Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 106)

TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 4.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

4.4.1.1. Kết quả phân tích và đánh giá thực trạng

Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên cho thấy: Về cơ bản công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Mai Châu đã thực hiện đảm bảo theo quy trình và quy định. Công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đã góp phần tích cực vào việc phát triển, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện và tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển bền vững, ổn định và lâu dài theo định hướng chung. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Mai Châu cũng còn bộ lộ nhiều điểm tồn tại, hạn chế cần giải quyết triệt để. Những tồn tại, hạn chế đó tồn tại xuyên suốt trong hầu hết các giai đoạn của công tác quản lý vốn đầu tư, từ công tác lập kế hoạch đầu tư, kế hoạch phân bổ vốn, đến công tác thẩm định, phê duyệt dự án, thanh toán, giải ngân, thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá, quyết toán.. Các tồn tại, hạn chế này có tác động tiêu cực đến công tác quản lý vốn đầu tư của huyện Mai Châu, làm giảm hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư của huyện.

Đây chính là cơ sở quan trọng và thực tiễn nhất để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện, nâng cao công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Mai Châu trong thời gian tới.

4.4.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Bên cạnh cơ sở kết quả phân tích, nghiên cứu đánh giá thực trạng, để đảm bảo đề xuất các giải pháp có tính khả thi cao, phù hợp với tình hình địa phương, cần phải xem xét đến cơ sở định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian tới.

* Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế ổn định, bền vững. Nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo chuyển biến trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ; nâng cao chất lượng giáo dục; phát triển y tế, văn hoá thể dục thể thao. Cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm mới cho người trong độ tuổi lao động, bảo đảm an sinh xã hội ổn định.

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển và tăng trưởng kinh tế bền vững, xây dựng huyện Mai Châu thành huyện du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới. Nông nghiệp được đầu tư tập trung theo hướng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa; Tập trung mọi nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng Thị trấn Mai Châu theo tiêu chí đô thị loại IV, phát triển kinh tế các xã vùng đặc biệt khó khăn. Xây dựng Mai Châu thành huyện có trình độ phát triển ngang bằng với mức trung bình của tỉnh, từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển và mức sống của người dân so với mức bình quân chung của cả nước, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội (Hội đồng nhân dân huyện Mai Châu, 2016).

* Định hướng đến năm 2025

- Khai thác có hiệu quả các nguồn lực của huyện. Tập trung cho phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tăng trưởng, từng bước nâng cao chất lượng tăng trưởng của từng ngành, lĩnh vực. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, thu hẹp khoảng cách về mức sống và dân trí giữa các vùng trong huyện.

- Tập trung cho phát triển nông nghiệp, sử dụng dụng đất có hiệu quả, lựa chọn các cây trồng, vật nuôi phù hợp, mở rộng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

- Ưu tiên các nguồn lực và lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng nông thôn mới, gắn xây dựng nông thôn mới với phát triển mạnh du lịch tại các xã và điểm du lịch quốc gia tại Thị trấn Mai Châu và 03 xã lân cận. Tập hợp các giải pháp để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Quan tâm đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ, vận tải, thông tin liên lạc.

- Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, nhanh chóng tạo ra những yếu tố bên trong bền vững về con người và hệ thống chính sách để tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tạo sự thuận lợi thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

- Phát triển yếu tố con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ công chức, viên chức, có chính sách thu hút và sử dụng nhân tài.

- Phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo an ninh, quốc phòng của địa phương (Hội đồng nhân dân huyện Mai Châu, 2016).

* Các chỉ tiêu chủ yếu (theo định hướng đến năm 2025)

- Các chỉ tiêu kinh tế:

+ Tổng giá trị sản xuất bình quân 5 năm (theo giá cố định): 1.386.748 triệu đồng. Trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 537.971 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 38,79%); Công nghiệp - xây dựng đạt 356.254 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 31,90%); Thương mại và dịch vụ đạt 327.288 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 29,31%).

+ Tổng giá trị sản xuất bình quân 5 năm (theo giá hiện hành): 2.753.119 triệu đồng. Trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 993.599 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 36,09%); Công nghiệp - xây dựng đạt 893.883 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 32,46%); Thương mại và dịch vụ đạt 865.637 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 31,44%).

+ Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020: Từ 40 triệu đồng trở lên. + Sản lượng lương thực dạng hạt bình quân hằng năm đạt: Từ 33.500 tấn trở lên. + Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bình quân hằng năm, phấn đấu vượt dự toán từ 12,5% trở lên.

+ Số xã đạt 23 chí tiêu xây dựng nông thôn mới: Tăng thêm 08 xã. + Diện tích trồng rừng mới: 157ha/năm.

- Các chỉ tiêu xã hội:

+ Giải quyết việc làm mới bình quân 5 năm: 1.680 lao động. + Tỷ lệ lao động qua đào tạo bình quân 5 năm: Từ 45,12% trở lên. + Tỷ lệ hộ nghèo: Giảm từ 2%/năm trở lên.

+ Tỷ lệ hộ dùng điện lưới quốc gia hằng năm: 99,9%. + Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm: <1,0%.

+ Tỷ lệ người dân tham gia BHYT bình quân 5 năm: Từ 87% trở lên. + Giữ vững tỷ lệ chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi đạt: 100%. + Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia: Từ 18 trường học trở lên. + Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi bình quân 5 năm xuống < 10,58%. + Giảm tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi hằng năm <20‰.

+ Giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi hằng năm <25‰. + Số giường bệnh/vạn dân bình quân 5 năm: 32,6 giường/vạn dân. + Số bác sỹ/vạn dân bình quân 5 năm: 7,24 bác sỹ/vạn dân.

+ Số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế: Thêm 15 xã. - Chỉ tiêu về văn hóa

+ Tỷ lệ làng, bản, tiểu khu đạt tiêu chuẩn văn hoá hằng năm: 70,0%. + Tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hoá hằng năm: 98%. + Tỷ lệ Trường học đạt tiêu chuẩn văn hoá hằng năm: 98%. + Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá hằng năm: 85%. - Các chỉ tiêu về môi trường

+ Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh bình quân 5 năm: 99% + Tỷ lệ che phủ rừng giữ ổn định ở mức 70,8%.

- Chỉ tiêu về xây dựng chính quyền, đoàn thể

+ Hằng năm có 87% số xã, thị trấn đạt chính quyền vững mạnh.

(Hội đồng nhân dân huyện Mai Châu, 2016)

Để thực hiện đảm bảo các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội như trên đòi hỏi phải có các giải pháp quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ngày càng hiệu quả hơn.

4.4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý vốn đầu

tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướctrên địa bàn huyện Mai Châu

4.4.2.1. Giải pháp tăng cường công tác lập kế hoạch đầu tư và kế hoạch phân

bổ vốn đầu tư

a. Cơ sở đề xuất giải pháp

Bên cạnh những những kết quả đạt được, công tác lập kế hoạch đầu tư và kế hoạch phân bổ vốn đầu tư của huyện Mai Châu còn những tồn tại và hạn chế: Đã

thực hiện công tác lập kế hoạch theo quy trình mới nhưng còn hạn chế trong việc tham vấn cộng đồng; Đã bám sát vào các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất nhưng còn nhỏ lẻ, manh mún, không tập trung; Tính khả thi của kế hoạch đầu tư trung hạn chưa cao; Chưa có các cơ chế thu hút, khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế khu vực ngoài nhà nước; Kế hoạch phân bổ vốn đã cơ bản tuân thủ nguyên tắc phân bổ vốn do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành nhưng việc bố trí vốn đầu tư các dự án chưa đáp ứng được nhu cầu (bố trí vốn thường quá 3 năm đối với các dự án nhóm C). Đồng thời, chưa tập trung giải quyết vấn đề nợ đọng XDCB, làm giá trị nợ đọng XDCB ngày càng cao; Huyện Mai Châu cũng chưa có các biện pháp quyết liệt xử lý đối với các dự án chậm tiến độ, kéo dài thời gian, làm giảm hiệu quả đầu tư..

b. Giải pháp đề xuất

Tiếp tục rà soát, điểu chỉnh, hoàn thiện kế hoạch đầu tư dài hạn, trung hạn (đặc biệt là kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm) đảm bảo tính khả thi và hiệu lực, hiệu quả. Kế hoạch đầu tư trung hạn là cơ sở để thực hiện cụ thể hóa kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm.

Tiếp tục đổi mới công tác lập kế hoạch theo quy trình mới có sự tham gia. Trong đó, phải coi trọng công tác tham vấn cộng đồng. Công tác lập kế hoạch phải thực hiện từ cơ sở, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn từ cơ sở thông qua công tác tham vấn cộng đồng và chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội ở cấp xã, phường, thị trấn, từ đó đề xuất nhu cầu đầu tư phù hợp với tình hình thực tế ở cơ sở nhằm đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, lâu dài. Công tác lập kế hoạch phải đánh giá được đầy đủ những thuận lợi, khó khăn, thách thức để đảm bảo tính khả thi, bền vững của bản kế hoạch.

Lập kế hoạch đầu tư tập trung, không thực hiện đầu tư manh mún, nhỏ lẻ, giảm số lượng danh mục công trình, tăng tổng mức đầu tư của từng công trình. Đối với các công trình có quy mô nhỏ, huy động các nguồn vốn khác: xã hội hóa, nhân dân đóng góp, nguồn vốn thuộc các chương trình Mục tiêu quốc gia, thực hiện theo hình thức cộng đồng tự thực hiện, nhà nước và nhân dân cùng làm.

Nguồn lực cho đầu tư XDCB ngoài nguồn vốn từ cân đối ngân sách, cần đẩy mạnh khả năng huy động các nguồn lực khác: hỗ trợ của cấp trên, nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn xã hội hóa và đặc biệt là huy động từ nhân dân (đóng góp bằng sức lao động, hiến đất, hiện vật.. quy ra tiền).

Tăng cường, nâng cao chất lượng công tác phân bổ vốn đảm bảo theo nguyên tắc phân bổ vốn do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành. Trong đó, cần hạn chế đầu tư xây dựng mới nhằm tập trung nguồn lực giải quyết vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản. Tập trung rà soát, xử lý triệt để các dự án hoàn thành nhưng chưa bố trí đủ vốn (đối với các dự án nhóm C, bố trí vốn không quá 3 năm).

Rà soát các dự án đang thực hiện chưa thực sự cấp bách hoặc chậm tiến độ, kéo dài làm giảm hiệu quả đầu tư thực hiện cắt giảm khối lượng tại điểm dừng kỹ thuật, điều chuyển vốn cho các dự án cấp bách, trọng điểm, hoàn thành sớm tiến độ, có hiệu quả đầu tư cao. Kiên quyết không bố trí vốn đối với các dự án chậm tiến độ do lỗi của nhà thầu làm giảm hiệu quả đầu tư.

c. Chủ thể thực hiện

Nhằm tăng cường công tác lập kế hoạch đầu tư và kế hoạch phân bổ vốn cần có sự vào cuộc của tất cả các phòng ban chuyên môn, Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc (vai trò giám sát), chính quyền cơ sở và cộng đồng dân cư. Trong đó, phòng Tài chính – Kế hoạch giữ vai trò chủ trì, chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổng hợp các đề xuất, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và xin ý kiến các đơn vị liên quan để tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện, trình Hội đồng nhân dân phê chuẩn. Đặc biệt, cán bộ kế hoạch ở cơ sở cần phải nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong công tác lập kế hoạch, nhất là việc tham vấn cộng đồng. Cộng đồng dân cư cần hiểu rõ quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và lập kế hoạch vốn đầu tư nói riêng và phát huy vai trò giám sát của mình trong công tác lập kế hoạch.

4.4.2.2. Giải pháp tăng cường công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết

kế bản vẽ thi công và dự toán công trình

a. Cơ sở đề xuất giải pháp

Những tồn tại, hạn chế của công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình chủ yếu xuất phát từ vấn đề con người: trình độ, năng lực chuyên môn, số lượng cán bộ, phẩm chất đạo đức, công tác phối kết hợp giữa các đơn vị liên quan. Đồng thời, huyện Mai Châu chưa có các chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm, cố tình chậm trễ, chất lượng kém làm giảm hiệu quả đầu tư, gây ra các hậu quả nghiêm trọng…

b. Giải pháp đề xuất

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị. Xây dựng đề án cơ cấu vị trí việc làm và sắp xếp lại vị trí công việc phù hợp năng lực chuyên môn của từng vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Bố trí đầy đủ cán bộ chuyên môn và thực hiện chuyên môn hóa đối với từng vị trí công việc, hạn chế việc giao kiêm nhiệm quá nhiều việc đối với các cán bộ chuyên môn.

Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án: Chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, cơ quan chuyên môn thẩm định dự án.. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác hành chính một cửa liên thông. Trong đó, quy định rõ thời hạn nhận và trả kết quả thẩm định, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng nhà thầu nộp hồ sơ trực tiếp cho bộ phận thẩm định.

Xây dựng chế tài xử lý đối với công tác thẩm định dự án, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công. Nghiêm khắc kiểm điểm và có hình thức kỷ luật đối với các cán bộ làm công tác thẩm định thuộc thẩm quyền quản lý của huyện khi để xảy ra tình trạng kéo dài thời gian thẩm định làm giảm hiệu quả đầu tư hoặc chất lượng công tác thẩm định thấp, phải điều chỉnh nhiều lần trong quá trình thi công.

Xây dựng chế tài quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình thực hiện để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Xây dựng quy chế thực hiện, xử phạt đối với lỗi của các bên liên quan trong trường hợp làm thất thoát, lãng phí, giảm hiệu quả đầu tư. Kiên quyết loại bỏ các nhà thầu tư vấn có năng lực yếu, chất lượng hồ sơ thiết kế kém chất lượng.

c. Chủ thể thực hiện

Các chủ thể thực hiện bao gồm: Ủy ban nhân dân huyện, các Sở chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)