Việt Trì, tỉnh Phú Thọ năm 2018 cho thấy, sự ảnh hưởng của các bên liên quan (Công nhân vệ sinh môi trường, nhóm người thu mua phế liệu, các chi hội, đoàn thể và trưởng khu, tổ trưởng dân phố) là yếu tố có ảnh hưởng nhất, trong khi yếu tố quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là yếu tố ít ảnh hưởng nhất tới vấn đề được nghiên cứu. Các giải pháp được đưa ra tiếp theo đây sẽ dựa trên mức độ ảnh hưởng này để sắp xếp theo thứ tự quan trọng và cấp thiết.
4.2.6. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) về sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường đô thị trên địa bàn thành tham gia của người dân trong quản lý môi trường đô thị trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Để tổng hợp các nội dung đã trình bày trên cơ sở cô đọng, tập trung, tác giả sử dụng bảng SWOT để xác định O – cơ hội, T – thách thức, S – điểm mạnh và W – điểm yếu đánh giá sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường
đô thị và đưa ra các phương án SO – kết hợp điểm mạnh để tận dụng cơ hội, ST – dùng điểm mạnh để phòng tránh các nguy cơ, WO – vượt qua điểm yếu để tận dụng cơ hội, WT – xác định điểm yếu để phòng tránh các nguy cơ một cách cụ thể, kỹ càng. Bảng 4.11 dưới đây thể hiện các đánh giá SWOT.
Điểm mạnh (S)
Các phong trào tham gia quản lý môi trường đô thị được nhân rộng. Chính quyền thành phố, các phường xã quan tâm rất sát sao đến việc thực hiện quản lý môi trường của người dân. Chương trình quốc gia bảo vệ môi trường đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đường phố, cảnh quan đô thị lúc nào cũng xanh – sạch – sáng – đẹp, tạo được niềm tin nơi người dân. Sự phối hợp có hiệu quả với các ban, ngành, đoàn thể, UBND các cấp, Công ty CP Môi trường & dịch vụ đô thị Việt Trì cùng toàn thể người dân thành phố.
Điểm yếu (W)
Trình độ, năng lực cán bộ cơ sở không đồng đều; công tác nắm bắt tư tưởng, nhu cầu của người dân còn hạn chế; chương trình, nội dung, các phong trào, các buổi lễ ra quân hoạt động theo chỉ thị từ trên xuống, chưa sáng tạo, chưa chủ động; kinh phí hoạt động còn thấp, cơ sở vật chất còn hạn chế; nguồn vốn hỗ trợ vẫn còn phụ thuộc vào nguồn ủy thác của Ngân sách nhà nước.
Cơ hội (O)
Sự đầu tư quan tâm của các cấp Đảng, chính quyền; ô nhiễm môi trường đang ngày càng là vấn đề nóng, được toàn xã hội quan tâm; nhiều người dân gương mẫu, đi đầu trong các phong trào bảo vệ môi trường; nhân rộng các phong trào, hoạt động quản lý bảo vệ môi trường, có kết quả cao làm cơ sở vận động, tuyên truyền toàn dân cùng tham gia thực hiện. Đời sống người dân nâng cao, đại đa số người dân khi có điều kiện đều quan tâm chăm lo cho cái đẹp, cảnh quan nơi mình sinh sống, đồng thời hầu hết người dân nhận thức được, việc bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mỗi người.
Thách thức (T)
Phát động phong trào phải phù hợp với mỗi giai đoạn yêu cầu của nhiệm vụ chính trị của địa phương; các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, hệ thống xử thải chưa xứng tầm; chưa có chế tài xử lý thích đáng đối với những trường hợp vi phạm hay không chấp hành quy định bảo vệ môi trường; có thể
tóm tắt các nội dung phân tích thông qua Bảng SWOT về sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường đô thị. Cụ thể như sau:
Bảng 4.16. Bảng SWOT sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường đô thị
Chiến lược SO
- Củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân.
- Chủ động, sáng tạo trong việc lên kế hoạch thực hiện các chiến dịch, thay đổi quan niệm và suy nghĩ trong từng bộ phận người dân, đánh vào sức khỏe và tương lai môi trường sinh thái của con em chúng ta.
Chiến lược ST
-Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu quê hương đất nước trong người dân, tích cực giúp người dân bảo vệ môi trường sinh thái nơi mình sinh sống. - Các ban ngành, đoàn thể phối hợp chặt chẽ để kiểm tra, giám sát quá trình xả thải của các doanh nghiệp sản xuất ở các khu công nghiệp.
Chiến lược WO
- Đánh thuế và có chế tài xử phạt nặng đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh vi phạm luật bảo vệ môi trường.
- Tăng cường phối hợp với Công ty CP Môi trường và dịch vụ đô thị Việt Trì thu phí vệ sinh rác thải, từ đó có quỹ phục vụ xử lý và thu gom rác thải.
Chiến lược WT
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý môi trường đô thị, có khả năng nắm bắt tư tưởng của người dân.
- Tiếp tục làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện của người dân trong quản lý môi trường đô thị. - Biểu dương, khen thưởng kịp thời.