Đánh giá sự tham gia của người dân trong công tác tuyên truyền, giáo dục nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường đô thị trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 72 - 77)

dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường

Công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho người dân được coi là nên tảng cho các hoạt động xã hội của các cấp từ thành phố đến cơ sở. Nội dung chủ yếu được tuyên truyền là: các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kiến thức về mọi mặt của cuộc sống, đặc biệt là tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, những tác hại của việc sử dụng nước không hợp vệ sinh, tác hại của việc không thu gom rách thải đúng nơi quy định, tác hại của việc không phân loại rác,… Nếu không có ý thức trong bảo vệ môi trường, thì sức khỏe của chính bản thân mỗi người dân và gia đình sẽ bị đe dọa trực tiếp.

Chính quyền thành phố đã thường xuyên tổ chức giáo dục phổ biến, nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý với các cơ quan thông tin đại chúng và các tổ chức đoàn thể, để thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp đến đông đảo nhân dân. Đã tổ chức tập huấn phổ biến hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

Cấp uỷ, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo chỉ đạo, đã ban hành các Chỉ thị, Chương trình, các văn bản pháp quy cụ thể hoá việc thực hiện pháp luật và chính sách của nhà nước ở địa phương như: “Quy định một số điểm cụ thể về kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”, “Quy định bảo vệ môi trường trong xây dựng trên địa bàn tỉnh”,…

Tại các trường học đã thực hiện lồng ghép các kiến thức môi trường vào các chương trình giáo dục ngoại khóa, thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức tự giác vệ sinh môi trường cho học sinh, đặc biệt là ở các cấp giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông.

Các nội dung tuyên truyền cũng ngày càng phong phú, đa dạng và tập trung nhiều vào việc tuyên truyền biện pháp, cách thức xử lý rác thải, các hoạt động bảo vệ môi trường. Qua điều tra, khảo sát 69 người dân và 27 hộ kinh doanh tại địa bàn nghiên cứu thì có trên 80% đã được nghe, đọc, tham gia các buổi tuyên truyền về quản lý môi trường đô thị thông qua đài truyền hình, đài phát thanh, loa phường, báo chí, tờ rơi, băng rôn, internet (bảng 4.3).

Bảng 4.3. Phương thức tiếp cận kiến thức về quản lý môi trường đô thị của người dân

TT Chỉ tiêu

Gia Cẩm Dữu Lâu Trưng Vương Tính chung SL (n=23) CC (%) SL (n=23) CC (%) SL (n=23) CC (%) SL (n=69) CC (%) 1 Đài truyền hình 20 86,96 21 91,30 19 82,61 60 86,96 2 Đài phát thanh, loa phường 12 52,17 18 78,26 20 86,96 50 72,46 3 Báo chí 6 26,09 5 21,74 7 30,43 18 26,09 4 Tờ rơi, băng rôn, biểu ngữ 9 39,13 7 30,43 10 43,48 26 37,68 5 Internet 7 30,43 5 21,74 4 17,39 16 23,19 Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Để nâng cao nhận thức về quản lý môi trường đô thị cho các đối tượng làm công tác quản lý môi trường cũng như người dân tham gia quản lý môi trường tại thành phố, UBND thành phố phối hợp cùng với Công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị Việt Trì tổ chức nhiều lớp tập huấn về quản lý môi trường đô thị nhằm nâng cao nhận thức và năng lực quản lý cho cán bộ quản lý môi trường đô thị trong việc quản lý, hướng dẫn, kiểm tra sự tham gia của người dân trong QLMTĐT.

Ý thức của người dân đã được nâng cao, người dân cũng đã nhận thức rõ trách nhiệm và tự giác thực hiện các yêu cầu về vệ sinh môi trường. Nhiều hoạt động bảo vệ môi trường được tổ chức đã nhận được sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình của đông đảo người dân như Chiến dịch giờ Trái đất, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, ngày môi trường thế giới…

Hộp 4.2. Cảm nhận của người dân về ý thức bảo vệ môi trường

“Qua nhiều buổi tuyên truyền ở khu dân cư, tôi thấy người dân giờ ý thức hơn nhiều trong việc bảo vệ môi trường. Nếu như trước kia nhà ai biết nhà nấy, có quét sân cũng chỉ quét cho mình thì nay còn quét cho cả hàng xóm…”

(Nguồn: Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Kim Thanh– Đội trưởng Đội Môi trường I, Công ty CP MT&DV đô thị Việt Trì,14h30p ngày 10/02/2019 tại trụ sở Đội môi trường)

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện các hình thức tuyên truyền

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

So sánh (%) Tốc độ

tăng trưởng BQ (%)

17/16 18/17

1 Thông qua băng rôn, khẩu hiệu Tổng số Phường, Xã tự tổ chức tuyên truyền Phường, Xã 15/23 21/23 23/23 - - - Tỷ lệ Phường, Xã tự tổ chức tuyên truyền % 65,2 91,3 100 140,03 109,53 123,84 Số Băng rôn đã làm Băng rôn 825 1428 1702 173,09 119,19 143,63 2 Tuyên truyền bằng tờ rơi Số Phường, Xã tổ chức phát tờ rơi Phường, Xã 7 10 15 142,86 150,00 146,39 Số tờ rơi được phát Tờ rơi 7000 15000 30000 214,29 200,00 207,02 3 Tuyên truyền qua hệ thống đài phát thanh của Phường, xã Số Phường, Xã tổ chức tuyên truyền Phường, Xã 23/23 23/23 23/23 - - - Số Phường, Xã tự xây dựng chương trình Phường, Xã 5 12 17 240,00 141,67 184,39 Số giờ tuyên truyền/Phường, Xã/năm Giờ 26 52 78 200,00 150,00 173,21 4 Tuyên truyền

thông qua kênh truyền hình Số chuyên mục/kênh/năm Số chuyên mục 27 42 52 155,56 123,81 138,78 Số giờ phát/kênh/năm Giờ 13,5 21 26 155,56 123,81 138,78 Nguồn: UBND TP. Việt Trì (2018) Việc tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường được tiến hành thường

xuyên với nội dung thiết thực và hình thức phù hợp đối với từng đối tượng, thông qua đài phát thanh truyền hình, báo, cổng giao tiếp điện tử, chuyên mục hỏi đáp pháp luật, phát tờ rơi, tổ chức hội nghị theo các chuyên đề đãthu hút được sự tham gia của nhiều tầng lớp trong dân cư.

Qua bảng 4.4 cho thấy, số Phường, Xã tổ chức tuyên truyền, số chuyên mục tuyên truyền trên đài truyền hình tăng lên theo từng năm, trong đó hình thức tuyên truyền phổ biến nhất là thông qua hệ thống đài phát thanh địa phương (với tỉ lệ 23/23 = 100% số Phường, Xã thực hiện), tiếp theo là thông qua băng rôn, khẩu hiệu. Hình thức tuyên truyền ít được sử dụng nhất là qua phát tờ rơi, do trên thực tiễn việc phát tờ rơi lại làm phát sinh thêm rác thải do người dân vứt tờ rơi ra đường, đối với hình thức này, hiện nay chủ yếu được thực hiện thông qua sự kết hợp giữa chính quyền địa phương và các đơn vị mạng viễn thông (VNPT, FPT, Viettel) thông qua hình thức tờ rơi quảng cáo kết hợp tuyên truyền bảo vệ môi trường. Những con số trên thể hiện sự cố gắng, quyết tâm, tiến bộ trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường của các cấp chính quyền thành phố Việt Trì.

Bảng 4.5. Kết quả công tác tuyên truyền của người dân thành phố Việt Trì

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

So sánh (%) Tốc độ

tăng trưởng BQ (%)

17/16 18/17

1 Số buổi hội nghị Buổi 26 48 57 184,62 118,75 148,06 2 Số lượt người

tham gia

Lượt 1.725 3.152 5.740 182,72 182,11 182,42

Nguồn: UBND TP. Việt Trì (2018) Từ bảng trên, chúng ta có thể thấy số lượng các buổi hội nghị tuyên truyền về quản lý môi trường cũng như số lượt người tham gia hưởng ứng tăng đều theo từng năm. Tổng số lượng lượt người tham gia hội nghị trong năm cao, bình quân số lượt người tham gia hội thảo đạt khoảng 100 người/01 hội thảo. Những con số trên cho thấy người dân rất quan tâm đến các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường. Qua các cuộc hội nghị, hội thảo, người dân được tiếp cận, giải thích các chính sách, giải pháp bảo vệ môi trường, các chương trình hành động của cơ

quan quản lý, tổ chức vì môi trường phát động. Qua đó, người dân thực hiện và tuyên truyền, vận động người thân, gia đình và cộng đồng cùng thực hiện.

Các hình thức tuyên truyền, nội dung tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường ngày càng đa dạng, phong phú, nhận được nhiều ý kiến đánh giá tích cực từ phía người dân và cán bộ quản lý. Thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.6. Ý kiến đánh giá về công tác tuyên truyền

TT Chỉ tiêu

Ý kiến người dân Ý kiến cán bộ SL (n=69) (%)CC (n=29)SL CC (%) 1 Hình thức tuyên truyền - Hình thức đa dạng 48 69,57 25 86,21 - Hình thức không đa dạng 9 13,04 1 3,45 - Không đánh giá 12 17,39 3 10,34 2 Nội dung tuyên truyền

- Nội dung rõ ràng 65 94,20 26 89,66 - Nội dung không rõ ràng 4 5,80 3 10,34

3 Về huy động kinh phí

- Linh hoạt 48 69,57 23 79,31 - Đã hợp lý 18 26,09 6 20,69 - Còn chưa hợp lý 3 4,35 0 0,00 Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Qua bảng tổng hợp điều tra 4.6 cho thấy: Sự đánh giá về hình thức tuyên truyền tương đối là đa dạng, với ý kiến đánh giá của người dân là 48/69 chiếm tỉ lệ 69,57%; về cán bộ địa phương là 25/29 chiếm tỷ lệ 86,21%. Điều tra 69 người dân về nội dung tuyên truyền thì có tới 65/69 người dân chiếm tỉ lệ 94,2% cho là rõ ràng, chỉ có 4/69 người dân cho là không rõ ràng tập trung ở xã Trưng Vương xa trung tâm thành phố; ý kiến của cán bộ trong diện điều tra cũng có tới 89,66% cho rằng là rõ ràng.

Về huy động kinh phí, qua bảng tổng hợp điều tra cả cán bộ và người dân cho thấy cả về tính linh hoạt lẫn hợp lí đều cao; 69,57% người dân cho rằng linh hoạt và 26,09% cho rằng hợp lí; cán bộ được điều tra cho thấy 79,31% là linh hoạt và 20,69% cho là hợp lý. Tuy nhiên cũng có 4,35% người dân cho rằng chưa hợp lí tập trung ở một số người dân dân trí thấp ở khu vực thuần nông.

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền thời gian qua chưa có nhiều đổi mới, đột phá, cụ thể: Công tác tuyên truyền vẫn chú trọng ở việc truyền đạt thông tin, có tính một chiều, chưa có nhiều buổi lắng nghe ý kiến phản hồi của người dân.

Còn ít nêu gương tấm gương tốt, việc tốt trong công tác bảo vệ môi trường. Còn thiếu các nội dung tuyên truyền bám sát với hoạt động thực tế, số lượng tuyên truyền về chính sách, pháp luật chiếm đa số, trong khi các nội dung giải pháp cụ thể còn dừng lại ở mức giới thiệu, chưa có hướng dẫn và lộ trình chi tiết để triển khai cho người dân.

Ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của người dân tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm, đặc biệt là có nhiều vi phạm kéo dài, cơ quan quản lý biết nhưng khó xử lý (ví dụ như tình trạng dân cư trong các khu nông thôn gần khu đô thị mới thường xuyên mang rác đổ ở nơi đô thị, trong khi dân cư tại các nơi này lại không chịu nộp tiền phí vệ sinh xử lý rác thải vì lấy lý do đổ rác và đốt rác tại vườn nhà).

4.1.4. Đánh giá sự tham gia của người dân trong xử lý nước thải trên địa bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường đô thị trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)