Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách phường, xã tại phòng giao dịch kho bạc nhà nước bắc giang (Trang 42)

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

+ Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Thu thập các thông tin thứ cấp thông qua niên giám thống kê, báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm, báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, các tài liệu trên sách báo, tạp chí, trên các website, các đề tài nghiên cứu có liên quan.

Thu thập các văn bản của Chính phủ, các văn bản của UBND tỉnh Bắc Giang có liên quan đến công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn Thành phố

Bắc Giang.

+ Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp:

Tìm hiểu thực tế, thu thập các thông tin, số liệu có liên quan đến quản lý chi ngân sách trên địa bàn.

- Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo các phòng ban, số lượng 42 phiếu khảo sát (Bảng 3.6): Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Bắc Giang; Phòng giao dịch Kho bạc Nhà nước Bắc Giang; Thanh tra thành phố; Chủ tịch, kế toán

UBND các xã, phường những người trực tiếp thực hiện công tác quản lý tài chính ngân sách để nắm bắt thông tin, phân tích tình hình, để đánh giá việc quản lý chi ngân sách trong thực tiễn tại cấp cơ sở và đưa ra các giải pháp tốt

nhất cho công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách phường, xã trên địa bàn.

Bảng 3.6. Số lượng phiếu khảo sát

Đơn vị đến khảo sát Số lượng phiếu khảo sát

Phòng Tài chính - Kế hoạch TPBG 4

Phòng giao dịch Kho bạc NN Bắc Giang 4

Thanh tra Thành phố Bắc Giang 2

UBND phường Thọ Xương TP Bắc Giang 2

UBND phường Trần Nguyên Hãn 2

UBND phường Ngô Quyền 2

UBND phường Hoàng Văn Thụ 2

UBND phường Trần Phú 2

UBND phường Mỹ Độ 2

UBND phường Lê Lợi 2

UBND phường Xương Giang 2

UBND xã Song Mai 2

UBND phường Đa Mai 2

UBND phường Dĩnh Kế 2

UBND xã Dinh Trì 2

UBND xã Tân Mỹ 2

UBND xã Đồng Sơn 2

UBND xã Tân Tiến 2

UBND xã Song Khê 2

Tổng số 42

3.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu

- Xử lý dữ liệu: Các dữ liệu đã thu thập, được kiểm tra, hiệu chỉnh, mã hóa

và nhập vào máy tính với sự trợ giúp phần mềm EXCEL.

- Sử dụng các công cụ máy tính tiến hành sắp xếp phân tổ theo các nội dung nghiên cứu.

- Các kết quả tổng hợp được trình bày trên bảng, sơ đồ, đồ thị...

3.2.3. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này dùng để hệ thống hoá tài

liệu bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để phân tích tình hình.

- Phương pháp thống kê so sánh: sử dụng phương pháp này để thấy được sự

phát triển của sự vật hiện tượng qua các mốc thời gian, không gian và từ đó có thể suy rộng ra được vấn đề nghiên cứu.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu, đánh giá kết quả quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước xuyên ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước

- Chỉ tiêu phản ánh lượng vốn chi từ ngân sách; - Số lượng vốn chi cho từng ngành;

- Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu chi thường xuyên ngân sách

- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quy mô ngân sách xã: nguồn chi thường xuyên của ngân sách phường, xã trên địa Thành phố Bắc Giang.

- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu cơ cấu và sự biến động nguồn chi thường xuyên ngân sách phường, xã trên địa bàn qua các năm.

- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu có xu hướng biến động về quy mô chi thường xuyên ngân sách phường, xã trên địa bàn theo thời gian: tốc độ phát triển, chi thường xuyên ngân sách phường, xã qua các năm.

- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nhiệm vụ kế hoạch và chấp hành kế hoạch qua các năm.

- Số tiền từ chối thanh toán là số tiền chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của cấp có thẩm quyền quy định, sai các đoạn mã kết hợp, sai MLNS; các yếu tố trên chứng từ chi không đúng theo quy định hiện hành.

- Số món thiếu hồ sơ, thủ tục thanh toán là những khoản chi ngân sách thiếu hồ sơ, chứng từ được quy định cụ thể cho từng khoản chi như quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, quyết định chỉ định thầu, quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh của cấp có thẩm quyền, hợp đồng mua bán, sửa chữa.

- Số tiền hủy bỏ cuối năm là toàn bộ số dư dự toán không khoán sử dụng không hết cuối năm sẽ bị hủy bỏ.

- Số tiền chi chuyển nguồn hàng năm là số dư dự toán cuối năm ngân sách xã chưa thực hiện xong được chủ tịch UBND xã cho phép chuyển năm sau tiếp tục thực hiện chi vào ngân sách năm sau. Số chi chuyển nguồn ngân sách xã được thực hiện trong phạm vi nguồn cho phép, bảo đảm số quyết toán chi ngân sách gồm số thực chi ngân sách và số chi chuyển nguồn sang năm sau không lớn hơn số quyết toán thu ngân sách xã.

- Số tiền bị thanh tra kiểm tra xuất toán là những khoản đơn vị đã chi nhưng sau khi thanh tra, kiểm toán phát hiện sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của Nhà nước buộc đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm nộp NSNN kịp thời.

Từ các chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN đã nêu cao được nhận thức, ý thức của các đơn vị sử dụng ngân sách từ đó quản lý và sử dụng ngân sách đúng hơn, tiết kiệm hơn.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH PHƯỜNG, XÃ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH KBNN BẮC NGÂN SÁCH PHƯỜNG, XÃ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH KBNN BẮC GIANG

4.1.1. Khái quát tình hình chi thường xuyên ngân sách Phường, xã tại Phòng giao dịch KBNN Bắc Giang Phòng giao dịch KBNN Bắc Giang

Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ Phòng giao dịch KBNN Bắc Giang không ngừng đổi mới, cải tiến quản lý chi NSNN; nhất là quản lý chi ngân sách phường, xã tại Phòng giao dịch. Kết quả quản lý chi đã giúp cho cấp uỷ, chính quyền địa phương chủ động trong việc cân đối thu - chi, điều hành ngân sách trên địa bàn, phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua đó, đạt được một số kết quả nhất định đó là:

- Các khoản chi thường xuyên ngân sách xã tại Phòng giao dịch KBNN Bắc Giang đều được quản lý chặt chẽ theo dự toán, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn, định mức, chế độ chính sách Tài chính hiện hành. Qua quản lý chi thường xuyên hàng năm đã phát hiện và từ chối chi nhiều khoản chi không đúng chế độ.

- Thông qua số liệu báo cáo định kỳ Phòng giao dịch KBNN Bắc Giang đã giúp cho cơ quan Tài chính địa phương, UBND Thành phố chủ động điều hành Ngân sách. Tiền của NSNN được quản lý đúng chế độ, chi đúng đối tượng, dự toán, hạn chế tình trạng giàn trải ngân sách. Do đó tồn quỹ ngân sách địa phương luôn đáp ứng được nhu cầu chi trả, khắc phục tình trạng căng thẳng giả tạo của ngân sách.

4.1.2. Nội dung chi thường xuyên ngân sách phường, xã tại Phòng giao dịch Kho bạc Nhà nước Bắc Giang Kho bạc Nhà nước Bắc Giang

- Nội dung

Ngân sách xã thực hiện các mục tiêu chiến lược và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, giải quyết các quan hệ cân đối trong nền kinh tế trên địa bàn xã. Chính quyền nhà nước cấp xã sử dụng ngân sách xã để đảm bảo kinh phí

cho chi đầu tư phát triển, cho hoạt động của bộ máy chính quyền ở xã, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội trên địa bàn xã và cung cấp kinh phí cho các hoạt động khác của xã.

* Chi thường xuyên

Bao gồm các khoản chi chủ yếu sau

- Chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở xã + Tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức cấp xã. + Sinh hoạt phí đại biểu Hội đồng nhân dân, phụ cấp cấp uỷ + Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước. + Công tác phí.

+ Chi về hoạt động văn phòng như: chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi phí tiếp tân, tiếp khách.

+ Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc. + Chi khác theo chế độ quy định.

- Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã.

- Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có).

- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ quy định.

- Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội:

+ Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ và các khoản cho khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã.

+ Chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của pháp luật.

+ Chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã.

+ Các khoản chi khác theo chế độ quy định.

- Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao do xã quản lý.

+ Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định (không kể trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc một lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức bảo hiểm xã hội chi; chi thăm hỏi các gia đình chính sách; cứu tế xã hội và công tác xã hội khác.

+ Chi hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao do xã quản lý.

- Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị trấn quản lý (đối với phường do ngân sách cấp trên chi).

- Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoản trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã.

- Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng do xã quản lý như: trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn hóa, thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, đường giao thông, công trình cấp và thoát nước công cộng… riêng đối với thị trấn còn có nhiệm vụ chi sửa chữa cải tạo vỉa hè, đường phố nội thị, đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh…(đối với phường do ngân sách cấp trên chi).

- Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định.

- Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật.

- Vai trò chi thường xuyên ngân sách phường, xã

+ Vị trí của ngân sách phường xã trong hệ thống ngân sách Nhà nước

Theo luật NSNN, tổ chức hệ thống NSNN bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương. Trong đó ngân sách địa phương bao gồm:

- Ngân sách cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (gọi là ngân sách cấp tỉnh)

- Ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi là ngân sách cấp huyện)

- Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi là ngân sách cấp xã)

Vậy ngân sách cấp xã là ngân sách cấp cơ sở, cấp ngân sách cuối cùng trong hệ thống NSNN. Ngân sách xã có vị trí rất quan trọng trong hệ thống NSNN, biểu hiện ở các mặt:

Thứ nhất: Xã là một đơn vị hành chính cơ sở, Hội đồng nhân dân xã là cơ

quan quyền lực Nhà nước tại địa phương, triển khai thực hiện mọi chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước cấp trên, ngoài ra Hội Đồng Nhân Dân xã còn được quyền ban hành các Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội và quản lý ngân sách trên địa bàn, vì vậy ngân sách xã thể hiện rõ mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân.

Thứ hai: Xã là cấp chính quyền trực tiếp liên hệ với dân giải quyết các mối

quan hệ lợi ích giữa Nhà nước với dân bằng pháp luật. ngân sách xã cung cấp điều kiện vật chất cho chính quyền xã thực hiện các nhiệm vụ đó. Vì vậy xét theo giác độ kinh tế thì quy mô và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của chính quyền xã phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn ngân sách xã.

Thứ ba: Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách xã thể hiện hầu hết các

khoản thu, chi thuộc nhiệm vụ của ngân sách địa phương. Đối với một số khoản thu như: thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thu hoa lợi công sản... chỉ có cấp xã trực tiếp quản lý và khai thác mới đạt hiệu quả cao. Một số khoản chi mà chỉ có ngân sách xã thực hiện mới hợp lý như: chi để thực hiện chính sách đãi ngộ của Nhà nước với những người có công với cách mạng, chi chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại trạm y tế xã...

+ Vai trò của ngân sách xã

Có thể nói ngân sách xã có vai trò đặc biệt quan trong trong hệ thống ngân sách Nhà nước, vai trò của ngân sách xã được thể hiện ở các điểm như sau:

- Thứ nhất: ngân sách xã là công cụ tài chính quan trọng đảm bảo sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước ở cơ sở.

Ngân sách xã là một cấp trong hệ thống ngân sách Nhà nước thì đương nhiên chi phí của bộ máy Nhà nước ở cấp xã phải do NSX đảm nhận. Nhờ NSX đó mà các khoản lương cán bộ xã; các khoản chi tiêu cho quản lý hành chính hay mua sắm các tài sản phục vụ hoạt động của chính quyền xã mới được đảm bảo.

- Thứ hai: NSX chính là một công cụ đặc biệt quan trọng để chính quyền xã thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội tại địa phương.

Điều này thể hiện xã là một cấp chính quyền cơ sở của bộ máy quản lý Nhà nước, trực tiếp giải quyết các mối quan hệ giữa Nhà nước với dân, đồng thời đảm bảo nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thực thi mọi chính sách, chế độ của Nhà nước trên địa bàn. NSX chính là công cụ, phương tiện vật chất hữu hiệu nhất giúp chính quyền xã giải quyết tốt các quan hệ trên. Vai trò đó được thể hiện trên cả hai mặt là hoạt động thu và chi ngân sách xã.

Đối với chi ngân sách xã

Chi NSX để đảm bảo phương tiện vật chất cho chính quyền ở xã được tồn tại và phát triển.

Chi NSX cho sự nghiệp giáo dục và y tế đã góp phần nâng cao dân trí và sức khoẻ cho người dân. Nhờ đó mà các mục tiêu xoá mù chữ, phổ cập giáo dục các bậc, kế hoạch hoá gia đình, phòng dịch bệnh,... được thực hiện.

Thông qua chi NSX mà các chính sách xã hội được thực hiện như: Chi cứu tế xã hội, chi trợ cấp giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng....

Qua việc đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống truyền thanh ở xã đã góp phần nâng cao trình độ dân trí ở nông thôn, giúp người dân có thể nhanh chóng tiếp thu đựơc kinh nghiệm về trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản xuất, nắm được các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách phường, xã tại phòng giao dịch kho bạc nhà nước bắc giang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)