Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%)
17/16 18/17 BQ
I. Tổng nhân khẩu Người 118787 120423 121187 101,38 100,63 101,01 1. Nam Người 59728 59984 60248 100,43 100,44 100,43 2. Nữ Người 59059 60439 60939 102,34 100,83 101,58 II. Tổng số lao động LĐ 68743 70009 71131 101,84 101,60 101,72 1. Lao động nam LĐ 34485 35094 35937 101,77 102,40 102,08 2. Lao động nữ LĐ 34258 34915 35194 101,92 100,80 101,36 IV. Một số chỉ tiêu BQ
2. Số nhân khẩu BQ 1 hộ Người/hộ 4,46 4,48 4,47 100,27 99,95 100,11 3. Số lao động BQ 1 hộ Người/hộ 2,58 2,60 2,63 100,72 100,91 100,82 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Kim Bôi (2018)
3.1.2.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
a. Giao thông
So với nhiều huyện trong tỉnh, mạng lưới giao thông của huyện Kim Bôi khá phát triển, bao gồm :
- Đường 299: Bao gồm 6 tuyến dài 120,7 km, trong đó: Đường 12B dài 40 km; đường TSA dài 28,2 km; đường Tuyến C 15,5 km; đường Tuyến T dài 13 km; đường Tuyến X2 dài 17 km; đường tuyến Y dài 7 km.
- Đường Tỉnh lộ: Đường Tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện dài 38,9 km. - Đường huyện lộ: Bao gồm 6 tuyến với tổng chiều dài 38 km.
- Các tuyến đường liên xã, liên thôn: Hệ thống đường liên xã, liên thôn trên địa bàn huyện có tổng chiều dài 618,21 km, trong đó: Có 140,5 km đường bê tông; 45,4 km đường nhựa; 71, 03 km đường cấp phối và 361,28 km đường đất.
- Hệ thống cầu, cống: Toàn huyện có 32 cây cầu (trong đó có 26 cây cầu là bê tông cốt thép kiên cố), có 6 ngầm kiên cố và 20 cống lớn nhỏ. Song chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng đối với nhu cầu giao lưu, trao đổi hàng hoá và đi lại của nhân dân.
Trong những năm qua, giao thông vận tải Kim Bôi đã có những bước phát triển đáng kể góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, củng cố
quốc phòng an ninh, phần nào đảm bảo cho Kim Bôi giao lưu thuận lợi với bên ngoài. Tuy nhiên hệ thống giao thông vận tải chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội do chất lượng đường còn rất thấp, hành lang bảo vệ an toàn giao thông chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn...
b. Thủy lợi
Việc phát triển thuỷ lợi giữ vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành bại trong sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, huyện Kim Bôi đã đầu tư phát triển nhiều công trình thuỷ lợi, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo ra một khối lượng nông sản phong phú, đa dạng.
Nhìn chung công tác thuỷ lợi ở Kim Bôi đã mang lại hiệu quả rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên việc phát triển thuỷ lợi trên địa bàn huyện còn bộc lộ nhiều tồn tại.
c. Năng lượng
Việc phát triển hệ thống tải điện rộng khắp Kim Bôi đã tạo điều kiện phục vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt, nâng cao trình độ dân trí, văn hoá tinh thần cho nhân dân.
Hệ thống điện trên địa bàn huyện bao gồm: tuyến đường dây tải điện 35KV liên huyện (Hoà Bình - Kim Bôi - Lạc Thuỷ), đoạn qua huyện dài 40km; một trạm biến áp trung gian công suất 1.800KVA đặt tại xã Hạ Bì, đường dây trung thế dài 19,58 km, 97 trạm biến áp với tổng công suất là 12.567KVA.
d. Cơ sở giáo dục - đào tạo
Thực hiện mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, trong những năm qua công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực lâu dài cho Kim Bôi đã được chú trọng, quan tâm đầu tư. Do xuất phát điểm của hệ thống giáo dục Kim Bôi ở mức thấp nên nhiều chính sách ưu đãi cho sự nghiệp “trồng người” đã được áp dụng trên địa bàn huyện, trong đó đáng chú ý là việc tăng cường vốn đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất trường lớp.
Toàn huyện hiện có 100% số xã có trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, 4 trường trường trung học phổ thông, 1 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.
Việc thực hiện công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học được quan tâm và đạt kết quả khá tốt. Đến nay có 28/28 xã, thị trấn được công nhận đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 100% số xã, thị trấn được công
nhận xóa mù chữ.
e. Cơ sở y tế
Trong những năm qua, ngành y tế huyện Kim Bôi đã đạt được những thành quả đáng kể với nhiệm vụ chính là chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế, thực hiện các chương trình quốc gia về y tế, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ y tế cơ sở...
Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, hành nghề y dược: Tiến hành kiểm tra 69 cơ sở chế biến, kinh doanh hàng tạp hóa thực phẩm, cơ sở ăn uống, kết quả kiểm tra các cơ sở kinh doanh thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ sở hành nghề y dược thực hiện tốt các qui định của pháp luật.
g. Văn hóa, thể dục thể thao
Đặc điểm văn hoá truyền thống của Kim Bôi nói riêng và Hòa Bình nói chung là văn hoá mang tính cộng đồng, chất bản địa, sinh hoạt lễ thức và truyền miệng của đồng bào các dân tộc vùng núi Tây Bắc. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: hình thức sinh hoạt, kiến trúc nhà cửa, trang phục... Tất cả hoà quyện vào nhau tạo nên một nền văn hoá đặc trưng đậm đà bản sắc Tây Bắc.
Phong trào thể dục thể thao của huyện được phát triển rộng dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú trong các địa bàn dân cư, cơ quan ban ngành, các trường học và lực lượng vũ trang, góp phần rèn luyện thân thể, nâng cao sức khoẻ cho người dân.
h. Quốc phòng – An ninh
Công tác quốc phòng – an ninh của huyện trong thời gian qua được quan tâm đúng mức, đạt được mục tiêu đã đề ra. Được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, lực lượng quân đội, công an, cộng với tinh thần cảnh giác cao của nhân dân nên tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội luôn được đảm bảo.
3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của huyện Kim Bôi
3.1.3.1. Thuận lợi
- Với lợi thế vị trí địa lý tiếp giáp với thành phố Hòa Bình tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Kim Bôi có những chuyển biến tích cực trong những năm tới. Lưu thông hàng hoá, giao lưu kinh tế - xã hội ngày càng phát triển hơn.
- Đất đai các khu vực tương đối tốt, màu mỡ, các thung lũng tương đối rộng phân bố rộng khắp toàn huyện. Khí hậu của huyện mang đặc trưng vùng Tây Bắc
đó là nhiệt đới gió mùa và không có biến đổi lớn ở giữa các khu vực. Đó chính là những điều kiện thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp đa dạng, theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Cơ sở hạ tầng tương đối tốt, kết nối giao thông bên ngoài thuận lợi là nền tảng ban đầu cho sự phát triển mai sau.
- Huyện Kim Bôi có nguồn nước khoáng nóng với trữ lượng rất lớn, khoảng sản tương đối đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó còn có nhiều thắng cảnh nổi tiếng: Thác Mặt trời, Cửu thác Tú Sơn, thung lũng Thung Rếch, khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, những lễ hội văn hóa dân gian mang đậm bản sắc các dân tộc vùng cao Tây Bắc (đặc biệt là dân tộc Mường). Những yếu tố này chính là tiềm năng to lớn cho phát triển công nghiệp, dịch vụ - du lịch của huyện trong thời gian tới.
3.1.3.2. Khó khăn
- Điểm xuất phát của nền kinh tế còn ở mức thấp, cơ cấu kinh tế còn nặng về nông - lâm nghiệp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, sản xuất mang tính tự cung tự cấp. Sản xuất hàng hóa khối lượng còn nhỏ và phân tán. Các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ chậm phát triển, quy mô nhỏ, chủ yếu là các hộ cá thể phát triển theo hướng tự phát.
- Lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng chất lượng lao động chưa cao, phân bố không đều, có nơi có nhiều việc làm lại thiếu nhân lực và ngược lại.
- Nhu cầu đầu tư lớn song nguồn vốn có hạn.
- Là một huyện miền núi nên quỹ đất dành cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội luôn là vấn đề khó khăn đối với huyện.
3.1.3.3. Áp lực đối với đất đai
- Trong những năm tới, yêu cầu phát triển nhanh công nghiệp - xây dựng, du lịch - dịch vụ kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày càng lớn. Việc bố trí thỏa đáng đất đai cho nhu cầu này, đặc biệt là yêu cầu cho đất khu, cụm công nghiệp, đất ở… là rất cần thiết đồng thời bắt buộc phải bố trí vào đất sản xuất nông nghiệp, nếu không tính toán và quy hoạch hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người nông dân.
- Nhằm đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa nông thôn thì việc bố trí đất cho các khu, cụm công nghiệp, đất sản xuất kinh doanh, việc đầu tư, cải tạo phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, cấp thoát nước, trường học, y tế…) sẽ đòi hỏi
một quỹ đất tương đối lớn, không chỉ gây sức ép về quy mô diện tích mà còn tạo áp lực trong việc xác định vị trí xây dựng, bố trí công trình.
- Cùng với đẩy nhanh phát triển công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - du lịch, tốc độ đô thị hóa sẽ diễn ra nhanh trong những năm tới. Nhu cầu đất cho quy hoạch mở rộng đô thị là khá lớn gây áp lực không nhỏ đến sử dụng đất đặc biệt là các khu vực có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển.
- Dân số tăng đòi hỏi quỹ đất lớn phục vụ xây dựng nhà ở, đất sản xuất, xây dựng công trình phục vụ đời sống của con người như công trình văn hóa, thể thao, khu vui chơi… Điều này cũng tác động rất lớn đối với đất đai của huyện.
Như vậy, từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây cũng như dự báo phát triển trong tương lai (trong khi quỹ đất có hạn) thì áp lực đối với đất đai của huyện đã và sẽ ngày càng gay gắt hơn dẫn đến thay đổi lớn hiện trạng sử dụng đất hiện nay của huyện.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1. Số liệu thứ cấp
- Bao gồm các tài liệu: Văn bản liên quan đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là các văn bản về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi do: UBND tỉnh, UBND huyện, Phòng Tài nguyên môi trường, Phòng nông nghiệp & PTNT... ban hành.
Báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai các năm; biểu phân tích biến động diện tích đất nông nghiệp so sánh giữa các năm; thống kê kiểm kê diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện và phân theo đơn vị hành chính (các xã, thị trấn); Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất.
- Báo cáo tổng kết công tác năm 2016,2017,2018 của Huyện ủy và UBND huyện Kim Bôi.
- Nguồn cung cấp: Huyện ủy, UBND huyện, Phòng Tài nguyên & Môi trường, Phòng Nông nghiệp & PTNT, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Chi cục Thống kê.
- Phương pháp thu thập: Tìm, đọc, phân tích, sử dụng
3.2.1.2. Số liệu sơ cấp
+ Cán bộ huyện: Chúng tôi lựa chọn những cán bộ huyện có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp gồm lãnh đạo UBND huyện Kim Bôi; Phòng Tài nguyên & Môi trường; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; Phòng nông nghiệp & phát triển nông thôn.
01 cán bộ x 4 phòng = 4 mẫu
+ Cán bộ xã: chúng tôi chọn 2 đố tượng Phó chủ tịch UBND phụ trách quản lý chung, cán bộ địa chính nông nghiệp là cán bộ trực tiếp quản lý về lĩnh vực đất nông nghiệp.
02 cán bộ x 3 xã = 6 mẫu
Nội dung điều tra: đánh giá công tác quản lý về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2015-2017?: công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp, công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chuyên môn có đáp ứng được yêu cầu không; đánh giá về sự hợp tác, phối hợp của người dân với cơ quan chuyên môn trong công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Phiếu điều tra nông dân: Áp dụng phương pháp xác định cỡ mẫu theo kinh nghiệm điều tra thực tế, trên địa bàn toàn huyện, tôi chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng (xã Tú Sơn đại diện cho vùng đầu huyện, xã Kim Bình đại diện cho vùng trung tâm huyện, xã Mỵ Hòa đại diện cho vùng cuối huyện); trong mỗi xã tôi chọn 3 xóm, mỗi xóm chọn 20 hộ gia đình để điều tra (chọn ngẫu nhiên theo danh sách của trưởng xóm cung cấp), tổng số mẫu điều tra là:
20 hộ x 3 xóm x 3 xã = 180 mẫu.
Nội dung điều tra: tình hình cơ bản của hộ (số khẩu, tuổi chủ hộ, giới tính của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ,...); tình hình sử dụng đất nông nghiệp; phương thức canh tác; mức độ đầu tư thâm canh; kết quả sản xuất (diện tích, năng suất, sản lượng, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, lượng nông sản bán được,...),
Các bước tiến hành điều tra chọn mẫu
Điều tra chọn mẫu trong nghiên cứu này gồm các bước sau: Xây dựng phương án điều tra; Xác định dung lượng mẫu và phương pháp chọn mẫu; Thiết kế bảng hỏi; Tập huấn điều tra; Điều tra thử; Điều tra chính thức.
3.2.2. Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu
- Các dữ liệu sau khi được thu thập được kiểm tra lại chuẩn xác.
- Dữ liệu sau khi thu thập được sắp xếp đảm bảo tính khoa học, theo một trình tự nhất định.
- Thông tin trình bày ở bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ, tranh ảnh.
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
a. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phản ánh số tuyệt đối (số lượng, tổng số, khối lượng…), tương đối (cơ cấu, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch…) và số bình quân tác giả phân tích mức độ đầu tư, mức độ thực hiện các nội dung QLNN đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
b. Phương pháp so sánh
Phương pháp này sử dụng để phân tích, so sánh tình hình QLNN về đất nông nghiệp của huyện với các xã, thị trấn trên địa bàn với nhau; so sánh sự biến động cơ cấu cây trồng, biến động diện tích đất nông nghiệp… Trên cơ sở đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN đối với đất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện.
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu * Nhóm chỉ tiêu về hệ thống văn bản * Nhóm chỉ tiêu về hệ thống văn bản
- Hệ thống các văn bản đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện có liên quan đến đất nông nghiệp
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
- Công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính và xây đựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
* Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng quản lý đất sử dụng đất nông nghiệp - Số lượng hồ sơ đã giải quyết về cho thuê, giao, thu hồi đất nông nghiệp - Diện tích đã giải quyết về cho thuê, giao, thu hồi đất nông nghiệp
- Mức độ cán bộ, người dân dánh giá về công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
- Đơn giá bồi thường các loại đất nông nghiệp qua các năm