, thị trấn thực hiện.

Nhìn chung, các văn bản quy phạm đã kịp thời tuyên truyền đến ngõýif dân, góp phần quan trọng đưa Luật Đất đai đi vào cuộc sống, tạo ra hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất trên địa bàn, ngăn chặn kịp thời các vi phạm xảy ra trong công tác quản lý sử dụng đất, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích theo quy định của pháp luật hiện hành.

Các văn bản liên quan đến quản lý đất nông nghiệp đang áp dụng trên địa bàn huyện Kim Bôi bao gồm:

- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; - Luật Đất đai năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Luật Xây dựng năm 2014 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Luật đất đai.

- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ Quy định về thu tiền sử dụng đất;

- Nghị định số 46/2014/NĐ-CĐ ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CĐ ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

- Quyết định số 1600/2016/QĐ-TTg ngày 16/08/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 1980/2016/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ;

- Quyết định số 917/QĐ-TTg ngày 11/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2020;

- Công văn số 1244/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 22/09/2014 của Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp và lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;

- Quyết định số 755/QĐ-UBND ngày 18/5/2010 của UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng CT229 tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2020;

- Nghị quyết 161/NQ-HĐND ngày 10/12/ 2010 của HĐND tỉnh Hòa Bình về việc quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình đến năm 2020;

- Căn cứ Quyết định 620/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt Quy hoạch chung thị trấn Bo huyện Kim Bôi;

- Quyết đi ̣nh số 1314/QĐ-UBND ngày 25/9/2012 của UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020;

- Quyết định số 439/QĐ-UBND ngày 16/4/2013 của UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 2999/QĐ-UBND ngày 19/12/2013 của Ủy ban nhân tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Kim Bôi;

- Căn cứ công văn số 1510/UBND-NNTN ngày 24 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh (tạm thời).

Về bộ máy quản lý đất nông nghiệp thì Hội đồng nhân dân và UBND huyện là cơ quan quyền lực cao nhất ở địa phương, chịu trách nhiệm việc thực hiện, giám sát thi hành Luật đất đai, thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong đó có đất nông nghiệp trên địa bàn. Đồng thời, HĐND và UBND có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc huyện và các đoàn thể nhân dân cùng cấp nhằm chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân huyện trong việc đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật đất đai chưa thường xuyên; phối hợp và kiểm tra chính quyền các xã, thị trấn trong tổ chức QLNN về đất đai trên địa bàn. Mặc dù trong chức năng, nhiệm vụ quy định rất nhiều vấn đề về quản lý đất đai, tuy nhiên thực tiễn cho thấy, sự phối hợp giữa các cơ quan này chưa tốt, vẫn còn có nhiều sai phạm và yếu kém trong quản lý chưa được khắc phục. Đặc biệt, việc giao quyền và phân quyền giữa tỉnh, huyện và các xã, thị trấn trong QLNN về đất đai hiện chưa tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc quản lý. Phân công, hợp tác không rõ ràng, thể hiện là trong QLNN về đất đai tại huyện Kim Bôi còn hiện tượng né tránh đùn đẩy giữa các cấp chính quyền và thiếu kiểm tra kiểm soát của đơn vị cấp trên.

Phòng Tài nguyên và môi trường huyện: là cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài

nguyên trong đó có đất nông nghiệp, thực hiện đo đạc, xây dựng lập bản đồ địa chính. Ngoài ra phòng Tài nguyên và Môi trường còn có nhiệm vụ tham mưu lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Đồng thời thẩm định hồ sơ về giao đất, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất với đất nông nghiệp cho các đối tượng thuộc thẩm quyền. Theo dõi biến động về đất đai, cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và bản đồ về đất đai, quản lý hoạt động đăng kí sử dụng đất nông nghiệp, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc định giá đất nông nghiệp, xác định tiền thuê đất và thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo quy định của pháp luật.

Sơ đồ 4.1 Bộ máy quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp huyện Kim Bôi

Nguồn: UBND huyện Kim Bôi (2017) Công chức địa chính ở các xã, thị trấn giúp Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trong phạm vi xã, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện. Các công chức địa chính xã có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: (1) Lập văn bản để Ủy ban nhân dân cấp xã trình Ủy ban nhân dân cấp

HĐND tỉnh Hòa Bình

UBND Tỉnh Hòa Bình

HĐND

huyện Kim Bôi UBND

huyện Kim Bôi

Phòng Tài nguyên môi trường huyện Kim Bôi

Công chức địa chính các xã, thị trấn Nông dân, các đối tượng, tổ chức sử dụng đất nông Phòng Đăng ký đất đai

huyện về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; (2) Trình Uỷ ban nhân dân cấp xã kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và theo dõi kiểm tra việc thực hiện; (3) Thẩm định, xác nhận hồ sơ để Uỷ ban nhân dân cấp xã cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật; (4) Thực hiện việc đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính; theo dõi, quản lý biến động đất đai; chỉnh lý hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất đai; (5) Tham gia hòa giải, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. Phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý tài nguyên và môi trường, kiến nghị với Uỷ ban nhân dân cấp xã và các cơ quan có thẩm quyền xử lý (6) Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường; tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường trên địa bàn; (7) Quản lý dấu mốc đo đạc và mốc địa giới; bảo quản tư liệu về đất đai, đo đạc và bản đồ; (8) Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.

Nông dân và các cơ quan, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp. Nông dân và các cơ quan, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp là những tác nhân chính chịu sự quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Các trường hợp này được nhà nước giao, cho thuê đất nông nghiệp thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Trong đó quan trọng nhất là sản xuất nông nghiệp theo mục đích được giao và quản lý diện tích đất nông nghiệp được giao không để các hộ liền kề lấn chiếm. Thực tiễn cho thấy, hiện nay việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích vẫn diễn ra ngày càng thường xuyên hơn. Vì vậy cần phải tuyên truyền nhiều hơn nữa để người dân hiểu và tự giác sử dụng đất nông nghiệp đúng mục đích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 67 - 71)