BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA HUYỆN MAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2015-2017, CÁC HẠN CHẾ, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 4.2.1. Đánh giá chung
4.2.1.1. Kết quả đạt được
Công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của huyện Mai Châu giai đoạn 2015-2017 về cơ bản đã thực hiện đảm bảo đúng quy định, trình tự và yêu cầu của Chính phủ về tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, các dự án đầu tư xây dựng của huyện nhìn chung đảm bảo chất lượng, tiết kiệm phát huy hiệu quả đầu tư góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
bản từ ngân sách nhà nước
Công tác lập kế hoạch đầu tư được thực hiện theo quy trình mới có sự lồng ghép và tham gia của nhiều thành phần. Kế hoạch được lập trên cơ sở tổng hợp nhu cầu đầu tư của các ngành, các đơn vị theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện và khả năng cân đối vốn.
Bảng 4.16. Khảo sát chất lượng kế hoạch đầu tư hàng năm huyện Mai Châu
Chỉ tiêu Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Tổng 16 100 Rất tốt 03 18,8 Tốt 05 31,2 Khá 08 50,0 Trung bình 0 0 Kém 0 0
Nguồn: Số liệu điều tra, (2019) Qua bảng số liệu 4.16 khảo sát về chất lượng kế hoạch đầu tư hàng năm của huyện Mai Châu (khảo sát các phòng ban chuyên môn, các đơn vị Chủ đầu tư và các xã nơi có dự án đầu tư). Có 18,8% đánh giá chất lượng công tác lập kế hoạch đầu tư hàng năm rất tốt, 31,2% đánh giá tốt và 50% đánh giá khá. Qua đó, có thể thấy chất lượng công tác lập kế hoạch đầu tư hàng năm của huyện Mai Châu tương đối tốt và đảm bảo theo quy định.
Công tác lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư được lập trên cơ sở nhu cầu đầu tư, khả năng cân đối và huy động vốn và phân bổ theo nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư theo quy định. Kết quả phân bổ vốn hàng năm của huyện Mai Châu có xu hướng tăng qua từng năm. Trong đó, nguồn lực chủ yếu là từ ngân sách huyện (trung bình chiếm khoảng 50,3% tổng nguồn vốn đầu tư cả huyện). Kế hoạch phân bổ vốn theo ngành, lĩnh vực cũng cho thấy, huyện Mai Châu chủ yếu tập trung vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và giáo dục, đảm bảo theo đúng chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Hoạt động đầu tư XDCB nguồn NSNN đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo động lực cho sự phát triển lâu dài đối với kinh tế - xã hội của huyện Mai Châu.
b. Công tác thẩm định dự án đầu tư
Công tác thẩm định dự án là một công tác quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Nó có ý nghĩa quyết định đến việc dự án có được thực hiện hay không, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đem lại như thế nào.
Trong giai đoạn 2015-2017, huyện Mai Châu đã tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt 198 dự án. Các dự án được các sở chuyên ngành, cơ quan chuyên môn của huyện thẩm định theo phân cấp tại Quyết định số 35/2017/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc Ban hành quy định về thẩm định và phê duyệt dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và thẩm định đảm bảo theo quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Nhìn chung, các dự án được thẩm định đều bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và được đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội trước khi phê duyệt, thực hiện.
c. Công tác đấu thầu
Đấu thầu có vai trò rất lớn trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB: nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư, hạn chế tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư; thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh.. Ngoài ra, tiết kiệm qua đấu thầu góp phần không nhỏ vào việc tiết kiệm chi đầu tư công từ ngân sách, tái đầu tư các dự án mới…
Trong giai đoạn 2015-2017, huyện Mai Châu đã tổ chức đấu thầu 706 gói thầu, trong đó có 54 gói thầu lựa chọn theo hình thức đấu thầu rộng rãi, 09 gói thầu chào hàng cạnh tranh, 514 gói thầu chỉ định thầu và 102 gói thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng.
d. Công tác tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư
Công tác tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư do Chủ đầu tư thực hiện tạm ứng, thanh toán cho các nhà thầu thông qua cơ quan kiểm soát chi là Kho bạc nhà nước. Trên cơ sở nguồn vốn, hợp đồng kinh tế, khối lượng nghiệm thu và đề nghị thanh toán, Kho bạc nhà nước căn cứ các quy định đồng ý hoặc không đồng ý cho một số khoản chi đúng hoặc không đúng quy định, chế độ, chính sách.
Tỷ lệ giá trị tạm ứng hợp đồng trong giai đoạn 2015-2017 của huyện Mai Châu là 34,82%/nguồn vốn phân bổ và toàn bộ giá trị tạm ứng hợp đồng được thu hồi ngay trong lần thanh toán khối lượng đầu tiên. Giá trị thanh toán, giải ngân trong
giai đoạn 2015-2017 của huyện Mai Châu đạt trung bình 95,03%.
e. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư được thực hiện bởi rất nhiều cơ quan chức năng: Thanh tra nhà nước, Thanh tra chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước, giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân… Trong giai đoạn 2015-2017, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB huyện Mai Châu được thanh tra, kiểm toán 82 công trình. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhiều sai phạm trong công tác quản lý vốn đầu tư, thu hồi 1,05% giá trị tổng dự toán được duyệt, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý vốn đầu tư của huyện Mai Châu.
f. Công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
Công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành của huyện Mai Châu đã dần đi vào nề nếp, chất lượng công tác quyết toán được nâng cao. Trong giai đoạn 2015- 2017, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Mai Châu đã tổ chức thẩm tra quyết toán 168 công trình đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN.
4.2.1.2. Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Mai Châu còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế.
a. Công tác lập kế hoạch đầu tư và kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước
Công tác lập kế hoạch đầu tư chưa được thực hiện chặt chẽ theo quy trình mới. Công tác tham vấn từ cộng đồng còn thực hiện chưa thực sự nghiêm túc và hiệu quả.
Bảng 4.17. Tham vấn cộng đồng trong công tác lập kế hoạch đầu tư hàng năm của huyện Mai Châu
Chỉ tiêu Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%)
Tổng 50 100
- Được tham gia và đề xuất nhu cầu 12 24,0
- Biết nhưng không được tham gia 11 22,0
- Không biết về việc lập kế hoạch 27 54,0
Nguồn: Số liệu điều tra, (2019)
Theo kết quả điều tra tại Bảng 4.17, trong số 50 người dân được khảo sát,
24%), có 11 người biết nhưng không được tham gia đề xuất (chiếm 22%) và 27% người không được biết về việc lập kế hoạch đầu tư hàng năm.
Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Mai Châu giai đoạn 2015-2018 cho thấy chưa có sự tham gia của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước khác như: vốn đầu tư từ nước ngoài, vốn doanh nghiệp tư nhân theo các hình thức đối tác công tư.. (Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm tới 92,6% tổng vốn đầu tư, còn lại là vốn từ Dự án giảm nghèo và huy động từ dân góp). Như vậy, công tác đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Mai Châu chưa có những chính sách, cơ chế phù hợp để thu hút, khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế khu vực ngoài nhà nước, chưa đảm bảo theo chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước.
Công tác lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư mặc dù đã tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, kế hoạch phân bổ vốn chưa chú trọng tới việc giải quyết nợ đọng XDCB, các công trình đã hoàn thành hoặc chuyển tiếp chưa được bố trí đủ vốn hoặc chưa đảm bảo theo tỷ lệ đối với các công trình nhóm C (tối đa bố trí vốn trong 3 năm). Giá trị nợ đọng XDCB năm 2017 lên tới 17,29% tổng mức đầu tư các công trình.
Hộp 4.1. Ý kiến về kế hoạch phân bổ vốn đầu tư
Kế hoạch đầu tư và kế hoạch phân bổ vốn đầu tư của huyện cơ bản đảm bảo theo chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, giá trị nợ đọng XDCB của huyện tăng cao, gây áp lực cho công tác điều hành ngân sách của huyện. Do việc huy động các nguồn lực cho đầu tư xây dựng của huyện khá hạn chế, chủ yếu sử dụng nguồn lực của dịa phương. Nếu không có đầu tư xây dựng sẽ không có phát triển, để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thì bên cạnh việc giải quyết nợ đọng XDCB cũ, huyện vẫn phải tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mới, trong khi nguồn lực có hạn, Đó là một bài toán khó mà huyện vẫn chưa giải quyết được.
Ông Nguyễn Quang Thắng, PCT UBND huyện Mai Châu Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2015-2017 huyện Mai Châu thực hiện đầu tư xây dựng 198 công trình mới, trong khi tổng mức đầu tư chỉ là 902.427 triệu đồng (Phòng Tài chính – Kế hoạch, 2015a-2017a). Như vậy, có thể thấy tình trạng lập kế hoạch đầu tư của huyện Mai Châu còn chưa tập trung, manh mún, dàn trải.
Về công tác lập kế hoạch dài hạn và trung hạn còn nhiều bất cập. Vấn đề khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch dài hạn và trung hạn là xác định nguồn
lực đầu tư. Tỉnh Hòa Bình nói chung và huyện Mai Châu nói riêng là tỉnh nghèo, huyện nghèo, ngân sách vẫn cần Trung ương hỗ trợ nên việc xác định nguồn lực cho đầu tư là rất khó khăn. Vì không xác định được nguồn lực cũng như khả năng huy động nên các bản kế hoạch dài hạn, trung hạn thường không có nhiều ý nghĩa trong việc triển khai thực hiện. Tính đến hết năm 2017, danh mục dự án đầu tư đã và đang thực hiện chỉ đạt khoảng 13% so với danh mục các dự án đầu tư trong kế hoạch đầu tư trung hạn 2016-2020 (Phòng Tài chính – Kế hoạch, 2018). Như vậy, gần như việc thực hiện hoàn thành bản kế hoạch đầu tư trung hạn là bất khả thi.
Ngoài ra, huyện Mai Châu chưa có những biện pháp cần thiết nhằm xử lý những trường hợp chậm tiến độ do lỗi của chủ đầu tư, nhà thầu và các biện pháp thúc đẩy, động viên, khuyến khích các dự án thực hiện nhanh, đảm bảo chất lượng, hiệu quả: điều chuyển vốn sang cho các dự án thực hiện nhanh, đảm bảo; tạm dừng, giãn hoãn hoặc không bố trí vốn kế hoạch năm sau đối với các dự án chậm tiến độ, gây thất thoát, lãng phí và giảm hiệu quả đầu tư.
b. Công tác thẩm định dự án, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình
Công tác lập, thẩm định một số dự án còn chưa gắn với việc bố trí vốn đầu
tư dự án, hoặc có bố trí nhưng tỷ lệ bố trí vốn rất thấp, dẫn tới việc nợ đọng xây dựng cơ bản ngày càng tăng.
Hầu hết các đơn vị Chủ đầu tư chưa thực sự quan tâm tới công tác lập, thẩm định hồ sơ dự án mà giao hẳn cho các đơn vị tư vấn thực hiện. Vì vậy, trong quá trình lập, thẩm định dự toán chi phí đầu tư dự án thường bị đội lên do chi phí thiết kế được tính theo định mức tỷ lệ phần trăm của chi phí xây lắp (Quyết định 79/QĐ-BXD ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Xây dựng công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng hoặc các Quyết định trước đó của Bộ Xây dựng), khi sử dụng vật liệu càng đắt thì chi phí xây lắp càng lớn trong khi nhu cầu thực tế không nhất thiết phải sử dụng các loại vật liệu đó. Hoặc các đơn vị tư vấn cố tình khảo sát, thiết kế các hạng mục chưa cần thiết, không cần thiết để làm tăng giá trị công trình.
Thời gian thẩm định của một số dự án kéo dài so với quy định do chất lượng hồ sơ dự án chưa cao, sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan thiếu chặt chẽ, số lượng dự án thẩm định nhiều trong khi cán bộ làm công tác thẩm định còn thiếu, năng lực chuyên môn của một số cán bộ thẩm định còn yếu, còn phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác.
Chất lượng công tác thẩm định dự án còn chưa đảm bảo, nhiều dự án sau khi triển khai thi công mới phát hiện hồ sơ thiết kế còn nhiều vấn đề chưa hợp lý, cần phải điều chỉnh và hồ sơ dự toán chưa tính đúng, tính đủ hoặc tính thừa, tính sai khối lượng. Chất lượng công tác thẩm định chưa cao dẫn tới nhiều dự án phải điều chỉnh thiết kế, dự toán. Thậm chí, có những dự án phải điều chỉnh nhiều lần. Việc điều chỉnh dự án, thiết kế, dự toán các dự án của huyện Mai Châu trong giai đoạn 2015-2017 thể hiện dưới bảng sau đây:
Bảng 4.18. Số dự án phải điều chỉnh thiết kế, dự toán, tổng mức đầu tư của huyện Mai Châu trong giai đoạn 2015-2017
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng số dự án đầu tư 71 70 57
Số dự án điều chỉnh 1 lần 27 18 12
Số dự án điều chỉnh > 1 lần 5 7 3
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Mai Châu (2015a-2017a) Huyện Mai Châu cũng chưa có những chế tài nghiêm minh xử lý các trường hợp cố tình kéo dài thời gian thẩm định, chưa quy định rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan đến công tác thẩm định dự án và chưa có các biện pháp xử lý đối với trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí và giảm hiệu quả đầu tư.
Hộp 4.2. Ý kiến về công tác thẩm định dự án
Vê cơ bản, công tác thẩm định dự án của các sở chuyên ngành và phòng ban chuyên môn của huyện tương đối đảm bảo về chất lượng, tiến độ. Tuy nhiên, một số dự án có thời gian thẩm định kéo dài, một số cán bộ làm công tác thẩm định có năng lực chuyên môn còn yếu và còn hiện tượng gây khó khăn cho Chủ đầu tư. Một số công trình có thời gian thẩm định kéo dài tới 3,4 tháng, thậm chí còn dài hơn. Chất lượng công tác thẩm định của một số cơ quan thẩm định còn chưa đảm bảo dẫn tới phải điều chỉnh nhiều lần trong quá trình thi công.
Ông Lò Văn Sính, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mai Châu
c. Công tác đấu thầu
Mục đích của công tác đấu thầu là lựa chọn được nhà thầu có đầy đủ năng lực một cách khách quan, công bằng, minh bạch nhằm đảm bảo thực hiện gói
thầu đúng tiến độ, chất lượng. Đồng thời, giá trị tiết kiệm qua đấu thầu sẽ được sử dụng cho mục đích tái đầu tư cơ sở hạ tầng.