Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngânsách phường, xã tạ
4.1.2. Nội dung chi thường xuyên ngânsách phường, xã tại Phòng giao dịch
Kho bạc Nhà nước Bắc Giang
- Nội dung
Ngân sách xã thực hiện các mục tiêu chiến lược và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, giải quyết các quan hệ cân đối trong nền kinh tế trên địa bàn xã. Chính quyền nhà nước cấp xã sử dụng ngân sách xã để đảm bảo kinh phí
cho chi đầu tư phát triển, cho hoạt động của bộ máy chính quyền ở xã, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội trên địa bàn xã và cung cấp kinh phí cho các hoạt động khác của xã.
* Chi thường xuyên
Bao gồm các khoản chi chủ yếu sau
- Chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở xã + Tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức cấp xã. + Sinh hoạt phí đại biểu Hội đồng nhân dân, phụ cấp cấp uỷ + Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước. + Công tác phí.
+ Chi về hoạt động văn phòng như: chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi phí tiếp tân, tiếp khách.
+ Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc. + Chi khác theo chế độ quy định.
- Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã.
- Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có).
- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ quy định.
- Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội:
+ Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ và các khoản cho khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã.
+ Chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của pháp luật.
+ Chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã.
+ Các khoản chi khác theo chế độ quy định.
- Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao do xã quản lý.
+ Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định (không kể trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc một lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức bảo hiểm xã hội chi; chi thăm hỏi các gia đình chính sách; cứu tế xã hội và công tác xã hội khác.
+ Chi hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao do xã quản lý.
- Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị trấn quản lý (đối với phường do ngân sách cấp trên chi).
- Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoản trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã.
- Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng do xã quản lý như: trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn hóa, thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, đường giao thông, công trình cấp và thoát nước công cộng… riêng đối với thị trấn còn có nhiệm vụ chi sửa chữa cải tạo vỉa hè, đường phố nội thị, đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh…(đối với phường do ngân sách cấp trên chi).
- Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định.
- Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật.
- Vai trò chi thường xuyên ngân sách phường, xã
+ Vị trí của ngân sách phường xã trong hệ thống ngân sách Nhà nước
Theo luật NSNN, tổ chức hệ thống NSNN bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương. Trong đó ngân sách địa phương bao gồm:
- Ngân sách cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (gọi là ngân sách cấp tỉnh)
- Ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi là ngân sách cấp huyện)
- Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi là ngân sách cấp xã)
Vậy ngân sách cấp xã là ngân sách cấp cơ sở, cấp ngân sách cuối cùng trong hệ thống NSNN. Ngân sách xã có vị trí rất quan trọng trong hệ thống NSNN, biểu hiện ở các mặt:
Thứ nhất: Xã là một đơn vị hành chính cơ sở, Hội đồng nhân dân xã là cơ
quan quyền lực Nhà nước tại địa phương, triển khai thực hiện mọi chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước cấp trên, ngoài ra Hội Đồng Nhân Dân xã còn được quyền ban hành các Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội và quản lý ngân sách trên địa bàn, vì vậy ngân sách xã thể hiện rõ mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân.
Thứ hai: Xã là cấp chính quyền trực tiếp liên hệ với dân giải quyết các mối
quan hệ lợi ích giữa Nhà nước với dân bằng pháp luật. ngân sách xã cung cấp điều kiện vật chất cho chính quyền xã thực hiện các nhiệm vụ đó. Vì vậy xét theo giác độ kinh tế thì quy mô và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của chính quyền xã phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn ngân sách xã.
Thứ ba: Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách xã thể hiện hầu hết các
khoản thu, chi thuộc nhiệm vụ của ngân sách địa phương. Đối với một số khoản thu như: thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thu hoa lợi công sản... chỉ có cấp xã trực tiếp quản lý và khai thác mới đạt hiệu quả cao. Một số khoản chi mà chỉ có ngân sách xã thực hiện mới hợp lý như: chi để thực hiện chính sách đãi ngộ của Nhà nước với những người có công với cách mạng, chi chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại trạm y tế xã...
+ Vai trò của ngân sách xã
Có thể nói ngân sách xã có vai trò đặc biệt quan trong trong hệ thống ngân sách Nhà nước, vai trò của ngân sách xã được thể hiện ở các điểm như sau:
- Thứ nhất: ngân sách xã là công cụ tài chính quan trọng đảm bảo sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước ở cơ sở.
Ngân sách xã là một cấp trong hệ thống ngân sách Nhà nước thì đương nhiên chi phí của bộ máy Nhà nước ở cấp xã phải do NSX đảm nhận. Nhờ NSX đó mà các khoản lương cán bộ xã; các khoản chi tiêu cho quản lý hành chính hay mua sắm các tài sản phục vụ hoạt động của chính quyền xã mới được đảm bảo.
- Thứ hai: NSX chính là một công cụ đặc biệt quan trọng để chính quyền xã thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội tại địa phương.
Điều này thể hiện xã là một cấp chính quyền cơ sở của bộ máy quản lý Nhà nước, trực tiếp giải quyết các mối quan hệ giữa Nhà nước với dân, đồng thời đảm bảo nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thực thi mọi chính sách, chế độ của Nhà nước trên địa bàn. NSX chính là công cụ, phương tiện vật chất hữu hiệu nhất giúp chính quyền xã giải quyết tốt các quan hệ trên. Vai trò đó được thể hiện trên cả hai mặt là hoạt động thu và chi ngân sách xã.
Đối với chi ngân sách xã
Chi NSX để đảm bảo phương tiện vật chất cho chính quyền ở xã được tồn tại và phát triển.
Chi NSX cho sự nghiệp giáo dục và y tế đã góp phần nâng cao dân trí và sức khoẻ cho người dân. Nhờ đó mà các mục tiêu xoá mù chữ, phổ cập giáo dục các bậc, kế hoạch hoá gia đình, phòng dịch bệnh,... được thực hiện.
Thông qua chi NSX mà các chính sách xã hội được thực hiện như: Chi cứu tế xã hội, chi trợ cấp giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng....
Qua việc đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống truyền thanh ở xã đã góp phần nâng cao trình độ dân trí ở nông thôn, giúp người dân có thể nhanh chóng tiếp thu đựơc kinh nghiệm về trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản xuất, nắm được các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Thông qua chi NSX cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở xã đã được hình thành và phát triển, như: hệ thống trường học, trạm xá, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống giao thông... đã tạo đà cho sự giao lưu, phát triển kinh tế, rút ngắn dần khoảng cách giữa nông thôn với thành thị.
Nhờ chi NSX cho phát triển cơ sở hạ tầng xã đã từng bước làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng từ kinh tế thuần nông chuyển sang cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - thương mại và dịch vụ sản xuất hàng hoá. Đây là điều kiện thuận lợi để tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Như vậy chi NSX có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở nông thôn. Nếu xét trong mối quan hệ biện chứng giữa thu và chi thì chi NSX tốt sẽ tác động trực tiếp tới việc bồi dưỡng và phát triển nguồn thu của xã.
+ Vai trò của chi thường xuyên ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước
Chi thường xuyên ngân sách xã giúp cho bộ máy nhà nước cấp xã duy trì hoạt động bình thường để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước; đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Việc sử dụng kinh phí thường xuyên ngân sách xã chủ yếu chi cho con người, công việc nên nó không làm tăng thêm tài sản hữu hình của quốc gia.
Hiệu quả của chi thường xuyên ngân sách xã không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi cho đầu tư phát triển.
Chi thường xuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn Ngân sách Nhà nước để chi cho đầu tư phát triển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý điều hành của nhà nước.
Bảng 4.1. Cơ cấu chi Ngân sách phường, xã tại Phòng giao dịch KBNN Bắc Giang giai đoạn 3 năm (2013-2015) Nội dung Thực tế chi Năm 2013 (Triệu đồng) Cơ cấu % Thực tế chi Năm 2014 (Triệu đồng) Cơ cấu % Thực tế chi Năm 2015 (Triệu đồng) Cơ cấu % So Sánh % Bình quân 2014/2013 2015/2014
Tổng chi thường xuyên NSX 64.059 100,00 68.548 100,00 72.654 100,00 107,01 105,99 106,50
1. Chi sự nghiệp xã hội 3.426 5,35 3.379 4,93 3.482 4,79 98,63 103,05 100,81
2. Chi SN nông, lâm, thủy lợi 1.945 3,04 2.118 3,09 3.791 5,22 108,89 178,99 139,61 3. Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 274 0,43 731 1,07 698 0,96 266,79 95,49 159,61
4. Chi sự nghiệp thể dục thể thao 820 1,28 250 0,36 318 0,44 30,49 127,20 62,27
5. Sự nghiệp phát thanh truyền hình 343 0,54 648 0,95 558 0,77 188,92 86,11 127,55
6. Chi sự nghiệp kinh tế 722 1,13 924 1,35 310 0,43 127,98 33,55 65,53
7. Chi quản lý NN, Đảng, đoàn thể 48.339 75,46 53.288 77,74 57.277 78,84 110,24 107,49 108,85 8. Chi c.tác dân quân tự vệ, ATXH 4.160 6,49 3.743 5,46 3.268 4,50 89,98 87,31 88,63
9. Chi khác 4.030 6,29 3.467 5,06 2.952 4,06 86,03 85,15 85,59
Từ bảng 4.1 nêu trên cho thấy Phường, xã trên địa bàn thành phố cơ sở hạ tầng còn thấp đã và đang đầu tư các chương trình sự nghiệp nông thôn mới, thu ngân sách địa phương cũng đã đủ bù đắp cho chi NSNN trên địa bàn thành phố, các khoản chi ngân sách xã trên địa bàn chủ yếu là chi thường xuyên, chiếm tỷ trọng lớn (trên 75% hàng năm). Chính vì lẽ đó mà tỷ lệ vốn chi cho đầu tư phát triển còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi NSNN, trong khi chi khác (chủ yếu chi bằng chuyển giao trợ cấp từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, chi hỗ trợ các chương trình mục tiêu, chi hỗ trợ khác) cũng chiếm tỷ trọng rất lớn. Phương thức rút dự toán chi tại KBNN là một phương thức cấp phát NSNN tiên tiến hơn hẳn so với một số phương thức cấp phát khác như cấp bằng lệnh chi tiền từ cơ quan tài chính (cơ quan tài chính quản lý chi, KBNN chỉ thực hiện xuất quỹ NSNN theo lệnh của cơ quan tài chính); ghi thu - ghi chi theo lệnh của tài chính.
Chi thường xuyên NSX là những khoản chi quan trọng nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của bộ máy chính quyền cấp xã và thực hiện các chức năng về quản lý hành chính, các hoạt động sự nghiệp, văn hoá xã hội, thể dục thể thao và bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn xã. Khoản chi này chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi NSX. Công tác quản lý chi thường xuyên NSX luôn được Kho bạc phối hợp chặt chẽ với cơ quan Tài chính và Chính quyền địa phương thực hiện tốt các quy định.
Bảng 4.2. Tình hình chi thường xuyên NSX trên địa bàn TP Bắc Giang năm 2013 - 2015
Nội dung
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Kế hoạch (triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) So sánh (%) Kế hoạch (triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) So sánh (%) Kế hoạch (triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) So sánh (%)
Tổng chi thường xuyên NSX 50.131 64.059 127,78 54.245 68.548 126,37 59.211 72.654 122,70
1. Chi sự nghiệp xã hội 3.470 3.426 98,73 3651 3.379 92,55 3.482 3.482 100,00 2. Chi SN nông, lâm, thủy lợi 1.000 1.945 194,50 1.000 2.118 211,80 1.200 3.791 315,92 3. Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 436 274 62,84 755 731 96,82 756 698 92,33 4. Chi sự nghiệp thể dục thể thao 486 820 168,72 291 250 85,91 293 318 108,53 5. Sự nghiệp phát thanh truyền hình 369 343 92,95 679 648 95,43 689 558 80,99
6. Chi sự nghiệp kinh tế 595 722 121,34 356 924 259,55 156 310 198,72
7. Chi quản lý NN, Đảng, đoàn thể 39.303 48.339 122,99 42.935 53.288 124,11 47.096 57.277 121,62 8. Chi c.tác dân quân tự vệ, ATXH 2.889 4.160 143,99 3.639 3.743 102,86 3.404 3.268 96,00
9. Chi khác 1.583 4.030 254,58 939 3.467 369,22 2.135 2.952 138,27
Qua số liệu trên bảng 4.2 cho thấy khoản chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể năm sau bao giờ cũng tăng cao hơn nhiều so với năm trước (năm 2013 chi 48.339 triệu đồng, năm 2014 chi 53.288 triệu đồng đến năm 2015 chi 57.277 triệu đồng) là do tiền lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo lương tăng lên nhanh theo mức tăng tiền lương tối thiểu từ tháng 7 năm 2013 là 1.150.000 đồng tăng lên mức 1.210.000 đồng vào tháng 5 năm 2016. Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể phần lớn là các khoản chi cho con người mà các khoản chi này là có chế độ, tiêu chuẩn và định mức nên tính chất chi không phức tạp, quản lý chi đơn giản. Chúng ta nên tăng cường quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn và các khoản chi khác (các khoản chi thường xuyên). Các khoản này chiếm tỷ trọng lớn khoản 75% trên tổng chi NSNN và các khoản chi này dễ làm thất thoát và lãng phí ngân sách.
* Ưu điểm: Nhiều xã đã thực hiện tốt khoản chi này, đã đảm bảo điều kiện
vật chất cho chính quyền xã thực hiện được chức năng nhiệm vụ của mình trong việc duy trì bộ máy quản lý hành chính, triển khai các chính sách chế độ của nhà nước trên địa bàn xã góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn xã.
* Hạn chế: Tuy đã tích cực áp dụng nhiều biện pháp để tiết kiệm chi nhưng số
chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi khoảng 75% .Từ đó ảnh