Phương hướng tăng cường quản lý chi thường xuyên Ngânsách phường,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách phường, xã tại phòng giao dịch kho bạc nhà nước bắc giang (Trang 88 - 90)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.2.Phương hướng tăng cường quản lý chi thường xuyên Ngânsách phường,

4.3. Các giải pháp hoàn thiện tăng cường quản lý chi thường xuyên ngânsách

4.3.2.Phương hướng tăng cường quản lý chi thường xuyên Ngânsách phường,

phường, xã tại Phòng giao dịch Kho bạc Nhà nước Bắc Giang

Để đạt được những mục tiêu trên, công tác quản lý chi thường xuyên NSNN trong thời gian tới cần được tăng cường theo những định hướng cơ bản sau:

Thứ nhất: Tăng cường phương thức cấp phát NSNN theo Luật NSNN. Việc thực hiện phương thức cấp phát này dựa trên cơ sở coi dự toán chi NSNN là một đạo luật buộc địa phương phải có trách nhiệm tuân thủ nghiêm ngặt, đảm bảo mọi khoản chi phải có trong dự toán và theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nguyên tắc này đòi hỏi một sự tuân thủ tuyệt đối quy định trong cả quá trình thực hiên từ khâu lập, chấp hành và quyết toán NSNN. Đồng thời là căn cứ để tăng cường các phương thức cấp phát ngân sách hiện hành. Việc quản lý chi theo dự toán đòi hỏi KBNN phải kiểm tra, quản lý một cách chặt chẽ các khoản chi của đơn vị và kiên quyết từ chối thanh toán những khoản chi không có trong dự toán được duyệt hoặc không đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã được quy định. Thực hiện phương thức cấp phát NSNN theo dự toán sẽ khắc phục được phần lớn những hạn chế của các phương thức cấp phát NSNN hiện nay (cấp phát bằng lệnh chi tiền, cấp phát bằng ghi thu, ghi chi...).

Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi sự cải tiến về nội dung, quy trình lập, duyệt và phân bổ dự toán NSNN, đảm bảo tính chính xác, chi tiết, đầy đủ, kịp thời. Tức là dự toán NSNN đã được phê duyệt phải là căn cứ pháp lý quan trọng để KBNN tiến hành kiểm tra, quản lý chi ngân sách của đơn vị thụ hưởng NSNN. Có như vậy mới hạn chế được những tiêu cực, hay sử dụng công quỹ lãng phí ngay từ khi bắt đầu lập dự toán ngân sách và nâng cao chất lượng quản lý chi thường xuyên NSNN do KBNN thực hiện.

Thứ hai: Xây dựng hệ thống kế toán Nhà nước thống nhất, hiện đại theo

nguyên tắc dồn tích, phục vụ yêu cầu quản lý ngân sách và tài chính công bảo đảm tính công khai, minh bạch; phát triển kế toán phục vụ cho yêu cầu phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra, bảo đảm khả năng phân tích và tính toán được chi phí, hiệu quả của chi tiêu NSNN cũng như yêu cầu lập ngân sách trên cơ sở dồn

tích; thực hiện hội nhập quốc tế về kế toán Nhà nước, xây dựng chuẩn mực kế toán Nhà nước phù hợp với hệ thống kế toán công; Xây dựng mô hình KBNN thực hiện chức năng tổng kế toán Nhà nước.

Thứ ba: Tăng cường trách nhiệm của bộ cán bộ, công chức đảm bảo mỗi

công chức KBNN ở mọi vị trí công tác đều xác định rõ phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của mình, những điều được làm và không được làm, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm vật chất trước hậu quả do mình gây ra trong quá trình thực thi công vụ, đặc biệt là công chức làm nhiệm vụ quản lý chi đối với các đơn vị hưởng kinh phí từ NSNN trên địa bàn.

Thứ tư: Hiện đại hóa công tác thanh toán của KBNN trên nền tảng công

nghệ thông tin hiện đại theo hướng tự động hóa; tham gia hệ thống thanh toán điện tử song phương, thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ điện tử với các ngân hàng; ứng dụng có hiệu quả công nghệ, phương tiện và hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tiên tiến của quốc tế.

Thứ năm: Thực hiện quản lý chi theo kết quả đầu ra, theo nhiệm vụ và

chương trình ngân sách; thực hiện phân loại các khoản chi NSNN theo nội dung và giá trị để xây dựng quy trình quản lý chi thường xuyên hiệu quả trên nguyên tắc quản lý rủi ro; phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng ngân sách; có chế tài xử phạt hành chính đối với cá nhân, tổ chức sai phạm hành chính về sử dụng NSNN; thống nhất quy trình và đầu mối quản lý các khoản chi của NSNN; tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý chi, bảo đảm đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung quản lý, tiến tới thực hiện quy trình quản lý chi điện tử.

Thứ sáu: Tăng cường chức năng, luật hoá hoạt động và nâng cao chất

lượng hoạt động của ngành KBNN nói chung với tư cách là cơ quan quản lý, điều hành ngân quỹ quốc gia, là tổng kế toán quốc gia. Cần phải đổi mới công tác và tổ chức bộ máy kế toán ngân sách theo hướng: kế toán viên tại các đơn vị dự toán chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ trực tiếp của KBNN, độc lập với người chuẩn chi. Đồng thời hoàn thiện hệ thống kế toán NSNN, làm cho kế toán NSNN thực sự là một phương tiện để kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của việc sử dụng công quỹ quốc gia.

4.3.3. Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại Phòng giao dịch KBNN Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách phường, xã tại phòng giao dịch kho bạc nhà nước bắc giang (Trang 88 - 90)