Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngânsách xã tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách phường, xã tại phòng giao dịch kho bạc nhà nước bắc giang (Trang 27 - 31)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngânsách xã tạ

tại Kho bạc Nhà nước

Công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước có phạm vi rộng, chu trình quản lý kéo dài vì vậy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi, cơ bản có các nhân tố sau:

2.1.4.1. Nhân tố bên ngoài

Thứ nhất: Cơ chế quản lý Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước.

Cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước gắn liền với sự phân định chức năng, nhiệm vụ quản lý chi ngân sách nhà nước của các cấp quản lý, giúp cho mỗi cấp làm việc hiệu quả hơn, từ đó tạo nên sự hiệu quả của cả hệ thống quản lý và kiểm soát chi ngân sách nhà nước.

Việc quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại KBNN đòi hỏi KBNN phải có một vị thế, vai trò lớn hơn. Vì vậy, việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của KBNN tại một văn bản pháp lý cao hơn (như Pháp lệnh, Luật của Quốc Hội) sẽ tăng cường được vị trí, vai trò của KBNN; đồng thời cũng nâng cao được hiệu quả công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại KBNN. Bộ máy quản lý chi Ngân sách phải được tổ chức khoa học, thống nhất, đồng bộ từ cơ quan quản lý Nhà nước, phân bổ dự toán, cơ quan quản lý chi tiêu cho đến đơn vị trực tiếp sử dụng Ngân sách. Nếu việc tổ chức bộ máy quản lý chi không thống nhất, chồng chéo hoặc phân tán ra nhiều đầu mối thì sẽ dẫn đến tình trạng cắt khúc trong quản lý, làm hạn chế hiệu quả quản lý chi.

Thứ hai: Hệ thống pháp luật. Trong xu thế xây dựng Nhà nước pháp quyền

của nước ta hiện nay đòi hỏi việc quản lý chi NSNN phải theo khuôn khổ pháp luật. Hệ thống quản lý trong việc quản lý chi của nước ta hiện nay là luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện, cùng các văn bản pháp quy khác vừa là nhân tố quan trọng vừa là điều kiện quyết định đến chất lượng công tác quản lý chi thường xuyên.

Thứ ba: Hệ thống tổ chức, bộ máy thực hiện quản lý chi NSNNphân định

trách nhiệm chưa thực sự rõ ràng, cụ thể dẫn đến tình trạng có nhiều cơ quan, đơn vị tham gia vào quá trình quản lý NSNN.

Thứ tư: Định mức, chi tiêu Ngân sách là mức chuẩn làm căn cứ tính toán,

xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và là một trong những căn cứ quan trọng để quản lý chi tiêu.

Định mức chi tiêu càng cụ thể, chi tiết sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN nói chung và hiệu quả công tác quản lý chi thường xuyên tại KBNN nói riêng. Việc chấp hành định mức chi tiêu của Nhà nước cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành Ngân sách của các ngành, các cấp.

2.1.4.2. Nhân tố bên trong

Thứ nhất: Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi của Kho bạc Nhà nước.

Cán bộ KBNN phải đảm bảo đầy đủ năng lực, phẩm chất đạo đức để có thể đảm nhận nhiệm vụ quản lý chi thường xuyên NSNN tại KBNN một cách đúng đắn và có hiệu quả. Trong quản lý chi thường xuyên NSNN phải đảm

bảo tính linh hoạt, biết vận dụng các nguyên tắc, chế độ trong điều kiện thực tế của địa phương, biết cùng đơn vị tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong điều kiện cho phép, không vi phạm chế độ, không gây khó khăn, sách nhiễu, vụ lợi cá nhân...

Bên cạnh đó,cần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Luật của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN, làm cho họ thấy rõ quản lý chi là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị cá nhân có liên quan đến quản lý quỹ ngân sách nhà nước chứ không phải là công việc riêng của ngành Tài chính, Kho bạc Nhà nước.

Thứ hai: cơ sơ vật chất nhà làm việc của Kho bạc Nhà nước tỉnh và đa số các Kho bạc Nhà mước huyện đã được xây mới, máy tính từ tính đến huyện đều được trang bị mới, đầy đủ, các ứng dụng phần mềm máy tính đã có và thực hiện chương trình mới tabmis từ tháng 5 năm 2011.

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương vê quản lý chi thường xuyên ngân sách phường, xã

Xã, phường, thị trấn là một cấp chính quyền cơ sở trong hệ thống Nhà nước pháp quyền của nước ta. Hoạt động Tài chính của xã là hoạt động Tài chính cấp cơ sở trong hệ thống ngân sách Quốc Gia. Những năm trước đây, ngân sách xã còn mang nặng tính bao cấp, phần lớn ngân sách xã rơi vào tình trạng yếu kém, trông chờ ỷ nại cấp trên, ngân sách xã quá nhỏ bé, nguồn thu không ổn định, chưa có biện pháp tạo nguồn nên không đủ sức giải quyết các vấn đề dân sinh, vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn .

Trong quá trình quản lý chi thường xuyên ngân sách phương, xã tại KBNN tại các đơn vị KBNN đã phát sinh một số bất cập nhất định, từ việc phân tích, đánh giá xác định rõ nguyên nhân của những bất cập đó, các đơn vị KBNN đã đề ra một số giải pháp khắc phục, hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác quản lý chi NSX, đáp ứng yêu cầu đổi mới, cải cách và hiện đại hóa công tác quản lý NSNN. Kinh nghiệm trong việc tháo gỡ những vấn đề bất cập nảy sinh nhằm nâng cao chất lượng quản lý chi NSX tại KBNN: Các cơ quan quản lý NSNN qua KBNN, các cơ quan quản lý NSNN tại địa phương (Thuế - Tài chính - KBNN) có sự phối kết hợp chặt chẽ trong việc đẩy mạnh tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách hiện có nhằm không ngừng nâng cao chất lượng quản lý chi NSX và các quỹ tài chính của xã. Tháo gỡ những khó khăn, vướng

mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; Xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý chi NSX. Việc lập dự toán chi NSX của đơn vị cấp xã, được tiến hành theo đúng trình tự.

Trong những năm gần đây, việc chấp hành ngân sách xã theo luật ngân sách Nhà nước ở Việt Nam đã dần đi vào khuôn khổ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều bất cập, hạn chế trong quản lý mà chúng ta đang dần dần từng bước hoàn thiện .

Từ các chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại Phòng giao dịch KBNN Bắc Giang đã nêu cao được nhận thức, ý thức của các đơn vị sử dụng ngân sách từ đó quản lý và sử dụng ngân sách đúng hơn, tiết kiệm hơn.

Trong công tác quản lý chi NSX tại một số KBNN huyện việc nâng cao chất lượng quản lý chi NSX tại từng đơn vị cấp xã, trước khi thanh toán chi NSX qua KBNN đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào cho quy trình quản lý chi NSX tại KBNN.

Bài học kinh nghiệm của một số đơn vị Kho bạc Nhà nước

Năm 2014 Kho bạc Nhà nước Tân Yên kiểm soát cấp bù nguồn thủy lợi phí thông bằng hình thức bổ sung có mục tiêu cho các phường, xã trực tiếp giám sát, chi tiêu và chịu trách nhiệm điều đó Kho bạc Nhà nước Tân Yên thấy bất hợp lý đã kiến nghị sang Phòng Tài chính, UBND huyện, Kho bạc Nhà nước Bắc Giang và sau đó đã có văn bản của UBND huyện Tân Yên và văn bản của Kho bạc Nhà nước Bắc Giang ra văn bản chỉ đạo sử dụng nguồn cấp bù thủy lợi phí thực hiện theo quy đinh tại Thông tư 41/2013/TT-BTC ngày 1/4/2013 của Bộ Tài chính và Hướng dẫn liên sở Nông nghiệp&PTNT – Sở tài chính. Theo đó cơ quan tài chính thực hiện cấp phát cho các tổ chức sử dụng nước bằng hình thức lệnh chi tiền.

Năm 2013 Kho bạc Nhà nước Lạng Giang đã làm một tờ trình lên cấp trên về việc quản lý chi ngân sách phường, xã các khoản mua sắm, sửa chữa… nhỏ lẻ

Đại diên bên A không có con dấu như vậy sẽ không đủ điều kiện trong kiểm soát chi thường xuyên nên Kho bạc Nhà nước Lạng Giang đã đề nghị là những chứng từ hợp đồng, thanh lý hợp đồng đều cần phải có ký xác nhận và đóng dấu của chủ tịch UBND phường, xã, như vậy hồ sơ chứng từ kiểm soát chi và lưu ở Kho bạc sẽ được đảm bảo đúng và chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách phường, xã tại phòng giao dịch kho bạc nhà nước bắc giang (Trang 27 - 31)