Nội dung tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường đô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường đô thị trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 34)

trường đô thị

2.1.3.1. Sự tham gia của người dân trong công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường

Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường chủ yếu là hoạt động của các cơ quan quản lý, nhằm hướng đến đối tượng quản lý là người dân; mục đích để tăng cường ý thức tự nguyện, tự giác của người dân trong công tác bảo vệ môi trường, hình thành ý thức chủ động sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Ở chiều ngược lại, người dân sẽ đóng vai là các “tuyên truyền viên” sau khi đã hiểu được mục đích, tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, hiểu được mục tiêu, ý nghĩa các dự án, các quy phạm mà Nhà nước ban hành. Có như vậy mới phát huy được đầy đủ, toàn diện nội lực và tiềm năng, sáng tạo của mọi người trong cộng đồng. Động viên, khuyến khích người dân chủ động, tích cực tham gia với vai trò chủ thể ở đô thị là nhiệm vụ bắt buộc của cơ quan quản lý Nhà nước (Nguyễn Đông, 2018).

Các hoạt động mà người dân có thể tham gia, thực hiện nhằm tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường của cộng đồng gồm: tham gia vào các chiến dịch truyền thông theo chủ đề (ví dụ như chiến dịch tuyên truyềnngười tiêu dùng “không sử dụng túi nilon”; tuyên truyền xây dựng tổ dân phố, khu đô thị “xanh – sạch – đẹp”,…), tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về công tác bảo vệ môi trường, tham gia các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động hưởng ứng các ngày kỷ niệm về môi trường (như Ngày Môi trường thế giới 05/6, Ngày Trái đất 22/4, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn…).

Có thể nói, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường trong cộng đồng là hoạt động quan trọng nhất, nhằm bảo vệ môi trường một cách bền vững, lâu dài. Theo đó, các giải pháp bảo vệ môi trường mà Nhà nước triển khai muốn thành công bắt buộc phải có sự tham gia, ủng hộ của người dân; người dân là đối tượng được tuyên truyền vận động và ngược lại người dân là những tuyên truyền viên, những người phản ánh đóng góp vào chính các nội dung tuyên truyền cho phù hợp với thực trạng môi trường tại từng địa bàn dân cư (Nguyễn Thị Diệu Liêng, 2016).

2.1.3.2. Sự tham gia của người dân trong xử lý nước thải tại đô thị

Nước thải tại đô thị bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy ở nước thải sinh hoạt là BOD5, COD, Nitơ và Phốt pho. Nước thải chưa qua xử lý gây ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng. Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng, bên cạnh đó là ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái (Báo cáo môi trường Quốc gia, 2015).

Người dân (bao gồm cả các doanh nghiệp) chính là đối tượng xả nước thải ra môi trường trong quá trình sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của mình. Do đó, cần thiết phải có sự tham gia của người dân trong triển khai các giải pháp nhằm xử lý nước thải hiệu quả ngay tại nguồn.

Sự tham gia của người dân trong xử lý nước thải bao gồm các hoạt động: Một là, áp dụng các biện pháp về mặt kỹ thuật được Nhà nước khuyến khích trong sử dụng nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh trước khi xả nước thải ra môi trường (gồm các phương pháp lý, hóa, sinh học, áp dụng máy móc công nghệ mới nhằm lọc bỏ, hạn chế các chất độc hại trong nước thải trước khi xả ra môi trường).

Hai là, bảo vệ, sử dụng nguồn nước sạch hợp lý và tiết kiệm, hiệu quả. Kiên quyết lên án, tạo áp lực xã hội đối với những hành vi cố tình xả thải gây ô nhiễm môi trường...

Ba là, đóng góp trí tuệ bằng việc sáng tạo công cụ máy móc, đề ra các sáng kiến, giải pháp trong xử lý nước thải. Đóng góp nguồn lực tài chính bằng tiền. Đóng góp công sức tham gia các hoạt động thu gom rác thải tại các ao hồ, khơi thông cống rãnh.

Hiện nay, tập trung ưu tiên và huy động các nguồn lực, đặc biệt là từ người dân để phục vụ cho hoạt động xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước là hết sức cần thiết đối với sự phát triển bền vững không chỉ tại các đô thị mà của cả đất nước.

2.1.3.3. Sự tham gia của người dân trong công tác phân loại, thu gom và xử lý rác thải

hoạt, rác thải văn phòng, rác thải công nghiệp, rác thải xây dựng, rác thải y tế. Cụ thể như sau:

Rác thải sinh hoạt: Có 3 loại là rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ và rác thải tái chế. Rác thải hữu cơ bao gồm: Phần bỏ đi của thực phẩm sau khi đã lấy đi phần chế biến được: các loại rau củ bị hư thối, thực phẩm thừa, hỏng (ví dụ như cơm, canh, thức ăn thừa hoặc thiu, bã chè, café…), Hoa, lá, cỏ, cây không được sử dụng (ví dụ như cỏ cây bị cắt xén, hoa rụng…). Rác thải hữu cơ rất dễ phân huỷ. Chúng thường được tái chế thành phân hữu cơ hoặc thức ăn cho động vật.

Rác vô cơ là tất cả những loại rác không thể sử dụng cũng không thể tái chế. Chúng chỉ có thể được xử lý bằng cách chôn lấp. Rác vô cơ bao gồm:Bao bì bọc bên ngoài chai/hộp thực phẩm, Túi nilon được bỏ đi. Những chiếc túi nilon có thời gian phân hủy lâu, có thể lên đến 400 – 600 năm nếu chôn ở dưới lòng đất.

Vật dụng/ thiết bị bị bỏ đi trong đời sống hàng ngày của con người.

Rác tái chế là loại rác khó phân hủy nhưng có thể tái chế sử dụng. Ví dụ như các loại giấy thải, các vỏ hộp, chai, vỏ lon thực phẩm.

Rác thải văn phòng: Rác thải văn phòng được hiểu là những văn phòng phẩm không còn được sử dụng. Chúng có thể là giấy báo cũ, bút hết mực, hỏng…

Rác thải công nghiệp: rác thải công nghiệp là những loại rác có thành phần cực kỳ độc như chất ngâm tẩm, tẩy rửa, chất hoá học, phế liệu công nghiệp… Rác thải công nghiệp nếu không được xử lý kỹ trước khi thải ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khoẻ của con người cũng như môi trường sống xung quanh. Không những vậy, nó còn có thể gây ung thư, đột biến gen, suy thoái giống nòi…

Rác thải xây dựng: Rác thải xây dựng được thải ra môi trường xung quanh từ quá trình xây dựng, sửa chữa, phá dỡ các công trình. Các loại rác thải bao gồm gạch, đá, vụn đất, vữa xi…

Rác thải y tế: Rác thải y tế là những vật ở thể rắn, lỏng, khí, thường được thải ra từ cơ sở y tế. Rác thải y tế được coi là nhóm rác thải rất nguy hại, chúng thường được các cơ sở y tế phân loại, xử lý bằng các máy móc công nghệ cao; tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp xả trộm rác thải y tế ra môi trường. Ngoài ra, có những trường hợp rác thải y tế do chính người dân sau quá trình sử dụng tại nhà thải ra ngoài môi trường: như bình truyền, kim tiêm, thuốc hỏng…

Vấn đề xử lý rác thải tại đô thị đang là chủ đề bức xúc, cấp thiết hiện nay do sự phát triển về kinh tế đi kèm với gia tăng dân số. Hiện tại, mỗi ngày Việt Nam phát sinh thêm 12 triệu tấn rác từ các hoạt động y tế, sinh hoạt; dự kiến đến năm 2020, lượng rác thải sẽ tăng lên 20 triệu tấn/ngày. Đa phần lượng rác phát sinh tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng… Việc quản lý và xử lý ở nước ta còn rất lỏng lẻo, chủ yếu là chôn lấp. Về rác thải y tế, khoảng 50% số bệnh viện tại Việt Nam vẫn chưa thể đem quy trình xử lý rác đạt chuẩn vào áp dụng (Tổng cục Môi trường, 2016).

Sự tham gia của người dân trong công tác thu gom, xử lý rác thải tại đô thị đóng vai trò quan trọng, người dân có thể tham gia bằng các hoạt động sau: Giảm thiểu, phân loại tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định; nộp đủ và đúng thời hạn phí bảo vệ môi trường; chi trả cho dịch vụ thu gom, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật; tham gia hoạt động bảo vệ môi trường công cộng và tại khu dân cư như ủng hộ vật chất, tiền mặt, ngày công lao động; người dân cùng nhau tuyên truyền vận động thành lập các tổ vệ sinh môi trường của từng tổ, khu dân cư, thành lập các tuyến đường, tuyến phố đội thu gom rác thải tự quản.

Các mô hình “tuyến đường tự quản”, “tuyến phố văn minh”, trồng cây xanh, cải tạo cảnh quan mô trường sống, cần phải được toàn dân tham gia quản lý, giữ gìn, vệ sinh môi trường,giúp cải thiện, tạo diện mạo khang trang cho tuyến đường, tổ dân phố. Để những mô hình này có ý nghĩa thiết thực trong đời sống nhân dân, góp phần làm cho môi trường ngày càng xanh - sạch - đẹp, an toàn, văn minh thì đây không chỉ là trách nhiệm của một tổ chức đoàn thể nào mà mỗi con đường, mỗi khu phố đều cần sự chung tay, đồng lòng của cả cộng đồng.

2.1.3.4. Sự tham gia của người dân trong phong trào xây dựng tuyến phố tự quản, tuyến phố xanh – sạch – đẹp

“Tuyến đường tự quản”, “tuyến phố văn minh” cần phải được toàn dân tham gia quản lý, giữ gìn, vệ sinh môi trường chắc chắn cải thiện rõ rệt, tạo diện mạo khang trang cho tuyến đường, tổ dân phố. Để những mô hình này có ý nghĩa thiết thực trong đời sống nhân dân, góp phần làm cho môi trường ngày càng xanh - sạch - đẹp, an toàn, văn minh thì đây không chỉ là trách nhiệm của một tổ chức đoàn thể nào mà mỗi con đường, mỗi khu phố đều cần sự chung tay, đồng lòng của cả xã hội.

2.1.3.5. Sự tham gia của người dân trong công tác cải tạo cảnh quan và trồng cây xanh

Việc trồng mới và cải tạo hệ thống cây xanh đường phố để tăng mỹ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường đô thị trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)