Điều kiện kinh tế-xã hội của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 47 - 54)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội của huyện

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trong những năm qua được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự lãnh đạo của Huyện uỷ, giám sát của Hội đồng nhân dân huyện, sự quản lý, điều hành tích cực của Uỷ ban nhân dân huyện, cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành,

các doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện có những bước thay đổi đáng kể về cơ cấu ngành và đang từng bước xây dựng, điều chỉnh sự phát triển các ngành phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Kết quả đạt được cụ thể như sau:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện luôn phát triển mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực. Giai đoạn 2015 - 2017, kinh tế của huyện luôn đạt mức tăng trưởng khá, bình quân hàng năm đạt 10,04%/năm.

Về cơ cấu kinh tế Kim Bôi có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện; nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần, ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng. Năm 2017 cơ cấu kinh tế huyện như sau: Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 30,6%; công nghiệp xây dựng đạt 16,8%, thương mại - dịch vụ 52,6%.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Tính đến năm 2018, diện tích đất nông nghiệp của huyện Kim Bôi là 61.995,79 ha (chiếm 90,62% diện tích tự nhiên của huyện). Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp là thế mạnh của huyện góp phần quan trọng bảo đảm an ninh lương thực, tạo ra khối lượng không nhỏ sản phẩm hàng hoá. Huyện đã và đang áp dụng đưa các loại giống có giá trị kinh tế, năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chịu hạn vào sản xuất, dần làm thay đổi tập quán sản xuất truyền thống lạc hậu của nhân dân nên sản lượng lương thực và loại cây công nghiệp, cây nông nghiệp khác hàng năm đều tăng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện.

- Trồng trọt

+ Cây lương thực: Năng suất, sản lượng cây trồng của huyện năm sau tăng cao hơn năm trước, do nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, đưa những loại cây trồng có năng suất và chất lượng vào sản xuất.

Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực đến năm 2017 là 18.836 ha. Tổng sản lượng lương thực đạt 41.574 tấn. Bình quân thu nhập đầu người/năm 18,4 triệu đồng. Trong đó:

- Chăn nuôi:

Ngành chăn nuôi của huyện nhiều năm gần đây được quan tâm phát triển cả về số lượng và chất lượng. Chăn nuôi còn mang tính tự cung, tự cấp; chưa có các cơ sở chăn nuôi mang tính sản xuất hàng hóa. Tính đến năm 2018, ngành chăn nuôi huyện Kim Bôi đạt đàn trâu có 18.000 con, đàn bò: đàn bò có 6.000 con, đàn lợn có 100.000 con, đàn dê có 4.300 con, gia cầm: có 700 ngàn con.

- Thủy sản: Diện tích năm 2018 là 186 ha, tăng 136,80 ha so với năm 2010 (50,2 ha). Sản lượng khai thác thủy sản năm 2017 đạt 376 tấn, trong đó: sản lượng nuôi trồng đạt 356 tấn và sản lượng khai thác tự nhiên đạt 20 tấn. Diện tích mă ̣t nước nuôi trồng thủy sản trên đi ̣a bàn huyê ̣n manh mún, nhỏ lẻ nằm rải rác được nhân dân khai thác để nuôi trồng thủy sản, trong những năm tới cần tăng diện tích và phát triển thành những trang trại tạo ra thế mạnh chăn nuôi của huyện.

- Lâm nghiệp:

Theo số liệu năm 2018, tổng diện tích rừng của huyện là 39.003,18 ha, chiếm 70,76% diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó diện tích sản xuất 20.899,93 ha, diện tích rừng phòng hộ 13.279,97 ha. diện tích rừng đặc dụng 4.823,27 ha. Độ che phủ rừng đạt 47%. Trong 3 năm 2015-2017, huyện đã trồng mới 3.929 ha rừng và khoanh nuôi tái sinh 23.424 ha rừng; chất lượng rừng tự nhiên từng bước được nâng cao. UBND huyện Kim Bôi tăng cường phổ biến, tuyên truyền Luật bảo vệ và Phát triển rừng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, văn bản chỉ đạo của các cấp đến người dân; tăng cường tuần tra, trực phòng cháy chữa cháy rừng. Kết quả trong 3 năm, trên địa bàn huyện Kim Bôi không xảy ra cháy rừng.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại - dịch vụ

- Tiểu thủ công nghiệp: Tổng giá trị tiểu thủ công nghiệp 3 năm đạt 1.322 tỷ đồng, tăng bình quân mỗi năm 5,2%/năm. Sản phẩm ngành công nghiệp của huyện chủ yếu là khai thác tài nguyên (Than, cao lanh, đá,cát sỏi), sản xuất vật liệu xây dựng và sơ chế nông lâm sản. Quy mô sản xuất của ngành còn nhỏ, sản phẩm hàng hóa chưa có sức cạnh tranh trên thị trường. Toàn huyện có 186 doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, ngành tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết công ăn việc làm cho trên 2.000 lao động.

- Xây dựng cơ bản: Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của Nhà

trung tâm cụm xã, trụ sở làm việc. Tổng các nguồn vốn Nhà nước đã đầu tư trong 3 năm qua ước là 935,3 tỷ đồng, huyện đã thực hiện lòng ghép nhiều nguồn vốn để đầu tư trong đó chủ yếu là vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, vốn thực hiện Nghị quyết 37, vốn chương trình CT229, vốn trái phiếu Chính phủ... Các nguồn vốn đã được sử dụng đúng mục đích và đã phát huy hiệu quả, các công trình được đầu tư đã phát huy hiệu quả và phục vụ kịp thời cho phát triển kinh tế văn hóa- xã hội của huyện.

Bảng 3.2. Hiện trạng phát triển kinh tế huyện Kim Bôi giai đoạn 2016 - 2018

Chỉtiêu ĐVT 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%)

17/16 18/17 BQ

1. Tổng giá trị tăng thêm

theo giá hiện hành Tỷ đồng 1966,01 2219,77 2619,6 112,91 118,01 115,43 Trong đó: 1.1. Nông, lâm nghiệp và TS Tỷ đồng 648,42 679,1 838,1 104,73 123,41 113,69 1.2. Công nghiệp và xây dựng Tỷ đồng 322,39 372,89 423,5 115,66 113,57 114,61 1.3.Dịch vụ Tỷ đồng 995,2 1167,78 1358 117,34 116,29 116,81 2. Cơ cấu GTSX tăng thêm theo ngành 2.1. Nông, lâm nghiệp và TS % 32,98 30,59 31,99 2.2. Công nghiệp v xây dựng % 16,40 16,80 16,17 2.3. Dịch vụ % 50,62 52,61 51,84 4. Thu nhập BQ

đầu người Tr.đồng /người 16,64 18,43 20,21 110,76 109,66 110,21 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Kim Bôi (2018)

- Thương mại - Dịch vụ: Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, ngành thương mại - dịch vụ - du lịch của huyện Kim Bôi đã có những bước chuyển biến tích cực, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh. Các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng, thị trường sôi động, sự lưu thông hàng hóa theo cơ chế thị trường đạt hiệu quả cao. Năm 2018 tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 1.900,0 tỷ đồng, tăng 938 tỷ đồng so với năm 2016 (962,0 tỷ đồng).

3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.

a. Dân số

Huyện Kim Bôi hiện có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống (gồm: dân tộc Mường chiến 83,0%; dân tộc Kinh chiếm 14,0%; dân tộc Dao và các dân tộc khác chiếm 3,0%). Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng gắn với nhiều nghề truyền thống mang tính nghệ thuật cao như: Nghệ thuật tạo hình trên thổ cẩm của người Mường; nghệ thuật thêu, vẽ hoa văn của người Dao…

Theo số liệu điều tra dân số (tại thời điểm 01/04/2017), toàn huyện Kim Bôi có 119.546 người, 24.625 hộ gia đình. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện trong vài năm gần đây đều ở mức xấp xỉ 1% so với toàn tỉnh là 1,17%. Mật độ dân số trung bình trong huyện tính đến hết năm 2018 là 218,5 người/km2. Trong đó khu vực thị trấn 394 người/km2, khu vực nông thôn là 170 người/km2.

b. Lao động,việc làm

Bằng nhiều giải pháp tích cực, đẩy mạnh công tác tuyển dụng lao động trong nước và xuất khẩu lao động như: tuyên truyền sâu rộng đến người lao động chủ trương, chính sách và thị trường lao động trong và ngoài nước; tổ chức sàn giao dịch việc làm; tổ chức tọa đàm về nội dung “giải quyết việc làm cho phụ nữ”; phối hợp với công ty tuyển dụng lao động thường xuyên….

Năm 2018, Kim Bôi có khoảng 71,1 ngàn người trong độ tuổi lao động, chiếm 58,7% dân số. Trong đó, lao động nông nghiệp chiếm khoảng 70,5%, số lao động tham gia sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và hành chính sự nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 29,5%. Kết quả khảo sát thực địa tại các xã, cho thấy hiện tượng phổ biến hiện nay là lao động thiếu việc làm, năng suất lao động thấp. Lực lượng lao động có sức khỏe và cần cù chịu khó song trình độ chuyên môn kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Lao động được giải quyết việc làm/năm đạt hơn 2.460 lao động.

Thu nhập của người lao động cũng như của người dân còn ở mức thấp (so với mặt bằng chung của tỉnh) đạt 21,6 triệu đồng/người/năm.

Thu nhập và mức sống: Những năm vừa qua, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, đời sống của người dân trong huyện Kim Bôi cũng được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người đạt 18,40 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 16,45% vào cuối năm 2017.

Bảng 3.3. Biến động về dân số và lao động của huyện Kim Bôi qua 3 năm

Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%)

17/16 18/17 BQ

I. Tổng nhân khẩu Người 118787 120423 121187 101,38 100,63 101,01 1. Nam Người 59728 59984 60248 100,43 100,44 100,43 2. Nữ Người 59059 60439 60939 102,34 100,83 101,58 II. Tổng số lao động LĐ 68743 70009 71131 101,84 101,60 101,72 1. Lao động nam LĐ 34485 35094 35937 101,77 102,40 102,08 2. Lao động nữ LĐ 34258 34915 35194 101,92 100,80 101,36 IV. Một số chỉ tiêu BQ

2. Số nhân khẩu BQ 1 hộ Người/hộ 4,46 4,48 4,47 100,27 99,95 100,11 3. Số lao động BQ 1 hộ Người/hộ 2,58 2,60 2,63 100,72 100,91 100,82 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Kim Bôi (2018)

3.1.2.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

a. Giao thông

So với nhiều huyện trong tỉnh, mạng lưới giao thông của huyện Kim Bôi khá phát triển, bao gồm :

- Đường 299: Bao gồm 6 tuyến dài 120,7 km, trong đó: Đường 12B dài 40 km; đường TSA dài 28,2 km; đường Tuyến C 15,5 km; đường Tuyến T dài 13 km; đường Tuyến X2 dài 17 km; đường tuyến Y dài 7 km.

- Đường Tỉnh lộ: Đường Tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện dài 38,9 km. - Đường huyện lộ: Bao gồm 6 tuyến với tổng chiều dài 38 km.

- Các tuyến đường liên xã, liên thôn: Hệ thống đường liên xã, liên thôn trên địa bàn huyện có tổng chiều dài 618,21 km, trong đó: Có 140,5 km đường bê tông; 45,4 km đường nhựa; 71, 03 km đường cấp phối và 361,28 km đường đất.

- Hệ thống cầu, cống: Toàn huyện có 32 cây cầu (trong đó có 26 cây cầu là bê tông cốt thép kiên cố), có 6 ngầm kiên cố và 20 cống lớn nhỏ. Song chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng đối với nhu cầu giao lưu, trao đổi hàng hoá và đi lại của nhân dân.

Trong những năm qua, giao thông vận tải Kim Bôi đã có những bước phát triển đáng kể góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, củng cố

quốc phòng an ninh, phần nào đảm bảo cho Kim Bôi giao lưu thuận lợi với bên ngoài. Tuy nhiên hệ thống giao thông vận tải chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội do chất lượng đường còn rất thấp, hành lang bảo vệ an toàn giao thông chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn...

b. Thủy lợi

Việc phát triển thuỷ lợi giữ vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành bại trong sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, huyện Kim Bôi đã đầu tư phát triển nhiều công trình thuỷ lợi, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo ra một khối lượng nông sản phong phú, đa dạng.

Nhìn chung công tác thuỷ lợi ở Kim Bôi đã mang lại hiệu quả rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên việc phát triển thuỷ lợi trên địa bàn huyện còn bộc lộ nhiều tồn tại.

c. Năng lượng

Việc phát triển hệ thống tải điện rộng khắp Kim Bôi đã tạo điều kiện phục vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt, nâng cao trình độ dân trí, văn hoá tinh thần cho nhân dân.

Hệ thống điện trên địa bàn huyện bao gồm: tuyến đường dây tải điện 35KV liên huyện (Hoà Bình - Kim Bôi - Lạc Thuỷ), đoạn qua huyện dài 40km; một trạm biến áp trung gian công suất 1.800KVA đặt tại xã Hạ Bì, đường dây trung thế dài 19,58 km, 97 trạm biến áp với tổng công suất là 12.567KVA.

d. Cơ sở giáo dục - đào tạo

Thực hiện mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, trong những năm qua công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực lâu dài cho Kim Bôi đã được chú trọng, quan tâm đầu tư. Do xuất phát điểm của hệ thống giáo dục Kim Bôi ở mức thấp nên nhiều chính sách ưu đãi cho sự nghiệp “trồng người” đã được áp dụng trên địa bàn huyện, trong đó đáng chú ý là việc tăng cường vốn đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất trường lớp.

Toàn huyện hiện có 100% số xã có trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, 4 trường trường trung học phổ thông, 1 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

Việc thực hiện công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học được quan tâm và đạt kết quả khá tốt. Đến nay có 28/28 xã, thị trấn được công nhận đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 100% số xã, thị trấn được công

nhận xóa mù chữ.

e. Cơ sở y tế

Trong những năm qua, ngành y tế huyện Kim Bôi đã đạt được những thành quả đáng kể với nhiệm vụ chính là chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế, thực hiện các chương trình quốc gia về y tế, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ y tế cơ sở...

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, hành nghề y dược: Tiến hành kiểm tra 69 cơ sở chế biến, kinh doanh hàng tạp hóa thực phẩm, cơ sở ăn uống, kết quả kiểm tra các cơ sở kinh doanh thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ sở hành nghề y dược thực hiện tốt các qui định của pháp luật.

g. Văn hóa, thể dục thể thao

Đặc điểm văn hoá truyền thống của Kim Bôi nói riêng và Hòa Bình nói chung là văn hoá mang tính cộng đồng, chất bản địa, sinh hoạt lễ thức và truyền miệng của đồng bào các dân tộc vùng núi Tây Bắc. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: hình thức sinh hoạt, kiến trúc nhà cửa, trang phục... Tất cả hoà quyện vào nhau tạo nên một nền văn hoá đặc trưng đậm đà bản sắc Tây Bắc.

Phong trào thể dục thể thao của huyện được phát triển rộng dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú trong các địa bàn dân cư, cơ quan ban ngành, các trường học và lực lượng vũ trang, góp phần rèn luyện thân thể, nâng cao sức khoẻ cho người dân.

h. Quốc phòng – An ninh

Công tác quốc phòng – an ninh của huyện trong thời gian qua được quan tâm đúng mức, đạt được mục tiêu đã đề ra. Được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, lực lượng quân đội, công an, cộng với tinh thần cảnh giác cao của nhân dân nên tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội luôn được đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 47 - 54)