về đất nông nghiệp
Từ việc nghiên cứu tình hình QLNN về đất nông nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới và một số tỉnh thành trong nước, bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác QLNN về đất nông nghiệp trong điều kiện CNH - ĐTH ở huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình là:
- Hệ thống các văn bản pháp luật phải được nghiên cứu sâu sắc, khoa học và được ban hành đồng bộ, kịp thời, mang tính chất ổn định đảm bảo tính kế thừa.
- Phải xây dựng được hệ thống dữ liệu thông tin đất nông nghiệp thống nhất, đồng bộ trên cơ sở công nghệ thông tin hiện đại từ Trung ương đến cơ sở.
- Cần phải xác định việc tiếp tục đổi mới tăng cường QLNN về sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình ĐTH, chính là chìa khoá để thực hiện việc công khai dân chủ quan hệ đất nông nghiệp trong xã hội, đây cũng chính là giải pháp chống tham nhũng hữu hiệu nhất.
Đây cũng là cơ sở quan trọng làm căn cứ để đề xuất, kiến nghị những phương hướng, giải pháp cụ thể với lãnh đạo huyện, lãnh đạo tỉnh nhằm tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình ĐTH ở huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Kim Bôi
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Kim Bôi nằm ở phía Đông của tỉnh Hòa Bình, cách thành phố Hòa Bình khoảng 36 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 80 km, diện tích tự nhiên 55.116,24 ha, dân số năm 2018 là 108 nghìn người, mật độ dân số 214 người/km2 (Chi cục thống kê huyện Kim Bôi, 2018), ranh giới được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Lương Sơn và huyện Kỳ Sơn; - Phía Nam giáp huyện Kim Bôivà huyện Lạc Thủy;
- Phía Đông giáp huyện Lương Sơn; huyện Mỹ Đức - TP Hà Nội. - Phía Tây giáp huyện Cao Phong và huyện Lạc Sơn.
Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Kim Bôi trong tỉnh Hòa Bình
3.1.1.2. Địa hình
Kim Bôi là huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình. Độ cao trung bình toàn huyện so với mặt nước biển khoảng 310m, điểm cao nhất là 1.036m ở xã Tú Sơn. Hướng nghiêng chính của địa hình là thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình của huyện được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200m đến hơn 500m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc phân bố khắp nơi trên địa bàn huyện, có thể chia địa hình huyện Kim Bôi thành 3 vùng:
Vùng Đông Bắc gồm 12 xã: Xã Tú Sơn, xã Đú Sáng, xã Bắc Sơn, xã Hùng Tiến, xã Nật Sơn, xã Sơn Thuỷ, xã Vĩnh Tiến, xã Bình Sơn, xã Đông Bắc, xã Vĩnh Đồng, xã Hợp Đồng và xã Thượng Tiến. Vùng này chủ yếu là địa hình đồi thấp, núi đá vôi xen kẽ với các vùng đất hẹp, khá bằng phẳng, chạy dọc theo các chân đồi núi là các mảnh ruộng bậc thang nhỏ đứt đoạn.
Vùng trung tâm gồm 7 xã: Xã Trung Bì, xã Thượng Bì, xã Hạ Bì, xã Kim Tiến, xã Kim Bình, xã Kim Bôi và thị trấn Bo. Vùng này địa hình chủ yếu là những cánh đồng được bao bọc bởi những dãy núi, đồi thấp.
Vùng dưới gồm 9 xã: Xã Hợp Kim, xã Kim Sơn, xã Lập Chiệng, xã Nam Thượng, xã Sào Báy, xã Nuông Dăm, xã Mỵ Hòa, xã Kim Truy, xã Cuối Hạ.
Khí hậu Kim Bôi thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Song Kim Bôi ở vào vị trí tiếp giáp trung du và miền núi nên khí hậu mang sắc thái riêng: khí hậu nhiệt đới núi cao, mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều.
3.1.1.3. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
* Diện tích
Theo số liệu thống kê năm 2018 huyện Kim Bôi có diện tích đất tự nhiên (DTTN) là 55.116,24 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 48.367,74 ha, chiếm 87 % tổng diện tích đất tự nhiên; Đất phi nông nghiệp 4897,12 ha, chiếm 9 % tổng diện tích đất tự nhiên; Đất chưa sử dụng 1851,38 ha, chiếm 4 % tổng diện tích đất tự nhiên.
Bảng 3.1. Tình hình biến động về đất đai của huyện qua 3 năm ĐVT: Ha Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17 BQ TỔNG SỐ 55116,24 55116,24 55116,24 100,00 100,00 100,00 Đất nông nghiệp 48369,82 48341,26 48367,74 99,94 100,05 100,00
-Đất sản xuất nông nghiệp 5244,34 5243,36 5272,26 99,98 100,55 100,27
+Đất trồng cây hàng năm 3175,01 3151,77 3,169,94 99,27 100,58 99,92
+Đất trồng cây lâu năm 1982,11 1977,67 1989,25 99,78 100,59 100,18
-Đất nuôi trồng thuỷ sản 63,49 63,52 63,47 100,05 99,92 99,98
-Đất nông nghiệp khác 23,73 50,4 49,6 212,39 98,41 144,57
Đất phi nông nghiệp 4892,96 4921,82 4897,12 100,59 99,50 100,04
-Đất ở 1676,06 1674,79 1676,08 99,92 100,08 100,00
-Đất chuyên dùng 2330,55 2360,69 2335,16 101,29 98,92 100,10
-Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,05 0,05 0,05 100,00 100,00 100,00
-Đất nghĩa trang, nghĩa địa 290,03 290,01 290,03 99,99 100,01 100,00
-Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 596,27 596,28 595,8 100,00 99,92 99,96
Đất chưa sử dụng 1853,46 1853,16 1851,38 99,98 99,90 99,94
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Kim Bôi (2018)
Do địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn nên đất đai của huyện không đồng nhất. Đất được hình thành trên nền đất cổ phát triển trên các loại núi đá trầm tích biến chất như phiến thạch, sa thạch, đá vôi mắc ma trung tính. Ngoài ra còn có đất xói mòn trơ sỏi đá, các loại đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước và các loại đất phù sa sông suối.
Đánh giá theo địa hình và mức độ thích nghi đối với loại cây trồng, vật nuôi, đất đai của huyện được chia thành 3 nhóm chính: Đất núi (nằm ở độ cao trên 300m) diện tích khoảng 17.085,44 ha, đất đồi (nằm ở độ cao dưới 300m) diện tích khoảng 24.086,30 ha. Đất ruộng (nằm dọc theo sông Bôi và các suối lớn trong huyện) diện tích khoảng 7.587,90 ha. Ngoài 3 loại trên, huyện Kim Bôi còn có hơn 5.102 ha núi đá và 1.089 ha sông suối và mặt nước chuyên dùng.
Nhìn chung đất đồi núi của huyện chịu ảnh hưởng của quá trình Feralitit nên đất thường chua, đất có độ dốc hay bị xói mòn, đất có khả năng lớn về sản xuất nông, lâm nghiệp và có vai trò quan trọng trong việc quyết định độ ẩm của đất và chế độ nước của toàn vùng.
b. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt của huyện Kim Bôi được hình thành bởi hệ thống sông Bôi, hồ đập chứa nước và nhiều suối nhỏ. Trên địa bàn huyện có 7 suối lớn với tổng chiều dài khoảng 95 km, bao gồm: suối Đúc dài 20 km, suối Đầm Rừng dài 18 km, suối Chiềng dài 16 km, suối Cháo dài 14 km, suối Kho dài 6 km, suối Trò dài 7 km và 14 suối nhỏ với tổng chiều dài khoảng 112 km.
Nhìn chung hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện Kim Bôi phân bố trên địa hình có độ dốc cao, nền địa chất có nhiều khe rạn nứt, thoát nước mạnh, nhiều nơi mặt nước thấp so với địa bàn canh tác do vậy điều kiện khai thác sử dụng vào sản xuất nông nghiệp bị hạn chế. Mặt khác do thảm rừng che phủ thấp khiến trong mùa mưa lưu lượng dòng chảy của sông, suối tăng rất cao gây lũ, lụt, sạt lở, ngược lại vào mùa khô lưu lượng bị giảm thấp, 60% hệ thống suối trên địa bàn hầu như bị cạn kiệt. Các yếu tố này gây ảnh hưởng đáng kể tới sản xuất, đời sống dân cư, đặc biệt đối với vùng cao.
Huyện Kim Bôi có nguồn nước khoáng nóng với trữ lượng khá lớn tại địa bàn các xã Vĩnh Đồng và xã Hạ Bì, xã Sào Báy, xã Đông Bắc hiện nay đang được khai thác vào mục đích thương mại và dịch vụ. Đây cũng là nguồn tài nguyên có vai trò to lớn phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch của huyện.
c. Tài nguyên rừng
Diện tích rừng của huyện Kim Bôi đến năm 2015 là 39.003,18 ha, chiếm 70,77% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện với độ che phủ đạt 45,5%.
Trước đây rừng Kim Bôi chủ yếu là rừng tự nhiên thuộc loại giàu với nhiều cây rừng nhiệt đới, như loại cây gỗ quý (Lát hoa, Sến, Chò nhai, Trai,...), các loại cây đặc sản có giá trị (Sa nhân, Song, Mây,...), các loại tre, nứa, luồng ... nhưng do việc khai thác rừng tuỳ tiện, không đúng quy trình, việc đốt phá rừng làm nương rẫy dẫn đến tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt. Một số loại gỗ có giá trị chỉ còn lại ở những vùng núi cao, khó khai thác và vận chuyển,... các loại cây đặc sản, cây có dầu, cây dược liệu chỉ còn một phần diện tích rất nhỏ do người dân tự trồng, một phần nằm trong khu rừng đặc dụng. Đến nay trên địa bàn huyện có 22.563 ha rừng với trữ lượng gỗ khoảng 20.000m3. Ngoài ra, rừng huyện Kim Bôi còn có nhiều bương, tre, nứa có thể khai thác khoảng 700.000 cây/năm.
d. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của huyện Kim Bôi rất phong phú. Theo kết quả điều tra thăm dò trên địa bàn huyện Kim Bôi có nhiều loại khoáng sản: Than đá, có các mỏ than ở xã Cuối Hạ, xã Đú Sáng; Vàng sa khoáng nằm rải rác các xã trong toàn huyện: Nật Sơn, Hợp Kim, Nam Thượng, Sào Báy, Mỵ Hòa, Kim Sơn; Quặng Pirit ở Cuối Hạ, Hợp Đồng (trữ lượng khoảng 30 triệu tấn). Đá Granit ở Kim Tiến, Vĩnh Đồng, Tú Sơn,... trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi. Núi đá vôi có hầu hết các xã trong huyện. Toàn huyện có trên 5.000 ha núi đá, đây là nguồn nguyên liệu rất lớn cung cấp cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Nguồn cát của huyện Kim Bôi có trữ lượng lớn: Bao gồm cát vàng từ suối Kim Tiến, cát đen từ sông Bôi và các suối nhỏ trong toàn huyện.
e. Tài nguyên nhân văn
Lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất và con người huyện Kim Bôi gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Trên địa bàn huyện hiện có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống (gồm: dân tộc Mường chiếm 83,0%; dân tộc Kinh chiếm 14,0%; dân tộc Dao và các dân tộc khác chiếm 3,0%). Cộng đồng các dân tộc huyện Kim Bôi với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên nền văn hóa rất đa dạng và phong phú, có nhiều nét độc đáo, giàu tính nhân văn sâu sắc. Sự giàu có, đa dạng của kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian về cơ bản vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay, được
thể hiện qua các truyện cổ tích, thần thoại, ca dao, tục ngữ, câu đối, hát ru, các làn điệu dân ca trữ tình. Mỗi dân tộc có những nét văn hoá đặc trưng riêng gắn với nhiều nghề truyền thống mang tính nghệ thuật cao như: nghệ thuật tạo hình trên thổ cẩm của người Mường; nghệ thuật thêu, vẽ hoa văn của người Dao; hàng mây, tre đan và đồ trang sức thể hiện sinh động đặc sắc của đời sống tinh thần của mỗi dân tộc.
3.1.1.4. Thực trạng môi trường
Là một huyện vùng cao với diện tích đất chủ yếu là đồi núi, là địa bàn sinh sống của nhiều loài thực vật, động vật, nhiều tiềm năng phát triển với các khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan môi trường đa dạng, khí hậu mát mẻ là điều kiện để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái và văn hóa.
Khu vực trung tâm kinh tế - xã hội của huyện, trung tâm các xã chưa phát triển mạnh nên mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai không đáng kể, tuy nhiên vẫn còn những vấn đề được đặt ra và cần quan tâm giải quyết, thể hiện ở các mặt sau:
+ Tài nguyên rừng, đa dạng sinh học tuy được quan tâm bảo vệ song vẫn bị suy giảm do hậu quả khai thác quá mức từ những năm trước đây và việc khai thác không có kế hoạch, đốt rừng làm nương rẫy vẫn xảy ra...
+ Tài nguyên đất đã được quan tâm khai thác, nhưng các quá trình suy thoái đất vẫn xảy ra tại nhiều khu vực. Theo kết quả điều tra, địa bàn huyện có hơn 40% diện tích đất, núi đá nằm ở độ cao trên 300m; đất có độ dốc >250 khoảng 14.000 ha chiếm khoảng 25,47% DTTN, dễ xảy ra tình trạng xói mòn, rửa trôi khi có mưa lũ nhất là khi độ che phủ rừng suy giảm.
+ Mức độ ô nhiễm không khí không đáng kể do hoạt động công nghiệp chưa phát triển, tỷ lệ đô thị hoá còn thấp, song tại các địa điểm dân cư tập trung, khu chợ, dịch vụ... có lượng chất thải nhiều nhưng lại chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước, rác thải hoặc chưa đầu tư xử lý đúng quy định phần nào làm ô nhiễm bầu không khí và nguồn nước mạch nông.
3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội của huyện.
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong những năm qua được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự lãnh đạo của Huyện uỷ, giám sát của Hội đồng nhân dân huyện, sự quản lý, điều hành tích cực của Uỷ ban nhân dân huyện, cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành,
các doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện có những bước thay đổi đáng kể về cơ cấu ngành và đang từng bước xây dựng, điều chỉnh sự phát triển các ngành phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Kết quả đạt được cụ thể như sau:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện luôn phát triển mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực. Giai đoạn 2015 - 2017, kinh tế của huyện luôn đạt mức tăng trưởng khá, bình quân hàng năm đạt 10,04%/năm.
Về cơ cấu kinh tế Kim Bôi có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện; nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần, ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng. Năm 2017 cơ cấu kinh tế huyện như sau: Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 30,6%; công nghiệp xây dựng đạt 16,8%, thương mại - dịch vụ 52,6%.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Tính đến năm 2018, diện tích đất nông nghiệp của huyện Kim Bôi là 61.995,79 ha (chiếm 90,62% diện tích tự nhiên của huyện). Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp là thế mạnh của huyện góp phần quan trọng bảo đảm an ninh lương thực, tạo ra khối lượng không nhỏ sản phẩm hàng hoá. Huyện đã và đang áp dụng đưa các loại giống có giá trị kinh tế, năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chịu hạn vào sản xuất, dần làm thay đổi tập quán sản xuất truyền thống lạc hậu của nhân dân nên sản lượng lương thực và loại cây công nghiệp, cây nông nghiệp khác hàng năm đều tăng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện.
- Trồng trọt
+ Cây lương thực: Năng suất, sản lượng cây trồng của huyện năm sau tăng cao hơn năm trước, do nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, đưa những loại cây trồng có năng suất và chất lượng vào sản xuất.
Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực đến năm 2017 là 18.836 ha. Tổng sản lượng lương thực đạt 41.574 tấn. Bình quân thu nhập đầu người/năm 18,4 triệu đồng. Trong đó:
- Chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi của huyện nhiều năm gần đây được quan tâm phát triển cả về số lượng và chất lượng. Chăn nuôi còn mang tính tự cung, tự cấp; chưa có các cơ sở chăn nuôi mang tính sản xuất hàng hóa. Tính đến năm 2018, ngành chăn nuôi huyện Kim Bôi đạt đàn trâu có 18.000 con, đàn bò: đàn bò có 6.000 con, đàn lợn có 100.000 con, đàn dê có 4.300 con, gia cầm: có 700 ngàn con.