Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 42 - 44)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Châu, tỉnh Sơn La

Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là một huyện có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương tự huyện Mai Châu. Những năm gần đây, kinh tế - xã hội của huyện Mộc Châu phát triển rất nhanh, trong đó không thể không kể đến vai trò của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của huyện. Qua tìm hiều thực tế, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của huyện Mộc Châu có nhiều điểm nổi bật như sau:

-Huyện Mộc Châu đã cụ thể hóa các khâu trong quy trình quản lý vốn đầu

tư bằng hệ thống văn bản pháp quy, giúp cho việc triển khai thực hiện của các đơn vị liên quan đến quá trình quản lý vốn đầu tư được thuận lợi và dễ dàng hơn.

-Thắt chặt công tác quản lý vốn đầu tư, có chế tài xử lý nghiêm minh đối

với các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về quản lý vốn đầu tư, gây thất thoát, lãng phí.

-Thực hiện tốt công tác khai thác, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn

lực xã hội cho đầu tư XDCB. Việc tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật đã thu hút nhiều nhà đầu tư đến đầu tư, từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, huyện cũng thực hiện tốt công tác xã hội hóa một số lĩnh vực đầu tư nên đã giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

-Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa đầu tư, đặc biệt kế hoạch đầu tư trung

hạn được hoàn thành rất sớm, tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư hàng năm thuận lợi, dễ dàng hơn.

-Huyện Mộc Châu cũng đã tập trung vào công tác giải quyết nợ đọng

XDCB, đặc biệt là các dự án đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất. Tỷ lệ nợ đọng XDCB trên tổng mức đầu tư các dự án tính đến hết năm 2017 chỉ bằng 6,7% (Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Mộc Châu, 2018).

-Công tác quản lý dự án của huyện Mộc Châu được chuyên nghiệp hóa,

năm 2015, đến nay tổng số cán bộ của ban là 33 cán bộ, tất cả đều có trình độ từ đại học trở lên. Ban quản lý đầu tư xây dựng huyện Mộc Châu được tổ chức, sắp xếp theo từng bộ phân chuyên môn: Bộ phận xây dựng dân dụng, giao thông, tổ thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, kế toán, hành chính… Đến nay, ban quản lý đã hoàn toàn tự chủ về tài chính và đóng góp một phần cho nhà nước thông qua việc nộp thuế và các chính sách xã hội khác (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mộc Châu, 2018).

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Thường

Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Huyện Thường Xuân là một huyện nằm về phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, cách huyện Mai Châu khoảng hơn 140km đường ô tô, là huyện miền núi khó khăn thuộc 62 huyện nghèo của cả nước, có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương đồng với huyện Mai Châu. Trong những năm qua, huyện đã có những bước tiến bộ vượt bậc về kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực quản lý vốn đầu tư XDCB có những điểm nổi bật như:

-Thực hiện tốt việc quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Đồng

thời thực hiện tốt các chính sách thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Huyện Thường Xuân coi quản lý sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách là một việc làm tạo tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội. Việc quản lý nguồn vốn này đã diễn ra theo một quy trình rất chặt chẽ, vừa phân cấp để tạo điều kiện cho cơ sở vừa gắn với trách nhiệm của cơ sở và sự hướng dẫn của cấp trên. Huyện đã tập trung để làm một số công trình hạ tầng. Đặc biệt ưu tiên cho hạ tầng giao thông, coi đây là khâu đột phá. Tất cả vốn có nguồn gốc NSNN đều phải được HĐND huyện xem xét chuẩn y trước khi phân bổ, quyết định (Trịnh Ngọc Nam, 2017).

-Công tác phân bổ vốn đầu tư XDCB: Huyện đã chỉ đạo và quan tâm sát

sao tới công tác phân bổ vốn, thực hiện điều chuyển vốn từ các dự án chậm tiến độ, ít hiệu quả sang cho các dự án trọng điểm, cần đẩy nhanh tiến độ hoặc đã hoàn thành nhưng thiếu vốn...(Trịnh Ngọc Nam, 2017).

- Công tác quy hoạch tổng thể và quy hoạch xây dựng chi tiết đã bám sát quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội được duyệt, được cụ thể hoá các Nghị quyết, chủ trương của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Công tác khảo sát lập dự án đầu tư, thiết kế dự toán công trình mặc dù chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đặt ra nhưng nhìn chung các dự án đã bám sát nhiệm vụ quy

hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt và nguồn vốn phân bổ (Trịnh Ngọc Nam, 2017).

- Công tác thẩm định dự án, thiết kế, dự toán đã được phân cấp tương đối rõ ràng theo các hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh, các phòng ban chức năng đã được quy định rõ về chức năng nhiệm vụ trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản , chủ đầu tư đã được tự chủ hơn trong công tác quản lý... Từ đó góp phần làm cho bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện hoạt động trơn tru hơn, bớt được một số khâu không cần thiết, tạo nên sự khách quan trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản (Trịnh Ngọc Nam, 2017).

- Công tác giám sát cộng đồng trên địa bàn huyện đang được thực hiện rất tốt. Qua giám sát của cộng đồng nhiều sai phạm trong thi công đã được phát hiện, chấn chỉnh kịp thời, bảo đảm đúng thiết kế, định mức tiêu chuẩn quy định, góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư (Trịnh Ngọc Nam, 2017).

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư và quyết toán dự án hoàn thành ngày càng được nâng cao. Phòng Tài chính - Kế hoạch và Kho bạc nhà nước huyện đã phối hợp tương đối tốt, thông qua kiểm tra, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư đã phát hiện, tiến hành giảm trừ thanh toán các khoản chi không đúng quy định (Trịnh Ngọc Nam, 2017).

- Công tác quản lý của chủ đầu tư các dự án đầu tư XDCB trên địa bàn huyện đã được quan tâm hơn. Chủ đầu tư được giao toàn quyền trong quá trình thực hiện đầu tư XDCB từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, khâu thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công, phê duyệt dự toán và tổng dự toán công trình. Huyện cũng đã thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện nhằm tổ chức thực hiện, quản lý dự án tập trung và chuyên nghiệp. Từ đó chất lượng quản lý dự án đang ngày được nâng cao, tạo nên sự chuyên nghiệp và chủ động trong quản lý đầu tư XDCB (Trịnh Ngọc Nam, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)