Ứng xử của các hộ nông dân về cơ cấu cây trồng của vườn caosu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng xử của hộ nông dân trồng cao su với biến động giá bán sản phẩm trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 65 - 67)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Ứng xử của hộ nông dân trồngcao su trước biến động giá sản phẩm cao

4.2.2. Ứng xử của các hộ nông dân về cơ cấu cây trồng của vườn caosu

Ngoài việc thay đổi về diện tích trồng cao su thì việc bố trí lại cơ cấu cây trồng của vườn cao su cũng được bà con nông dân quan tâm đến. Trong khi giá cao su còn cao thì các hộ nông dân chặt bỏ những loại cây ăn quả trồng lâu năm như nhãn, vải, xoài, …. để thay vào đó là trồng cao su thì đến khi giá cao su giảm mạnh trong nhiều năm liền thì có nhóm hộ trồng cao su không tiếp tục trồng mới cao su nữa mà chặt bỏ vườn cây thay vào đó là quay lại trồng cây ăn quả. Cây cao su thường được trồng theo khoảng cách hàng cách hàng từ 6 – 7m và giai đoạn kiến thiết cơ bản thường kéo dài 6 – 7 năm, trong khoảng thời gian này cao su chưa phát triển đầy đủ về kích thước. Như vậy đặc điểm của vườn cây cao su trồng thuần trong những năm kiến thiết cơ bản là có một khoảng thời gian dài vườn cây không cho thu hoạch và có khoảng không gian trống giữa các hàng cao su chưa khép tán. Thời điểm này ta có thể trồng xen các cây hoa màu, lương thực hoặc trồng các cây thảm phủ. Tại địa bàn điều tra cũng có một số diện tích cây cao su đang trong thời kì kiến thiết cơ bản như vậy các hộ gia đình tận dụng để trồng thêm một số cây như lạc, đậu xanh, đậu tương, ngô, sắn, khoai lang, đu đủ, bí ngô, dứa, chuối và sả, để tận dụng đất, tạo nên một phần thu nhập trong khi chờ đợi cao su cho mủ, kết hợp chống xói mòn và diệt cỏ dại. Có 90% số hộ trồng xen dứa khi cây cao su chưa che bóng, chỉ có 10% số hộ không trồng xen dứa mà chỉ trồng các cây ngắn ngày khác. Trong nhiều năm liền cao su là cây trồng chủ lực của các hộ nông dân. Khi cây cao su đã bắt đầu cho thu hoạch ổn định với năng suất cao, tán cây đã che kín nên không thể trồng xen các cây ăn quả khác vì đặc tính của lá cây cao su là rất đắng nên không có loài cây nào sống dưới tán cây cao su được. Hiện nay, khi giá cao su xuống thấp, thu nhập từ cây cao su không đảm bảo cuộc sống cho các hộ nông dân thì họ đã tiến hành trồng xen một số cây trồng nhằm tăng thu nhập trên những diện tích còn trồng cao su trong thời gian kiến thiết cơ bản. Các loại cây chủ yếu hiện nay được bà con ưa chuộng là sắn, dứa, gừng, nghệ… Do thu nhập từ mô hình trồng xen mang lại là khá lớn nên hiện nay có rất nhiều hộ nông dân áp dụng theo phương thức này nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình.

Bảng 4.7. Ứng xử của các hộ nông dân về cơ cấu cây trồng của vườn cao su thời kì KTCB

Chỉtiêu HộQMN HộQMTB HộQML SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Tổngsốhộ 20 100 45 100 25 100

- Hộ xen cao su, dứa 14 70 29 64,44 17 68

- Hộ xen cao su, gừng 4 20 8 17,78 6 24

- Hộ trồng cao su, sắn 2 10 3 6,67 1 4

- Hộ trồng cây khác 0 0 5 11,11 1 4

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Hiện nay khi giá cao su thấp, các hộ nông dân đang tìm mọi cách nâng cao thu nhập cho gia đình bằng việc thay đổi cơ cấu cây trồng. Có 70% số hộ có quy mô nhỏ áp dụng trồng dứa xen cao su, 68% nhóm hộ có quy mô canh tác lớn và 64,44% nhóm hộ quy mô trung bình áp dụng cách trồng xen này. Trồng gừng xen dưới tán cây cao su là sự lựa chọn của 24% số hộ có quy mô canh tác lớn, 17,78% nhóm hộ có quy mô trung bình và 20% nhóm hộ có quy mô canh tác nhỏ. Tỷ lệ số hộ áp dụng cách trồng xen này cao là vì công chăm sóc cho gừng không đáng kể, tận dụng được diện tích khuất ánh nắng mà mang lại thu nhập khá cao. Tỷ lệ hộ trồng sắn có 10% nhóm hộ có quy mô canh tác nhỏ, 6,67% nhóm hộ có quy mô canh tác trung bình trồng xen sắn trên diện tích trồngcao su, trong khi đó có tới 4% số hộ có quy mô canh tác lớn áp dụng cách làm này. Bên cạnh đó cũng có một số lượng hộ nông dân không trồng xen hoặc trồng xen các loại cây lương thực khác nhưng số lượng không đáng kể.

Cao su là cây công nghiệp dài ngày, thời gian kiến thiết cơ bản (từ lúc mới trồng cho đến khi khai thác mủ lần đầu) khá dài, thường phải mất 5-6 năm. Trong thời gian này khi cây cao su chưa khép tán thì một diện tích đất tốt (cao su thường được chọn trồng ở những nơi đất có tầng dày, giàu mùn và dinh dưỡng) nên rất thuận lợi cho việc trồng xen canh thêm nhiều loại cây trồng khác nhằm tăng thêm thu nhập theo hướng lấy ngắn nuôi dài. Các hộ

nông dân chủ yếu trồng các loại cây như dứa, dưa hấu, gừng, lạc, đậu tương, … ngoài ra còn trồng một số loại cây thuốc nam cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trồng xen canh trong vườn cao su vừa mang lại thu nhập cho người dân và cũng vừa tạo điều kiện cho người nông dân chăm sóc cây cao su. Ngoài ra còn một số hộ trồng chanh cũng thu được hiệu quả cao.

Chủ yếu các hộ nông dân đưa cây dứa vào trồng xen trong vườn cao su thời kì kiến thiết cơ bản đã mang đến giá trị kinh tế rất cao, cây dứa là một trong những loại cây ăn quả rất phù hợp với việc trồng xen và cho hiệu quả cao, chỉ cần trồng 1 lần cho thu hoạch liên tiếp 2-3 vụ quả trước khi cây cao su kịp khép tán. Trồng dứa xen canh cây cao su hạn chế xói mòn sạt lở đất, giữ độ ẩm cho đất, hạn chế tình trạng cháy rừng, gia súc xâm hại vườn cây, hạn chế cỏ dại phát triển nên giảm nhiều chi phí, công sức làm cỏ cho cao su. Đặc biệt, khi cây cao su chưa khép tán, chưa đến kỳ khai thác mủ, thu hoạch từ dứa giúp cho người dân có thêm nguồn thu, thu nhập cao hơn so với trồng ngô, sắn, lúa nương. Cây dứa có khả năng chịu hạn, chống sâu bệnh và sử dụng phân bón ít, chi phí thấp, lợi nhuận cao. Theo các hộ dân nơi đây tính toán, 1 vụ dứa trồng xen cho thu khoảng 40 tấn quả, bán cho tư thương hoặc các nhà máy chế biến, sau khi trừ hết chi phí cho thu lãi từ 40 - 45 triệu đồng/ha/năm là nguồn thu đáng kể cho các hộ gia đình cải thiện đời sống và đầu tư vào cho cây dài ngày là cao su.

Tuy nhiên các hộ trồng cao su trên các vùng đất nghèo dinh dưỡng, đất triền dốc hoặc những vị trí xa nơi gia đình sinh sống thường không được trồng xen nên cỏ dại mọc rậm rạp gây hại cho cây cao su. Tóm lại trồng xen hoa màu hoặc cây đất phủ trong vườn cao su ở thời kì kiến thiết cơ bản đã mang lại hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, môi trường và xã hội rất tốt. Tùy vào điều kiện của từng vườn cây, của từng chủ hộ cũng như giá trị của loại cây được trồng xen mà chọn loại cây trồng xen thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng xử của hộ nông dân trồng cao su với biến động giá bán sản phẩm trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)