Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
4.3.2. Yếu tố chủ quan
4.3.2.1. Công tác quy hoạch, kế hoạch trong đầu tư xây dựng cơ bản
Công tác quy hoạch, kế hoạch trong đầu tư XDCB có ảnh hưởng rất lớn và lâu dài tới quản lý vốn đầu tư XDCB. Nó vừa là nội dung, vừa là công cụ để quản lý vốn đầu tư XDCB, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Tuy nhiên, công tác quy hoạch, kế hoạch trong đầu tư XDCB của huyện Mai Châu còn nhiều hạn chế, đặc biệt là công tác quy hoạch, kế hoạch dài hạn và kế hoạch trung hạn.
Về công tác quy hoạch, huyện Mai Châu mới chỉ có 19/22 xã, thị trấn lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết trung tâm xã. Tuy nhiên, chất lượng
các bản quy hoạch là không cao, còn nhiều sai sót và có những nội dung quy hoạch xây dựng chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Công tác quản lý quy hoạch trên địa bàn huyện Mai Châu cũng còn nhiều hạn chế, vẫn còn tình trạng các công trình đầu tư xây dựng không theo quy hoạch. Theo ông Nguyễn Văn Dũng – Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Mai Châu: “Mặc dù 19/22 xã, thị trấn đã lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết trung tâm xã. Nhưng nhiều xã chưa thực sự quan tâm tới việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Vẫn còn tình trạng các công trình đầu tư xây dựng không theo quy hoạch, thực hiện đầu tư xây dựng rồi lại trình xin điều chỉnh quy hoạch gây khó khăn trong công tác quản lý quy hoạch của đơn vị. Tính đến hết năm 2018, theo báo cáo tổng hợp của Phòng Kinh tế và Hạ tầng thì các xã chỉ thực hiện được trung bình trên 10% bản quy hoạch được phê duyệt và có 05 xã đề nghị điều chỉnh bản quy hoạch chi tiết trung tâm xã, thị trấn”.
Về công tác kế hoạch, việc xây dựng kế hoạch hàng năm của huyện Mai Châu tương đối đảm bảo. Tuy nhiên, các bản kế hoạch dài hạn và trung hạn còn nhiều bất cập. Tính đến hết năm 2017, danh mục dự án đầu tư đã và đang thực hiện chỉ đạt khoảng 13% so với danh mục các dự án đầu tư trong kế hoạch đầu tư trung hạn 2016-2020 (Phòng Tài chính – Kế hoạch, 2018). Như vậy, gần như việc thực hiện hoàn thành bản kế hoạch đầu tư trung hạn là bất khả thi.
4.3.2.2. Chất lượng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Chăt lượng quản lý đầu tư XDCB là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn XDCB từ NSNN. Quản lý đầu tư XDCB là một hoạt động gồm nhiều giai đoạn và tương đối dài, chất lượng công tác quản lý đầu tư tại mỗi giai đoạn đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
a. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư bao gồm các hoạt động
lập kế hoạch đầu tư, kế hoạch phân bổ vốn, khảo sát, thiết kế, thẩm định và phê duyệt dự án. Đây là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý vốn đầu tư.
Lập kế hoạch đầu tư và kế hoạch phân bổ vốn: việc lập kế hoạch đầu tư phù hợp và phân bổ vốn đảm bảo là tiền đề cho tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng. Kế hoạch đầu tư được xây dựng trên cơ sở nhu cầu thiết thực của địa phương nhằm phục vụ mục tiêu kinh tế - xã hội và khả năng cân đối vốn. Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư đảm bảo theo các nguyên tắc phân bổ vốn sẽ
tạo điều kiện cho các đơn vị thực hiện đảm bảo và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch đầu tư theo quy trình mới còn chưa được chặt chẽ, qua điều tra có tới 27% số người thuộc cộng đồng dân cư không được biết và không được tham gia vào quá trình lập kế hoạch cũng góp phần làm công tác kế hoạch chưa thực sự bám sát vào nhu cầu đầu tư thực tế tại cơ sở. Đồng thời, công tác lập kế hoạch phân bổ vốn chưa thực sự hợp lý dẫn tới nợ đọng XDCB cao (tính đến hết năm 2017, giá trị nợ đọng XDCB của huyện Mai Châu lên tới 17,29% tổng mức đầu tư các công trình).
- Khảo sát, thiết kế, thẩm định và phê duyệt dự án: đây là bước có ý nghĩa
cực kỳ quan trọng đối với công tác quản lý vốn đầu tư. Đối với các đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế có năng lực tốt sẽ giúp chủ đầu tư đưa ra các phương án thiết kế phù hợp, tiết kiệm và có hiệu năng lớn nhất. Công tác thẩm định, phê duyệt dự án có ý nghĩa đánh giá về mặt kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm do các đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế thực hiện. Dự án có được triển khai hay không là ở bước này. Nếu công tác thẩm định có chất lượng cao, đánh giá chính xác về tính kỹ thuật và kinh tế của dự án, hiệu quả dự án đem lại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và thực hiện đầu tư. Tuy nhiên, chất lượng công tác lập, thẩm định dự án của huyện chưa cao. Trong giai đoạn 2015-2017, còn 57/198 dự án phải điều chỉnh dự án 1 lần và 15/198 dự án phải điều chỉnh nhiều lần.
b. Giai đoạn thực hiện đầu tư: Giai đoạn thực hiện đầu tư bao gồm các hoạt
động: đấu thầu, thi công, quản lý chất lượng, tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán… Đây là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, tiến độ thực hiện, tiến độ giải ngân, thanh toán của dự án.
- Đấu thầu: công tác đấu thầu có ý nghĩa quyết định tới tiến độ, chất lượng
của dự án. Việc lựa chọn nhà thầu đảm bảo về năng lực kinh nghiệm, kỹ thuật và tài chính sẽ giúp cho tiến độ thực hiện và chất lượng thi công được đảm bảo. Qua thực tiễn cho thấy, trong giai đoạn 2015-2017, huyện Mai Châu có 54 gói thầu thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi, nhưng theo thống kê từ báo cáo công tác đấu thầu năm 2015, 2016, 2017 chỉ có 13 nhà thầu trúng thầu. Thống kê trên toàn bộ các gói thầu bao gồm cả chỉ định thầu thì chỉ có 29 nhà thầu trúng thầu trong tổng số 604 gói thầu (không tính các gói thầu thực hiện theo hình thức có sự tham gia thực hiện của cộng đồng). Bên cạnh đó, đấu thầu còn giúp cho chủ đầu tư tiết kiệm được một phần chi phí để tái đầu tư thông qua đấu thầu. Trong khi, tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu của huyện Mai Châu trong giai
đoạn 2015-2017 chỉ là 0,63%, một tỷ lệ rất nhỏ so với giá trị gói thầu.
- Quản lý chất lượng, tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán: các công tác này
ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện, giải ngân, kiểm tra, giám sát chất lượng thi công công trình. Nếu thực hiện tốt công tác giám sát, quản lý chất lượng cũng như nghiệm thu khối lượng sẽ giúp chủ đầu tư đưa ra các phương án quản lý phù hợp đối với từng dự án (yêu cầu nhà thầu đẩy nhanh tiến độ nếu cần thiết..), đảm bảo chất lượng công trình cũng như tiến độ thanh toán, giải ngân theo kế hoạch vốn được phân bổ, kiểm soát tình hình nợ đọng, đề xuất phương án bố trí vốn thanh toán nợ đọng.. Trong giai đoạn 2015-2017, tình hình thanh toán, giải ngân vốn đầu tư XDCB của huyện Mai Châu chỉ đạt trung bình 95,03% kế hoạch vốn. Trong điều kiện nguồn lực hạn chế, việc giải ngân không hết kế hoạch vốn đầu tư gây ra tình trạng lãng phí vốn dầu tư, giảm hiệu quả công tác quản lý vốn. Qua khảo sát cho thấy vẫn còn 13,3% ý kiến của các đơn vị liên quan tới công tác thanh toán vốn qua Kho bạc nhà nước không hài lòng với công tác kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước.
c. Giai đoạn kết thúc đầu tư: Giai đoạn kết thúc đầu tư bao gồm các công tác
nghiệm thu nhà nước, nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng, quyết toán A-B và quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành. Giai đoạn này có ý nghĩa quyết định tới việc đánh giá chất lượng công trình có thực hiện theo đúng thiết kế, bản vẽ thi công hay không, đảm bảo các yếu tố kỹ - mỹ thuật không, dự kiến hiệu quả đầu tư có được như mục tiêu đầu tư không, công trình có đủ điều kiện đưa vào sử dụng hay chưa. Kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn một số ý kiến cho rằng tiến độ thi công các công trình còn chậm (11,4%), chất lượng công trình chưa tốt (17,1%) và chưa thực sự hiệu quả (4,3%)… Cuối cùng là công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, đây là bước cuối cùng của một chu trình quản lý vốn đầu tư nhằm xác định việc thực hiện đầu tư có đảm bảo chấp hành theo trình tự thủ tục quy định không, thẩm định, phê duyệt có đúng chức năng, thẩm quyền không, việc chấp hành thực hiện các kết luận của thanh tra, kiểm toán như thế nào (nếu có) và xác định tình hình công nợ của dự án, đề xuất các khoản phải thu, phải trả của dự án. Giai đoạn 2015-2017, huyện Mai Châu chỉ quyết toán được 168/259 dự án hoàn thành, còn lại 25/259 dự án chậm quyết toán do đơn vị thẩm tra quyết toán và 66/259 dự án chậm quyết toán do chủ đầu tư.
Ngoài ra, công tác giám sát đánh giá đầu tư , thanh tra, kiểm tra, kiểm toán có thể thực hiện ở tất cả các giai đoạn đầu tư cũng có ảnh hưởng lớn đến công
tác quản lý vốn đầu tư XDCB. Chất lượng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB, những mặt đạt được, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục được các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nêu ra trong Kết luận giám sát, thanh tra, kiểm toán và chủ đầu tư phải chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh. Trong tổng số 82 dự án được thanh tra, kiểm tra trong giai đoạn 2015-2017 của huyện Mai Châu thì giá trị sai phạm được phát hiện, thu hồi hoặc giảm trừ thanh toán lên tới 1,05% giá trị dự toán được duyệt. Như vậy, có thể thấy công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Mai Châu còn nhiều tồn tại, hạn chế gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.
4.3.2.3. Năng lực và trách nhiệm của các chủ thể tham gia công tác quản lý
vốn xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB, bởi nhân tố về con người chi phối toàn bộ các nhân tố khác. Tùy thuộc vào sự chi phối theo hướng tích cực hay tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB.
Bảng 4.21. Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Mai Châu
Các yếu tố
Có ảnh hưởng Yếu tố quan trọng nhất
Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Cơ chế, chính sách về quản lý vốn XDCB 28 100,00 03 10,71 Năng lực, trình độ, phẩm chất cán bộ quản lý vốn 27 96,43 14 50,00
Trách nhiệm của chủ đầu tư 25 89,29 02 7,14
Năng lực của các nhà thầu 23 82,14 01 3,57
Số lượng công trình, dự án XDCB 07 25,00 03 10,71
Tổng vốn đầu tư XDCB 08 28,57 02 7,14
Số lượng cán bộ chuyên môn 21 75,00 02 7,14
Công tác thanh tra, kiểm toán, giám sát 24 85,71 01 3,57 Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý 05 17,86 0 0,00
Khác 03 10,71 0 0,00
Nguồn: Số liệu điều tra, (2019)
Ghi chú: N=28, tổng hợp ý kiến của đại diện chủ đầu tư, đơn vị thực hiện dự án XDCB và đơn vị sử dụng công trình
Theo số liệu điều tra (bảng 4.21), trong tổng số 28 ý kiến người được phỏng vấn từ các đơn vị chủ đầu tư, các nhà thầu, các cơ quan chuyên môn và các đơn vị hưởng lợi, hầu hết các ý kiến cho rằng các nhân tố có ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư: cơ chế, chính sách về quản lý vốn đầu tư XDCB; Năng lực, trình độ, phẩm chất của cán bộ quản lý vốn; Trách nhiệm của chủ đầu tư; Năng lực của các nhà thầu; Số lượng cán bộ chuyên môn và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Trong đó, có 50% ý kiến cho rằng năng lực, trình độ, phẩm chất của cán bộ quản lý vốn là yếu tố quan trọng nhất.
Qua số liệu điều tra lấy ý kiến đánh giá về trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của các cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Mai Châu (bảng 4.22), có 32,14 % số ý kiến cho rằng trình độ, năng lực cán bộ quản lý vốn đầu tư XDCB của huyện là tốt, 60,71% đánh giá trình độ năng lực cán bộ làm bình thường và chỉ có 7,15% đánh giá trình độ, năng lực cán bộ yếu. Về chuyên môn nghiệp vụ có 39,29% ý kiến đánh giá tốt, 50% ý kiến đánh giá bình thường và chỉ có 10,7% ý kiến đánh giá chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý còn yếu. Qua đó, có thể thấy trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư trên địa bàn huyện Mai Châu cơ bản là tốt.
Bảng 4.22. Đánh giá cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Mai Châu
Chỉ tiêu Ý Kiến (N=28) Tỷ lệ (%)
Trình độ, năng lực cán bộ
Tốt 09 32,14
Bình thường 17 60,71
Yếu 02 7,15
Chuyên môn nghiệp vụ
Tốt 11 39,29 Bình thường 14 50,00 Yếu 03 10,71 Phẩm chất, đạo đức Tốt 15 53,57 Bình thường 11 39,29 Kém 02 7,14
Đội ngũ cán bộ tham gia công tác quản lý vốn đầu tư trên địa bàn huyện Mai Châu tương đối trẻ, có tinh thần cầu thị, học hỏi. Tuy nhiên, do số lượng cán bộ ít, đa số phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác và các cán bộ trẻ còn phải thường xuyên tham gia các lớp đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức và trau dồi nghiệp vụ chuyên môn.. nên thời gian dành cho công việc tương đối hạn chế cũng là nguyên nhân dẫn tới hiệu quả công việc chưa cao.
Một vấn đề nữa cũng ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý vốn đầu tư là phẩm chất đạo đức của cán bộ tham gia quản lý vốn đầu tư. Theo bảng số liệu điều tra trên, có 53,57% ý kiến đánh giá phẩm chất đạo đức của cán bộ tham gia công tác quản lý vốn đầu tư tốt, 39,29% đánh giá bình thường và vẫn còn 7,14% ý kiến đánh giá kém. Một số cán bộ tham gia công tác quản lý vốn đầu tư còn có hiện tượng lợi dụng những kẽ hở của cơ chế, chính sách, lợi dụng vị trí công việc để tham nhũng, trục lợi gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB từ NSNN.