Khi giá cao su tăng thì hộ nông dân tập trung tất cả mọi nguồn lực cho phát triển cây cao su, không trồng xen các loại cây khác nhằm ảnh hưởng đến
quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Nhưng vào thời điểm giá cao su tụt dốc nhanh thế này thì bà con nông dân đành phải vừa trồng cao su hoặc làm thêm những công việc khác mang lại thu nhập cho gia đình. Mô hình sản xuất của hộ cũng ảnh hưởng lớn tới ứng xử của hộ nông dân khi giá cao su có sự biến động. Tuy nhiên, nó chỉ có tác động đối với một vài ứng xử nào đó mà thôi. Trong số những hộ giảm diện tích trồng cao su thì có tới 72% số hộ thuần nông, khi đó có 77,5% số hộ kiêm và chỉ có 28% số hộ giữ nguyên diện tích trồng cao su là các hộ thuần nông. Các hộ thuần nông có thu nhập và quyền lợi gắn bó chặt chẽ với diện tích đất nông nghiệp nên họ có những ứng xử mạnh dạn hơn các hộ kiêm.
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của mô hình sản xuất tới ứng xử của hộ nông dân Chỉ tiêu
Hộ kiêm Hộ thuần nông Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%) Tổng số hộ 40 100 50 100 1. Diện tích trồng cao su - Giảm diện tích 31 77,5 36 72,0 - Tăng diện tích 0 00,0 0 00,0
- Không thay đổi diện tích 9 22,2 14 28,0
2. Về đầu tư
- Giảm đầu tư 33 82,5 47 94,0
- Tăng đầu tư 0 00,0 0 00,0
- Kông thay đổi 7 17,5 3 6,0
3. Thời điểm thu hoạch
- Thời gian dài 36 90,0 38 76,0
- Thời gian ngắn 0 00,0 0 00,0
- Ngưng cạo 4 10,0 16 24,0
4. Tiêu thụ
- Bán cho công ty 34 85,0 45 90,0
- Bán cho thương lái 6 15,0 5 10,0
Chính vì thế mà mức đầu tư của các hộ thuần nông cũng giảm mạnh hơn các hộ kiêm cụ thể các hộ thuần nông iảm đầu tư chiếm 94% còn các hộ kiêm chiến 82.5%. Về thời điểm thu hoạch các hộ chủ yếu là chờ thời gian dài hơn mới thu hocạh mủ, các hộ thuần nông chiếm 76% và các hộ kiêm chiếm tới 80%. Bên cạnh đó ngưng cạo mủ thì các hộ thuần nông có số lượng hộ nhiều hơn chiếm 24% còn các hộ kiêm chiếm 10%. Đa số các hộ đều bán mủ sau khi cạo cho công ty chỉ có 10% số hộ thuần nông và 15% số hộ kiêm là bán mủ cho thương lái.
Khi cao su giảm giá, nhiều hộ dân đã tìm cách xây dựng các mô hình chăn nuôi trong vườn cao su đang trong tời kì kinh doanh như bò, bồ câu, gà, lợn để cải thiện thu nhập. Chăn nuôi dưới tán rừng là lựa chọn tối ưu để tận dụng quỹ đất rừng nghèo, có nguồn phân để bón cho cây trồng, quan trọng hơn việc trồng cỏ nuôi bò đã hạn chế đáng kể tình trạng rửa trôi, xói mòn đất, tận dụng tốt quỹ đất đai, đồng cỏ, góp phần bảo vệ và phát triển rừng, tạo thêm thu nhập cho lao động.