Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường đô thị trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 62 - 64)

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa vào số liệu thống kê để mô tả thực trạng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu. Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê (số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân,…) để phân tích biến động và xu hướng biến động tình hình phát triển kinh tế xã hội, Phương pháp này được dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả kết quả nhằm đánh giá sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường đô thị trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Thông qua số liệu thu thập được, hệ thống hoá và tổng hợp thành các bảng số liệu và các biểu đồ theo các tiêu thức phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Khi số liệu sơ cấp được xử lý sẽ quan tâm đến trị số trung bình với việc sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ với ý nghĩa các mức như sau:

1.00 – 1.80: Không tham gia; 1.81 – 2.60: Tham gia nhưng ít; 2.61 – 3.40: Bình thường; 3.41 – 4.20: Tích cực; 4.21 – 5.00: Rất tích cực.

3.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

Đây là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau. Đây chính là phương pháp quan trọng và được sử dụng nhiều trong phân tích của đề tài nghiên cứu này. Phương pháp này được sử dụng trong việc tập hợp xử lý số liệu, tài liệu, dùng để so sánh hiện tượng này với hiện tượng kia trong cùng một thời điểm hoặc cùng một hiện tượng ở các thời điểm khác nhau.

Phương pháp này được dùng để so sánh tình hình thực hiện quản lý môi trường đô thị trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong 3 năm 2016 – 2018.

3.2.4.3. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia (KIP)

Phỏng vấn chuyên gia là một phương pháp định tính, được tiến hành phỏng vấn sâu những người nắm giữ thông tin/ các chuyên gia liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, bao gồm: Đại diện lãnh đạo UBND thành phố, những người trực tiếp tham gia vào công tác quản lý môi trường đô thị: Đội trưởng đội môi trường quản lý đội công nhân vệ sinh trực tiếp thu gom rác thải, Đội trưởng đội Cấp thoát nước đường bộ, Đội trường đội cây xanh (Công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị Việt Trì) và 3 phường, xã nghiên cứu, đại diện lãnh đạo một số cơ quan chuyên môn phối hợp, đại diện một số trưởng khu, tổ trưởng dân phố của 03 phường, xã nghiên cứu.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp này đi sâu đánh giá điển hình về kiến thức, thực hành của các chuyên gia làm công tác quản lý môi trường đô thị, đi sâu phân tích tìm ưu điểm và tồn tại, nhận định nguyên nhân để có giải pháp thích hợp.

3.2.4.4. Phân tích ma trận SWOT

Phương pháp phân tích ma trận SWOT: Là phương pháp giúp xác định những đặc điểm của đối tượng nghiên cứ như: Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weakness), Cơ hội (Opportunities), Nguy cơ (Threats).

Tác giả sử dụng bảng ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong hoạt động tham gia của người dân, từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp và hiệu quả.

Bảng 3.8. Bảng ma trận SWOT

O - Cơ hội T- Nguy cơ

S- Điểm mạnh

SO

- Sử dụng điểm mạnh khai thác cơ hội ST - Sử dụng điểm mạnh hạn chế nguy cơ W- Điểm yếu WO

- Khắc phục điểm yếu để khai thác cơ hội

WT

- Khắc phục điểm yếu để hạn chế nguy cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường đô thị trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)