Ứng xử của hộ nông dân với tình hình biến động giá nông sản trên thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng xử của hộ nông dân trồng cao su với biến động giá bán sản phẩm trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 32 - 36)

Phần 2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Ứng xử của hộ nông dân với tình hình biến động giá nông sản trên thế

thế giới

2.2.1.1. Ứng xử của hộ nông dân với tình hình biến động giá ngô trên thế giới Ở Nigeria, ngô là một trong những cây lương thực quan trọng nhất. Nhu cầu ngô thường vượt quá cung vì sử dụng cho các mục đích khác như chăn nuôi, công nghiệp giải khát. Theo nghiên cứu của Victor và Daniel nông dân Nigeria phản ứng khá nhanh nhạy với giá ngô.

Mỹ là nước sản xuất gần một nửa tổng sản lượng ngô của thế giới, nước này đã thực hiện khá nhiều chính sách và chương trình trong sản xuất ngô. Dưới các quy định của luật năm 1995, các chương trình quản lý cung đã hạn chế việc ra quyết định của hộ nông dân và hạn chế phản ứng của nông dân với nhu cầu của thị trường. Chương trình quản lý cung này đã quy định nông dân phải trồng cây trồng được yêu cầu trên diện tích của họ, có trả tiền bồi thường cho nông dân. Luật nông nghiệp năm 1990 cho phép nông dân có thể trồng cây khác trong 25% diện tích. Tới năm 1996 thì nông dân hầu như hoàn toàn tự quyết định cây trồng của họ và họ đã phản ứng tích cực hơn với tín hiệu của thị trường. Theo nghiên cứu của William và cộng sự thì hệ số co giãn của diện tích trồng ngô với giá ngô đã tăng lên đáng kể theo thời gian. Hệ số co giãn này đạt 0,207 trong giai đoạn 1986-1990, sau đó tăng lên 0,235 trong giai đoạn 1991-1995 và đạt 0,293 trong giai đoạn sau năm 1996. Điều đó có nghĩa tăng giá ngô 1% (hệ quả của mối quan hệ cung cầu), nông dân sẽ mở rộng diện tích lên từ 0,2-0,3%. Nếu giả định năng suất không thay đổi thì sản lượng sẽ tăng lên một lượng tương tự (trích theo Nguyễn Thị Hồng Linh, 2010).

2.2.1.2. Ứng xử của hộ nông dân với tình hình biến động giá cà phê trên thế giới Cách đây hàng nghìn năm, cây cà phê đã được người dân du mục Ethiopi ngẫu nhiên tìm thấy ở làng Cápfa, gần thủ đô Ethiopi. Đến thế kỷ thứ 6, cây cà phê lan dần sang các nước và châu lục khác. Nhưng không phải ngay từ đầu cà phê đã được thừa nhận là hấp dẫn và hữu ích mặc dù cho đến ngày nay không ai còn phủ nhận công dụng và sự nổi tiếng của loại đồ uống này. Cà phê giúp con người tỉnh táo và minh mẫn hơn trong mọi hoạt động và được coi như một món tráng miệng, một bữa ăn phụ của nhiều nước trên thế giới. Các sản phẩm của cà phê rất đa dạng, sản phẩm ban đầu của cây cà phê là cà phê quả tươi. Cà phê quả tươi qua quá trình sơ chế sẽ cho ta cà phê nhân từ cà phê nhân. Từ cà phê nhân qua quá trình chế biến công nghiệp sẽ cho ta các sản phẩm tinh chế là cà phê hoà tan, cà phê bột, cà phê sữa, vv... Các sản phẩm tinh chế này được đem ra thị trường bán cho người tiêu dùng, là nhũng người mua cuối cùng. Trong hoạt động thương mại trên thị trường thế giới, các nước chủ yếu xuất khẩu cà phê dưới dạng cà phê nhân hay còn được gọi là cà phê nguyên liệu. Ở dạng này người xuất khẩu có thể dễ dàng hơn khi bảo quản sản phẩm trong quá trình vận chuyển đến tay người nhập khẩu ở nước ngoài. Đồng thời tạo điều kiện tổ chức chế biến ở các nước tiêu thụ cho ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng tại chỗ.

Theo số liệu của tổ chức cà phê quốc tế (ICO), 2016 về tình hình thị trường cà phê thế giới thời gian qua, hiện nay có khoảng 20 đến 30 nước sản xuất cà phê tập chung chủ yếu vào các khu vực là: Bắc và Trung Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Á - Thái Bình Dương. Phân bổ sản lượng cà phê thế giới theo các khu vực này có thể được tóm tắt như sau: Châu Mỹ sản xuất ra 60 - 70 % sản lượng cà phê thế giới, tức là khoảng gần 4 triệu tấn cà phê nhân. Châu Phi sản xuất ra 20 - 22% khoảng hơn 1 triệu tấn. Châu á hàng năm sản xuất khoảng 70 ngàn tấn cà phê chiếm 12% sản lượng toàn thế giới, sản lượng cà phê hàng năm biến động thất thường nhưng theo chiều hướng ngày càng tăng. Thập kỷ 70 sản lượng trung bình đạt 4,5 triệu tấn trên một năm; thập kỷ 80 tăng nên 5,5 triệu tấn trong một năm; Sang thập kỷ 90 con số đã là 6 triệu tấn một năm cho tới nay con số này đã lên tới 6,2 triệu tấn 1 năm. Giá cà phê phụ thuộc rất nhiều vào tình hình cung cầu cà phê trên thị trường thế giới. Thông thường, để xác lập giá xuất khẩu những người xuất khẩu cà phê thường lấy giá ở những sở giao dịch hàng hoá lớn như ở London, New york, Rotterdam, Asterdam làm chuẩn để xây dựng giá của mình. Giá tại các thị trường này thường phản ánh tương đối chính xác các biến động cung cầu trong từng thời điểm xong nó lại mang nặng yếu tố tâm lý nên luôn biến động thất thường.

Thị trường cà phê trên thế giới trong những năm qua thường chao đảo, không ổn định nhất là về giá cả. Tổ chức cà phê thế giới ICO do không còn giữ dược hạn ngạch xuất khẩu, giá cả trôi nổi trên thị trường tự do cho nên có những giai đoạn giá cà phê xuống thấp chưa từng có so với vài chục năm trở lại đây. Tình trạng này dẫn đến hậu quả là nhiều nước phải hủy bỏ bớt diện tích cà phê, hoặc không tiếp tục chăm sóc vì kinh doanh không còn thấy hiệu quả. Năm 1994 do những đợt sương muối và hạn hán xảy ra ở Brazil, vì vậy đã làm cho giá cà phê tăng vọt, có lợi cho những người xuất khẩu cà phê trên thế giới.

2.2.1.3. Ứng xử của hộ nông dân với tình hình biến động giá cao su trên thế giới Châu Á cũng là khu vực sản xuất cao su lớn nhất chiếm 94% sản lượng. Trong đó, nhóm 6 nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam và Trung Quốc với tổng sản lượng chiếm 88% sản lượng của thế giới. Các nước có sản lượng tiếp theo còn khoảng cách khá xa so với nhóm hàng đầu là Bờ Biển Ngà (chiếm 2,2%), Brazil (1,5%), Srilanka (1,3%), Myanmar (1,2%)… Cao su được ví như một loại “vàng trắng” khi giá cao su tăng liên tục từ mức 465 USD/ tấn năm 2001 lên mức đỉnh 6.500

USD/ tấn trong T2/ 2011, mức giá tăng 12 lần chỉ trong 10 năm. Điều này có thể được giải thích do nhu cầu sử dụng cao su tăng mạnh theo mức tăng trưởng của thế giới. Do đó, trong thập kỉ trước, nhiều nước đã tập trung vào việc trồng cao su, kết quả là diện tích cao su mở rộng tăng trung bình 2,5%/ năm trong giai đoạn 2000-2012. Đến năm 2012 tổng diện tích gia tăng đã đạt 3,52 triệu ha. Bên cạnh đó, việc áp dụng những kỹ thuật trồng trọt và giống cao su mới cũng đã cải thiện năng suất khai thác trung bình của thế giới, tăng từ 0,95 tấn/ ha năm 2000 lên mức 1,14 tấn/ ha năm 2012 (Báo cáo ngành cao su thiên nhiên, 2014).

Trong giai đoạn từ 2005 đến cuối năm 2012, giá cao su tăng cao 167% đã làm cho diện tích cao su của nhiều nước được mở rộng với diện tích tăng thêm đạt 3,52 triệu ha đến năm 2012 (tăng 25% so với năm 2005), trong đó nhiều nhất là Thái Lan 934 ngàn ha, Việt Nam 481 ngàn ha, Inđônêsia 471 ngàn ha… Với chu kỳ phát triển khoảng 7 năm thì nguồn cung từ diện tích trồng mới này sẽ bắt đầu được thu hoạch trong năm 2013, dự kiến nguồn cung cao su sẽ tăng bắt đầu từ năm 2013.

Giá cao su chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố cung – cầu như các loại hàng tiêu dùng khác. Trong năm 2012 đến nay giá cao su thiên nhiên đã giảm liên tục do nhu cầu tăng chậm do kinh tế tăng trưởng chậm đã làm suy giảm số lượng xe bán được, qua đó giảm nhu cầu đối với cao su để sản xuất lốp xe – một trong những hộ tiêu thụ lớn nhất của cao su. Mức thặng dư cao su thế giới trong năm 2012 là 460 ngàn tấn, mức cao nhất kể từ năm 2000. Mặc dù các nước sản xuất cao su hàng đầu đã có những biện pháp để ngăn chặn đà giảm giá, như vào tháng 9/2012 ba nước Thái Lan, Malaysia và Indonesia đã tiến đến thỏa thuận giảm lượng xuất khẩu 300 ngàn tấn và giảm nguồn cung qua việc thanh lý 100 ngàn ha cao su. Hành động này cùng với việc ra đời của gói QE3 (nới lỏng định lượng) đã giúp giá cao su hồi phục. Tuy nhiên hiệu quả của hành động này là không nhiều vì sau đó giá cao su tiếp tục giảm trong năm 2013 do sức cầu quá yếu. Đến giữa tháng 12 năm 2013 giá cao su RSS của Thái Lan chỉ còn 2.690 USD/tấn, giảm mạnh 60% so với mức đỉnh của năm 2011. Ngoài ảnh hưởng của tình hình cung cầu cao su thế giới như đã phân tích ở trên, giá cao su còn có thể chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như: xu hướng giá dầu thô, biến động của đồng Yên Nhật và đồng tiền của các nước xuất khẩu cao su. Dầu thô là nguyên liệu chủ yếu dùng để sản xuất cao su tổng hợp, vật liệu thay thế cao su tự nhiên. Trong quá khứ, biến động của giá cao su và giá dầu có mối tương quan chặt chẽ

với nhau. Khi giá dầu thấp, cao su tổng hợp sẽ rẻ và nhu cầu mua cao su tự nhiên giảm. Khi giá dầu tăng, cao su tổng hợp trở nên đắt đỏ và nhu cầu cao su tự nhiên tăng lên (Báo cáo ngành cao su thiên nhiên, 2014).

Malaysia, Indonesia, Thái Lan sẽ thảo luận các biện pháp để tăng giá cao su. Do giá cao su sụt giảm, Malaysia dự kiến cắt giảm 10% sản lượng cao su vào năm 2009 nhằm tăng giá cao su. Năm 2008, Malaysia có sản lượng khoảng từ 1,1 đến 1,2 triệu tấn. Việc giảm sản lượng cao su của Malaysia sẽ thông qua việc thực hiện chương trình trồng lại các rừng cao su, và tổ chức lại việc khai thác mủ, cơ quan phát triển các hộ nhỏ trong ngành công nghiệp cao su của Malaysia (Rubber Industry Smallholders Development Authority) sẵn sàng khởi động chương trình trồng lại rừng cao su để ủng hộ biện pháp của chính phủ. Ngoài ra, Malaysia sẽ cử đại diện đến họp IRCO (International Rubber Consortium Limited), bao gồm 3 nước sản xuất cao su chính là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, vào tháng tới để thảo luận các biện pháp tăng giá cao su. Trong các biện pháp tăng giá cao su Malaysia sẽ đề xuất gồm: giảm xuất khẩu, cung cấp các số liệu sản xuất để có kế hoạch khai thác mủ cao su, có thể chỉ khai thác với tần số từ 2 đến 3 lần một tuần (Agroviet, 2008).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng xử của hộ nông dân trồng cao su với biến động giá bán sản phẩm trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)