Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.3. Vai trò của quản lý chi thường xuyên ngânsách phường, xã tại Phòng giao
dịch Kho bạc Nhà nước
Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã là việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi ngân sách xã diễn ra tại tất cả các khâu của quá trình chi ngân sách, nhằm đảm bảo mỗi khoản chi ngân sách đều được dự toán từ trước, được thực hiện đúng dự toán được duyệt, đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn quy định và có hiệu quả kinh tế - xã hội (Thông tư số 60/2003/TT - BTC). Vì vậy, quản lý chi thường xuyên ngân sách xã có ý nghĩa quan trọng sau:
Một là, quản lý các khoản chi thường xuyên ngân sách xã đảm bảo tiết
Cán bộ quản lý chi của Kho
bạc Giámđốc KBNN Kế toán trưởng KBNN 3 4 Ban tài chính xã, Phường, xã (1) 2 5 2
kiệm, có hiệu quả. Quản lý chặt chẽ các khoản chi thường xuyên ngân sách xã có ý nghĩa quan trọng trong việc tập trung nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội; thực hành tiết kiệm, chống các hiện tượng tiêu cực, chi tiêu lãng phí; góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và làm lành mạnh hoá nền tài chính Quốc gia.
Hai là, các khoản chi thường xuyên ngân sách thường mang tính không
hoàn trả trực tiếp, diễn ra trên phạm vi rộng, liên quan đến nhiều đối tượng trong xã hội; hoạt động chi thường xuyên ngân sách cũng ngày càng đa dạng hơn, phức tạp hơn. Do vậy, cần thiết phải có các cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, quản lý các khoản chi thường xuyên ngân sách để ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực; đồng thời phát hiện những kẽ hở trong cơ chế quản lý, đảm bảo cho việc Nhà nước sẽ nhận được những kết quả tương xứng với số tiền mà Nhà nước đã bỏ ra.
Ba là, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là xu thế tất yếu và là một yêu
cầu khách quan đối với mỗi quốc gia trên con đường phát triển. Một nền kinh tế hướng tới mở cửa và hội nhập hết sức năng động và đầy những thách thức gay gắt cũng đã và đang đặt ra yêu cầu về sự hoàn thiện chức năng của tài chính. Hội nhập là sự thừa nhận và vận hành nền kinh tế tài chính tuân thủ các nguyên tắc, các thông lệ, các chuẩn mực quốc tế. Chính vì vậy, vai trò của kiểm soát chi lại càng cần thiết, nhằm quản lý chặt chẽ ngân quỹ quốc gia, đảm bảo vốn được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.