Các yếu tố ảnh hưởng đến qlnn về sử dụng đất trên địa bàn huyện Kim

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 88 - 93)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến qlnn về sử dụng đất trên địa bàn huyện Kim

ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI

4.3.1. Ảnh hưởng của cơ chế, chính sách

Để quản lý tốt các nội dung về đất nông nghiệp, huyện Kim Bôi đã sử dụng và ban hành những cơ chế, chính sách nhằm quy định đối tượng quản lý phải thực hiện để đạt được mục tiêu quản lý của mình. Như quản lý về hành chính; quản lý bằng phương pháp kinh tế; quản lý bằng hình thức tuyên truyền, dân vận. Đối với quản lý về hành chính đã ban hành các quy trình, biểu mẫu cấp giấy chứng nhận, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, áp dụng Luật đất đai, các văn bản liên quan quy định chi tiết về đất nông nghiệp, qua đó tác động trực tiếp lên đối tượng quản lý, nhằm thực hiện mục tiêu QLNN cũng như các mệnh lệnh hành chính và kiểm tra việc chấp hành các quy tắc mệnh lệnh hành chính. Phương pháp hành chính có tác động ngay, có hiệu lực ngay từ khi ban hành quyết định. Chính vì vậy phương pháp hành chính rất cần thiết trong các trường hợp chính quyền nhà nước sử dụng công cụ hành chính để ban hành các quyết định hành chính như: phê duyệt quy hoạch, kế hoạch SDĐ, thu hồi đất đai, xử lý các vi phạm trong quản lý và SDĐ... Khi ra các quyết định hành chính, người ban hành cần có đủ năng lực quản lý, thu thập và phân tích thông tin nhằm đảm bảo cho quyết định hành chính được thi hành; phải dự báo được tình hình phát triển chính, tính toán đầy đủ các khía cạnh có liên quan, các lợi ích. Khi sử dụng quyết định hành chính cần gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm của người ra quyết định, mỗi cán bộ, mỗi bộ phận phải có trách nhiệm đầy đủ về việc sử dụng các quyền đó. Bởi vì, cấp ra quyết định càng cao thì phạm vi ảnh hưởng của quyết định hành chính khi sai sót xảy ra càng lớn.

Quản lý bằng phương pháp kinh tế: Phương pháp kinh tế tác động vào đối tượng SDĐ thông qua các lợi ích kinh tế. Là cách thức tác động gián tiếp của Chính quyền lên đối tượng quản lý nhằm làm cho họ quan tâm đến hiệu quả cuối cùng của hoạt động, từ đó đối tượng tự giác, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phương pháp kinh tế chính là phương pháp tác động thông qua sự vận động của các phạm trù kinh tế. Nhà nước tác động lên đối tượng quản lý trên cơ sở vận dụng các phạm trù kinh tế, các đòn bẩy kinh tế, các định mức kinh tế- kỹ

thuật. Phương pháp kinh tế tạo ra sự quan tâm vật chất thiết thực cho đối tượng bị quản lý, cho nên tác động rất nhạy bén, linh hoạt, phát huy được tính chủ động của mỗi cá nhân và tập thể. Nếu áp dụng biện pháp kinh tế đúng đắn, các lợi ích được thực hiện thoả đáng thì tập thể, con người trong hệ thống sẽ quan tâm hoàn thành nhiệm vụ. Điều này giúp cho các cơ quan chính quyền giảm được việc điều hành, kiểm tra đôn đốc và đất đai sẽ được sử dụng hiệu quả hơn, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.

Quản lý bằng phương pháp tuyên truyền giáo dục: Tuyên truyền, giáo dục trong hoạt động quản lý nhà nước đối với đất đai là biện pháp tác động của chính quyền vào nhận thức, tình cảm của người dân và cán bộ quản lý, nhằm nâng cao tính tự giác, tính tích cực và nhiệt tình tham gia vào các hoạt động QLNN về đất đai. Quản lý nhà nước về đất đai chỉ có thể thành công khi nó nhận được thái độ và hành động ủng hộ, hưởng ứng của người dân. Nhiệm vụ của nhà nước là tuyên truyền vận động giáo dục làm cho người dân và cán bộ quản lý nâng cao tính tự giác, tính tích cực và nhiệt tình tham gia vào các hoạt động QLNN về đất đai. Đó là những phương pháp chính, ngoài ra còn kết hợp nhiều phương pháp khác với mục tiêu chính là quản lý mọi hoạt động về đất nông nghiệp được hiệu quả, giảm sai xót, giảm vi phạm, giảm thủ tục hành chính, thuận tiện cho người dân.

Bảng 4.15. Đánh giá của cán bộ chuyên môn ảnh hưởng của cơ chế, chính sách tới công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp hiện nay

Nôi dung Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng

Thay đổi liên tục gây khó khăn khi triển khai 80,00 20,00 0,00 Chính sách chưa phù hợp với địa phương 70,00 20,00 10,00 Giá đất do UBND thành phố quy định gây khó

khăn cho đền bù giải tỏa 60,00 30,00 10,00

Các cấp quản lý chồng chéo 50,00 40,00 10,00

Chưa có chế độ thỏa đáng cho cán bộ QLDĐ 70,00 30,00 0,00 Chính sách còn thiếu nhất quán và chưa rõ ràng 40,00 50,00 10,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Qua số liệu điều tra cho thấy, sự tác động của cơ chế chính sách đến công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, nó tác động ảnh

hưởng trực tiếp đến người nông dân như thuế đất đai, thủy lợi phí; công tác thông tin tuyên truyền cũng góp một phần quan trọng, như tuyên truyền vận động nông dân dồn điền, đổi thửa hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

4.3.2. Năng lực của đội ngũ cán bộ và bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Hiện nay hệ thống quản lý nhà nước về đất đai ngày càng được hoàn thiện tốt hơn, các cơ quan chuyên môn có quy chế phối hợp, phân cấp quản lý chặt chẽ tạo thành một quy trình khép kín, mạch lạc rõ ràng và khoa học.

Biểu đồ 4.2. Đánh giá của người dân về cán bộ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Qua bảng số liệu cho thấy trình độ của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn có chất lượng tốt, tỷ lệ trình độ chuyên môn cao, đồng đều tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện. Đối với phòng tài nguyên môi trường có 4 người thì 50% là thạc sĩ, và 50% trình độ đại học. Đối với văn phòng đăng ký đất đai huyện Kim Bôi có 5 người thì có lãnh đạo trình độ thạc sĩ, còn lại đang trình độ đại học. Đối với cán bộ địa chính xã và thị trấn trình độ cũng đang được nâng cao hơn trước đây, có 71% đã là trình độ đại học, chỉ còn hơn 28% trình độ cao đẳng, không còn ai trình độ trung cấp.

Bảng 4.16. Trình độ cán bộ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chỉ tiêu Phòng Tài nguyên và môi trường Văn phòng ĐK đất đai huyện Kim Bôi Cán bộ địa chính xã, thị trấn Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1. Trình độ học vấn - Trung học phổ thông 04 100 05 100 28 100 2. Trình độ chuyên môn - Thạc sĩ 02 50 01 20 - Đại học 02 50 04 80 20 71,4 - Cao đẳng 8 28,6 - Trung cấp

Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Kim Bôi (2018)

4.3.3. Ảnh hưởng sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp cấp huyện nhà nước về đất nông nghiệp cấp huyện

Từ kết quả đánh giá, nhận xét nêu trên cho thấy sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện được thực hiện rất tốt. Sự phối hợp này được thực hiện theo một trình tự chặt chẽ, khoa học, vừa chi phối vừa quản lý lẫn nhau. Như việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp hàng năm, UBND huyện căn cứ vào quyết định phê duyệt của UBND tỉnh từ đó định hướng xây dựng kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của huyện mình theo đúng chỉ tiêu được giao; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn như Phòng Tài nguyên và môi trường huyện trực tiếp tham mưu xây dựng kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp hàng năm trên địa bàn huyện. Để xây dựng được kế hoạch Phòng Tài nguyên và môi trường huyện phải phối hợp với Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cán bộ địa chính các xã, thị trấn để thu thập thông tin chính xác nhất giúp công tác xây dựng kế hoạch sử dụng đất chính xác, hiệu quả. Nếu các cơ quan như Phòng Nông nghiệp, cán bộ địa chính các xã không thể cung cấp thông tin chuẩn xác hoặc cung cấp thông tin sai lệch thì việc Phòng Tài nguyên và môi trường huyện xây dựng kế hoạch sẽ rất dễ dẫn đến sai lệch diện tích nếu không kiểm tra kỹ. Ngược lại các cơ quan chuyên môn có thể phát hiện ra những sai lệch, thiếu sót từ đó

chỉ ra để cùng nhau phối hợp thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Bảng 4.17. Đánh giá sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn về QLNN đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

ĐVT: % ý kiến

Nội dung tượng Đối Tốt Trung bình Chưa tốt

1. Đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phối hợp các cơ quan chuyên môn của huyện; của các xã, thị trấn về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Cán bộ 70,00 30,00 0,00

2. Tinh thần thái độ phục vụ nhân dân và sự phối hợp của đội ngũ cán bộ các cơ quan chuyên môn tham gia quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Cán bộ 70,00 20,00 10,00

3. Đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phối hợp các cơ quan chuyên môn của huyện; của các xã, thị trấn về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Người

dân 83,33 12,78 3,89

4. Tinh thần thái độ phục vụ nhân dân và sự phối hợp của đội ngũ cán bộ các cơ quan chuyên môn tham gia quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Người

dân 69,44 18,89 11,67

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

4.3.4. Ý thức và nhận thức của người dân về việc quản lý đất nông nghiệp

Kết quả điều tra cũng đã phần nào nói nên được ý thức và nhận thức của người dân đối với công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Trên thực tế việc vi phạm về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn còn xảy ra nhiều nhưng không phát hiện hết và chưa xử lý triệt để được. Việc người nông dân tự ý đào ao nuôi cá, chuyển đổi trái phép đất trồng

lúa sang trồng cây ăn quả lâu năm vẫn còn diễn ra nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời và quyết liệt. Người dân tự ý bán ruộng đất cho nhau thông qua giấy viết tay, không qua cơ quan chuyên môn nên việc quản lý, kiểm soát gặp rất nhiều khó khăn.

Bảng 4.18. Điều tra ý thức, nhận thức của người dân về việc quản lý đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 88 - 93)