hồi và chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp
Việc giao đất ổn định lâu dài cho các đối tượng sử dụng đất nhằm nâng cao quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất, tạo điều kiện cho các đối tượng sử dụng đất yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.Việc thu hồi đất, giao đất, thuê đất đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất cho các dự án đầu tư, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc sử dụng đất ngày càng tiết kiệm và hiệu quả, quỹ đất được bố trí sử dụng hợp lý.
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy công tác thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện diễn ra không nhiều. Thu hồi 3 năm 2015-2017 là 17, chủ yếu để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội. Chủ yếu là cho thuê đất và giao đất có thu tiền sử dụng.
Theo quy định công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa sang đất trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã, thị trấn trong huyện. Trên tình hình thực tế việc quản lý của cấp xã còn rất nhiều yếu kém, chưa chặt chẽ, trình độ chuyên môn của cán bộ địa chính còn hạn chế nên việc tham mưu, công tác quản lý còn nhiều kẽ hở, thiếu
xót. Đồng thời việc kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng cấp huyện đối với công tác quản lý đất đai của cấp xã chưa thường xuyên, sâu sát không phát hiện ra những bất cập, sai phạm, chưa chỉ ra những điểm sai phạm phải khắc phục, đến khi phát hiện ra thì rất khó khắc phục, sửa đổi.
Bảng 4.4. Kết quả cho thuê đất nông nghiêp, giao đất nông nghiệp, thu hồi đất nông nghiệp 2015-2017
Nội dung Năm
2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17 BQ Kết quả cho thuê đất nông nghiệp Hồ sơ 18 2 5 11,11 250,00 52,70 Diện tích (ha) 106 5 27 4,72 540,00 50,47 Kết quả thu hồi
đất nông nghiệp Hồ sơ 2 1 6 50,00 600,00 173,21 Diện tích (ha) 2 3 12 150,00 400,00 244,95 Kết quả giao đất nông nghiệp Hồ sơ 84 71 70 84,52 98,59 91,29 Diện tích (ha) 35 45 28 128,57 62,22 89,44 Nguồn : Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Kim Bôi (2018) Đối với lãnh đạo cấp xã, một số nơi buông lỏng quản lý trong công tác quản lý đất đai. Theo quy định, trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa. Tuy nhiên trên thực tế người dân đăng ký như vậy nhưng sau đó tự ý đào ao hoặc san lấp 100% diện tích đất trồng lúa để hình thành vùng nuôi trồng thủy sản mà UBND cấp xã không kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử lý, ngăn chặn. Đặc biệt theo quy định đất lúa chỉ chuyển đổi được sang đất trồng cây hàng năm, nếu có quy hoạch cụ thể của huyện thì mới có thể chuyển đổi sang đất trồng cây lâu năm, tuy nhiên tại một số xã, thị trấn trong huyện mặc dù không có quy hoạch, không được phép chuyển đổi nhưng người dân đã tự ý lấp ruộng để trồng cây ăn quả lâu năm, thực trạng này diễn ra trên diện rộng nhưng chưa được quản lý, có biện pháp ngăn chặn.
Bảng 4.5. Đánh giá của cán bộ huyện, xã và người dân về quản lý nhà nước về công tác giao , cho thuê, chuyển mục đích đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Kim Bôi.
TT Nội dung Đối tượng Tốt Trung bình Chưa tốt
1
Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đối với đất nông nghiệp
Cán bộ huyện, xã 100,00 0,00 0,00
2
Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Nông dân 88,89 5,56 5,56
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) - Việc các hộ dân có ruộng đất tự ý thỏa thuận ngầm việc mua, bán đất lúa qua giấy tờ viết tay không thông qua chính quyền xã khiến việc quản lý, việc chuyển đổi đất lúa gặp rất nhiều khó khăn, dẫn tới việc không quản lý được và trên thực tế không chuyển đổi được trong nhiều năm qua.
- Do nhận thức của nhân dân còn hạn chế, không am hiểu pháp luật Đất đai, dẫn tới tình trạng một số trưởng thôn tự ý cho thuê đất nông nghiệp trái phép (đất công ích) cho người dân gây ra nhiều sự việc phức tạp, khó khăn trong việc giải quyết và quản lý đất nông nghiệp.