Đánh giá chung kết quả quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 83 - 88)

trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

a. Ưu điểm

Qua kết quả đánh giá của cán bộ cấp huyện, cấp xã về thực tra ̣ng công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiê ̣p trên đi ̣a bàn huyê ̣n đã phản ánh khách

quan kết quả công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiê ̣p trên đi ̣a bàn huyê ̣n trong thời gian qua. Đối với công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện: Cùng với xu hướng của cả tỉnh nói chung, huyện Kim Bôi nói riêng đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế mạnh mẽ, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang được tập trung đầu tư đòi hỏi sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới.

Bảng 4.13. Tổng hợp điều tra cán bộ huyện, xã về công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2015-2017

ĐVT: % Ý kiến

TT Nội dung Tốt Trung

bình

Chưa tốt

1

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của huyện; của các xã, thị trấn về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

70 30 0

2

Công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến văn bản chuyên môn về công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đến cán bộ, người dân sản xuất, sử dụng đất nông nghiệp

60 30 10

3

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ cấp huyện, cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn

70 20 10

4 Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

nông nghiệp 80 20 0

5 Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi,

chuyển mục đích sử dụng đối với đất nông nghiệp 60 40 0 6 Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa

chính, cấp giấy chứng nhận đối với đất nông nghiệp 60 40 0 7 Công tác thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp trên địa

bàn huyện 70 30 0

8

Công tác thanh tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

60 40 0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Luật đất đai 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai ra đời

khiến Luật đất đai năm 2003 không còn phù hợp nữa, vì vậy năm 2015 huyện đã triển khai điều chỉnh, xây dựng lại quy hoạch tổng thể đất đai, đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu 2016 của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Kim Bôi. Quy hoạch mới lập ra phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, phần nào đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người nông dân trong huyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên được người dân đồng tình ủy hộ. Những cánh đồng sản xuất nông sản hàng hóa chuyên canh tập trung, những khu vực chuyên canh cây ăn quả với quy mô lớn được hình thành trên khắp địa bàn đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, bộ mặt nông thôn của huyện đang đổi mới từng ngày.

Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp cùng với việc đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp được quản lý chặt chẽ, thực hiện đúng quy định, nhanh gọn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người dân. Công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, được thực hiện tốt góp phần hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể của huyện, tạo được một nguồn thu lớn để phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Bảng 4.14. Đánh giá của nông dân trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp về công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi

ĐVT: % Ý kiến

Nội dung Tốt Trung bình Chưa tốt

1. Đánh giá về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

nông nghiệp của huyện 69,44 19,44 11,11

2. Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu

hồi, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp 63,33 22,78 13,89 3. Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng, quyền sở hữu đối với đất nông nghiệp

21,11 41,67 37,22

4. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn có đáp ứng được yêu cầu

42,22 50,56 7,22

5. Tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ làm công tác

quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn. 25,56 70,00 4,44 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Những ý kiến đánh giá của nông dân về mô ̣t số nô ̣i dung quản lý nhà nước đối với đất nông nghiê ̣p trên đi ̣a bàn huyê ̣n cũng tương đồng với các ý kiến của cán bộ xã, huyê ̣n; nhı̀n chung công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiê ̣p của huyện những năm qua đươ ̣c thực hiê ̣n tốt, đem la ̣i hiê ̣u quả kinh tế, góp phát triển kinh tế xã hội đi ̣a phương. Công tác thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp được thực hiện đúng quy định, tiến hành thống kê hàng năm và kiểm đếm 5 năm một lần. Số liệu thống kê có tính kế thừa, cập nhật thường xuyên liên tục nên có độ chính xác cao; đây là căn cứ quan trọng để huyện tính toán, điều chỉnh quy hoạch phù hợp mang lại hiệu quả.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát liên quan đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện được thực hiện thường xuyên liên tục, góp phần hạn chế những sai phạm, tiêu cực trong quá trình triển khai công việc giữa cơ quan chuyên môn với người dân. Công tác thông tin, tuyên truyền, vận động nhân dân, phổ biến pháp luật đất đai của huyện được thực hiện thường xuyên, liên tục đóng một vai trò quan trọng về nâng cao hiểu biết, nhận thức của người dân giúp người dân hiểu rõ, thực hiện các công việc liên quan đến đất nông nghiệp đúng quy định, phần nào làm giảm thiểu vi phạm và đơn thư khiếu kiện về đất nông nghiệp.

b. Hạn chế.

Do kế hoạch sử dụng đất của huyện được lập cho một năm nên chỉ phản ánh được nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và của các xã, thị trấn trong năm kế hoạch mà không đảm bảo được tính khả thi của các dự án đăng ký thực hiện do không thể chủ động nắm bắt được khả năng về vốn của chủ đầu tư, đặc biệt là những dự án có nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước; dẫn đến tính khả thi của phương án kế hoạch sử dụng đất chưa cao. Nhiều công trình, dự án đăng ký thực hiện nhưng do không có vốn hoặc chậm làm thủ tục nên phải chuyển sang thực hiện năm sau.

Việc tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, sự phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan đến sử dụng đất chưa thực sự chặt chẽ và đồng bộ.

Việc lập dự án đầu tư, lập phương án thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng vẫn còn những tồn tại nhất định, dẫn tới thời gian triển khai các dự án phải kéo dài, làm bỏ lỡ cơ hội sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư.

Nguyên nhân khách quan

Phụ thuộc vào các quy định của pháp Luật Đất đai, danh mục các công trình, dự án kế hoạch sử dụng đất xác định một trong những căn cứ pháp lý giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất, do khi lập kế hoạch sử dụng đất một số dự án không có tính khả thi cao nhưng khuynh hướng là đưa vào kế hoạch sử dụng đất để có cơ sở pháp lý khi Nhà nước ra quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất vì vậy kế hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả thấp so với chỉ tiêu đã được phê duyệt;

- Kế hoạch sử dụng đất thường chưa tính hết khả năng về tài chính bởi phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng đầu tư của xã hội và Nhà nước…(hiện nay đang thực hiện những giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cắt giảm ngân sách các dự án thông thường chỉ tập trung bố trí vốn cho một số dự án công trình cấp bách của xã hội) dẫn đến một số công trình, dự án không triển khai thực hiện được.

Nguyên nhân chủ quan

- Nhu cầu quỹ đất cho phát triển các ngành, lĩnh vực, cho các dự án đầu tư chưa được tính toán khoa học, chưa sát với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dẫn tới tình hình vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất;

- Công tác dự báo nhu cầu và xác định danh mục các công trình, dự án đầu tư đưa vào kế hoạch, nhất là các dự án sử dụng vào mục đích kinh doanh, thương mại thường không thể chính xác và luôn có sự thay đổi theo nhu cầu thị trường nên kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh liên tục làm kéo dài thời gian lập và hoàn chỉnh hồ sơ. Trong thực tế, sau khi kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt lại có nhiều dự án phát sinh thêm có tính khả thi nhưng lại không có trong kế hoạch nên cũng không thể giao đất để triển khai mặc dù phù hợp với quy hoạch.

- Sự gắn kết giữa kế hoạch sử dụng đất với các kế hoạch chuyên ngành khác còn nhiều bất cập và khó khăn; đặc biệt là lĩnh vực xây dựng, giao thông do không thống nhất nhau về thời điểm thực hiện kế hoạch, tiêu chí phân loại đất, định mức và chỉ tiêu loại đất ...

- Việc tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất còn thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành; việc chấp hành thực hiện kế hoạch sử dụng đất chưa nghiêm, tình trạng sử dụng đất sai mục đích, lãng phí, kém hiệu quả vẫn còn xảy ra;

chung, cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói riêng còn hạn chế và chưa được quan tâm đầy đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)