Những thuận lợi, khó khăn của huyện Kim Bôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 54)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của huyện Kim Bôi

3.1.3.1. Thuận lợi

- Với lợi thế vị trí địa lý tiếp giáp với thành phố Hòa Bình tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Kim Bôi có những chuyển biến tích cực trong những năm tới. Lưu thông hàng hoá, giao lưu kinh tế - xã hội ngày càng phát triển hơn.

- Đất đai các khu vực tương đối tốt, màu mỡ, các thung lũng tương đối rộng phân bố rộng khắp toàn huyện. Khí hậu của huyện mang đặc trưng vùng Tây Bắc

đó là nhiệt đới gió mùa và không có biến đổi lớn ở giữa các khu vực. Đó chính là những điều kiện thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp đa dạng, theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Cơ sở hạ tầng tương đối tốt, kết nối giao thông bên ngoài thuận lợi là nền tảng ban đầu cho sự phát triển mai sau.

- Huyện Kim Bôi có nguồn nước khoáng nóng với trữ lượng rất lớn, khoảng sản tương đối đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó còn có nhiều thắng cảnh nổi tiếng: Thác Mặt trời, Cửu thác Tú Sơn, thung lũng Thung Rếch, khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, những lễ hội văn hóa dân gian mang đậm bản sắc các dân tộc vùng cao Tây Bắc (đặc biệt là dân tộc Mường). Những yếu tố này chính là tiềm năng to lớn cho phát triển công nghiệp, dịch vụ - du lịch của huyện trong thời gian tới.

3.1.3.2. Khó khăn

- Điểm xuất phát của nền kinh tế còn ở mức thấp, cơ cấu kinh tế còn nặng về nông - lâm nghiệp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, sản xuất mang tính tự cung tự cấp. Sản xuất hàng hóa khối lượng còn nhỏ và phân tán. Các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ chậm phát triển, quy mô nhỏ, chủ yếu là các hộ cá thể phát triển theo hướng tự phát.

- Lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng chất lượng lao động chưa cao, phân bố không đều, có nơi có nhiều việc làm lại thiếu nhân lực và ngược lại.

- Nhu cầu đầu tư lớn song nguồn vốn có hạn.

- Là một huyện miền núi nên quỹ đất dành cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội luôn là vấn đề khó khăn đối với huyện.

3.1.3.3. Áp lực đối với đất đai

- Trong những năm tới, yêu cầu phát triển nhanh công nghiệp - xây dựng, du lịch - dịch vụ kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày càng lớn. Việc bố trí thỏa đáng đất đai cho nhu cầu này, đặc biệt là yêu cầu cho đất khu, cụm công nghiệp, đất ở… là rất cần thiết đồng thời bắt buộc phải bố trí vào đất sản xuất nông nghiệp, nếu không tính toán và quy hoạch hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người nông dân.

- Nhằm đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa nông thôn thì việc bố trí đất cho các khu, cụm công nghiệp, đất sản xuất kinh doanh, việc đầu tư, cải tạo phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, cấp thoát nước, trường học, y tế…) sẽ đòi hỏi

một quỹ đất tương đối lớn, không chỉ gây sức ép về quy mô diện tích mà còn tạo áp lực trong việc xác định vị trí xây dựng, bố trí công trình.

- Cùng với đẩy nhanh phát triển công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - du lịch, tốc độ đô thị hóa sẽ diễn ra nhanh trong những năm tới. Nhu cầu đất cho quy hoạch mở rộng đô thị là khá lớn gây áp lực không nhỏ đến sử dụng đất đặc biệt là các khu vực có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển.

- Dân số tăng đòi hỏi quỹ đất lớn phục vụ xây dựng nhà ở, đất sản xuất, xây dựng công trình phục vụ đời sống của con người như công trình văn hóa, thể thao, khu vui chơi… Điều này cũng tác động rất lớn đối với đất đai của huyện.

Như vậy, từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây cũng như dự báo phát triển trong tương lai (trong khi quỹ đất có hạn) thì áp lực đối với đất đai của huyện đã và sẽ ngày càng gay gắt hơn dẫn đến thay đổi lớn hiện trạng sử dụng đất hiện nay của huyện.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Số liệu thứ cấp

- Bao gồm các tài liệu: Văn bản liên quan đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là các văn bản về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi do: UBND tỉnh, UBND huyện, Phòng Tài nguyên môi trường, Phòng nông nghiệp & PTNT... ban hành.

Báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai các năm; biểu phân tích biến động diện tích đất nông nghiệp so sánh giữa các năm; thống kê kiểm kê diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện và phân theo đơn vị hành chính (các xã, thị trấn); Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất.

- Báo cáo tổng kết công tác năm 2016,2017,2018 của Huyện ủy và UBND huyện Kim Bôi.

- Nguồn cung cấp: Huyện ủy, UBND huyện, Phòng Tài nguyên & Môi trường, Phòng Nông nghiệp & PTNT, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Chi cục Thống kê.

- Phương pháp thu thập: Tìm, đọc, phân tích, sử dụng

3.2.1.2. Số liệu sơ cấp

+ Cán bộ huyện: Chúng tôi lựa chọn những cán bộ huyện có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp gồm lãnh đạo UBND huyện Kim Bôi; Phòng Tài nguyên & Môi trường; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; Phòng nông nghiệp & phát triển nông thôn.

01 cán bộ x 4 phòng = 4 mẫu

+ Cán bộ xã: chúng tôi chọn 2 đố tượng Phó chủ tịch UBND phụ trách quản lý chung, cán bộ địa chính nông nghiệp là cán bộ trực tiếp quản lý về lĩnh vực đất nông nghiệp.

02 cán bộ x 3 xã = 6 mẫu

Nội dung điều tra: đánh giá công tác quản lý về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2015-2017?: công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp, công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chuyên môn có đáp ứng được yêu cầu không; đánh giá về sự hợp tác, phối hợp của người dân với cơ quan chuyên môn trong công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

- Phiếu điều tra nông dân: Áp dụng phương pháp xác định cỡ mẫu theo kinh nghiệm điều tra thực tế, trên địa bàn toàn huyện, tôi chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng (xã Tú Sơn đại diện cho vùng đầu huyện, xã Kim Bình đại diện cho vùng trung tâm huyện, xã Mỵ Hòa đại diện cho vùng cuối huyện); trong mỗi xã tôi chọn 3 xóm, mỗi xóm chọn 20 hộ gia đình để điều tra (chọn ngẫu nhiên theo danh sách của trưởng xóm cung cấp), tổng số mẫu điều tra là:

20 hộ x 3 xóm x 3 xã = 180 mẫu.

Nội dung điều tra: tình hình cơ bản của hộ (số khẩu, tuổi chủ hộ, giới tính của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ,...); tình hình sử dụng đất nông nghiệp; phương thức canh tác; mức độ đầu tư thâm canh; kết quả sản xuất (diện tích, năng suất, sản lượng, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, lượng nông sản bán được,...),

Các bước tiến hành điều tra chọn mẫu

Điều tra chọn mẫu trong nghiên cứu này gồm các bước sau: Xây dựng phương án điều tra; Xác định dung lượng mẫu và phương pháp chọn mẫu; Thiết kế bảng hỏi; Tập huấn điều tra; Điều tra thử; Điều tra chính thức.

3.2.2. Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu

- Các dữ liệu sau khi được thu thập được kiểm tra lại chuẩn xác.

- Dữ liệu sau khi thu thập được sắp xếp đảm bảo tính khoa học, theo một trình tự nhất định.

- Thông tin trình bày ở bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ, tranh ảnh.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

a. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phản ánh số tuyệt đối (số lượng, tổng số, khối lượng…), tương đối (cơ cấu, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch…) và số bình quân tác giả phân tích mức độ đầu tư, mức độ thực hiện các nội dung QLNN đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.

b. Phương pháp so sánh

Phương pháp này sử dụng để phân tích, so sánh tình hình QLNN về đất nông nghiệp của huyện với các xã, thị trấn trên địa bàn với nhau; so sánh sự biến động cơ cấu cây trồng, biến động diện tích đất nông nghiệp… Trên cơ sở đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN đối với đất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu * Nhóm chỉ tiêu về hệ thống văn bản * Nhóm chỉ tiêu về hệ thống văn bản

- Hệ thống các văn bản đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện có liên quan đến đất nông nghiệp

- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

- Công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính và xây đựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

* Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng quản lý đất sử dụng đất nông nghiệp - Số lượng hồ sơ đã giải quyết về cho thuê, giao, thu hồi đất nông nghiệp - Diện tích đã giải quyết về cho thuê, giao, thu hồi đất nông nghiệp

- Mức độ cán bộ, người dân dánh giá về công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

- Đơn giá bồi thường các loại đất nông nghiệp qua các năm - Mức độ đánh giá của cán bộ, người dân về đơn giá bồi thường

- Số lượng giấy chứng nhận về đất nông nghiệp được cấp qua các năm: cấp lần đầu, cho tặng, chuyển nhượng, cấp đổi

- Đánh giá của cán bộ và nông dân về công tác cấp giây chứng nhận - Tình hình kiểm kê đất nông nghiệp

- Số vụ xử lý vi phạm trong sử dụng đất nông nghiệp của huyện. * Chỉ tiêu thể hiện về thanh kiểm tra và xử lý vi phạm

- Số trường hợp vi phạm - Số trường hợp bị phạt tiền - Diện tích đất vi phạm - Số đơn tố cáo, khiếu nại

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI

Nhìn chung công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi được quản lý tốt theo quy định hiện hành của pháp luật. Các cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức thực hiện theo đúng quy định các văn bản do cấp trên ban hành về công tác khảo sát đo đạc, đánh giá, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng... Giai đoạn 2015-2017 huyện đã đo đạc và lập bản đồ địa chính được 28/28 đơn vị đạt 100%. Việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện được chú trọng và được thực hiện theo sự chỉ đạo của Tỉnh và Trung ương. Theo đó, Huyện đã xây dựng “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020”.

Việc lập quy hoạch cơ bản không chồng chéo giữa Quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch chuyên ngành khác.

Tuy nhiên theo quy định việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải lập sau quy hoạch KT- XH và quy hoạch chung, nhưng chưa thực hiện được nên quy hoạch sử dụng đất thường xuyên phải điều chỉnh bổ sung. Quy hoạch phần lớn chưa thực hiện được chi tiết đến từng thửa đất theo quy định do nhiều đơn vị chưa có bản đồ địa chính. Thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ; Việc thu hồi đất NN chậm, phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, vượt cấp trong các chính sách bồi thường tái định cư; Người dân có tâm lý gây khó khăn, chây ì thì giá bồi thường ngày càng cao. Nguyên nhân do chính sách về thu hồi bồi thường có nhiều thay đổi, thiếu nhất quán, nhiều điểm chưa cụ thể rõ ràng. Việc nhà đầu tư tự thoả thuận nhận chuyển quyền sử dụng đất đã gây xáo trộn về giá đất và phát sinh sự so bì đối với các dự án của nhà nước; Do tổ chức thực hiện: Hệ thống hồ sơ địa chính thiếu. Nhận thức của một bộ phận cán bộ và người sử dụng đất còn hạn chế. Trình độ năng lực, tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên môn cấp cơ sở không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Công tác chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, công tác đăng ký, lập hồ sơ đất nông nghiệp được thực hiện đảm bảo đúng quy định đề ra. Công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo chu kỳ 5 năm và công tác thống kê đất đai hàng năm được thực hiện khá tốt đảm bảo đúng tiến độ quy định, số liệu có độ tin cậy cao.

Bảng 4.1. Diện tích các loại đất nông nghiệp huyện Kim Bôi năm 2017 STT Tổng diện tích đất đơn vị hành chính Đất NN Đất SXNN Đất trồng STT Tổng diện tích đất đơn vị hành chính Đất NN Đất SXNN Đất trồng CHN Đất trồng lúa Đất trồng CHN khác Đất trồng CLN Đất lâm nghiệp Đất rừng SX Đất NTTS Đất NN khác Tổng DT 55116,24 48367,74 9275,42 7293,31 4118,31 3175,01 1982,11 39007,18 20903,93 63,49 23,73 1 Tú Sơn 467162 4106,11 1127,89 1040,95 172,61 868,34 86,94 2977,67 1238,91 0,55 0 2 Đú Sáng 5030,45 4779,89 610,92 566,66 252,12 314,54 44,26 4167,13 2649,86 1,83 0 3 Vĩnh Tiến 1742,63 1493,76 464,83 369,19 170,76 198,44 95,63 1019,07 415,47 9,87 0 4 Bình Sơn 1,638,60 1391,66 282,72 263,96 92,46 171,50 18,76 1108,55 1081,07 0,40 0 5 Hùng Tiến 1,608,19 1508,60 176,62 109,01 73,43 35,58 67,61 1324,56 1016,87 2,32 5,10 6 Nật Sơn 1,769,52 1686,73 162,37 142,67 91,58 51,09 19,70 1522,77 1275,11 1,60 7 Sơn Thủy 1,091,07 938,79 319,57 133,58 108,09 25,50 185,98 615,88 300,22 3,34 8 Bắc Sơn 2,319,77 2141,23 211,83 160,51 118,25 42,25 51,32 1923,29 788,17 2,21 3,90 9 Thượng Bì 1118,70 960,45 182,99 138,03 100,74 37,30 44,96 776,37 365,55 1,08 10 Hạ Bì 742,38 503,93 303,23 248,33 233,25 15,09 54,90 198,72 198,72 1,98 0 11 Kim Tiến 2176,28 1957,34 213,68 191,26 160,00 31,26 22,42 1742,11 738,66 1,55 0 12 Vĩnh Đồng 1035,14 789,81 297,69 284,71 181,60 103,11 12,97 491,41 451,56 0,71 0 13 Hợp Đồng 1397,46 117939 195,09 194,71 155,37 39,34 0,38 982,80 428,96 1,50 0 14 Thượng Tiến 5,548,44 5454,40 104,18 76,67 67,54 9,12 27,51 5350,13 1039,87 0,09 15 Đông Bắc 1923,29 925,42 268,38 240,69 152,30 88,39 27,68 654,94 451,56 2,11 00 download by : skknchat@gmail.com

STT Tổng diện tích đất đơn vị hành chính Đất NN Đất SXNN Đất trồng CHN Đất trồng lúa Đất trồng CHN khác Đất trồng CLN Đất lâm nghiệp Đất rừng SX Đất NTTS Đất NN khác Tổng DT 55116,24 48367,74 9275,42 7293,31 4118,31 3175,01 1982,11 39007,18 20903,93 63,49 23,73 16 TT Bo 788,17 16,22 15,74 13,60 10,45 3,15 2,14 0,00 0,00 0,48 0,00 17 Trung Bì 886,83 794,68 162,44 154,58 122,51 7,85 632,24 87,61 0,00 0,00 0,00 18 Kim Bình 521,61 324,35 221,58 196,48 148,52 47,96 25,10 93,70 93,70 3,74 5,33 19 Cuối Hạ 3547,54 3326,92 609,72 448,72 403,61 45,12 160,99 2715,75 1407,20 1,46 0,00 20 Kim Truy 1139,76 1013,03 335,88 258,31 182,02 76,29 77,57 671,81 481,89 0,86 4,47 21 Kim Bôi 794,30 614,16 303,73 231,12 150,84 80,20 72,61 309,62 309,62 0,81 0,00 22 Nam Thượng 2036,09 1845,80 443,36 270,44 216,88 53,57 172,91 1389,42 1159,87 13,03 0,00 23 Sào Báy 1820,26 1184,45 588,86 339,28 195,92 143,36 249,57 595,05 219,54 0,54 0,00 24 Mỵ Hòa 3017,41 1804,93 790,00 564,68 112,84 451,84 225,32 1011,93 1011,93 3,00 0,00 25 Nuông Dăm 540,25 3375,13 306,43 205,24 129,71 75,53 101,19 3063,59 1844,00 0,34 0,00 26 Hợp Kim 796,81 628,41 176,22 17,71 86,38 31,33 58,50 449,10 407,72 3,10 0,00 27 Kim Sơn 2452,38 2372,66 294,44 241,09 158,58 82,52 53,35 2073,68 784,00 4,55 0,00 28 Lập Chiệng 1514,29 1251,56 105,06 91,11 69,96 21,15 13,95 1145,89 869,88 0,46 0,16

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Kim Bôi (2019)

Năm 2018, huyện Kim Bôi có tổng diện tích đất tự nhiên là 55.116,23 ha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 54)