Các yếu tố ảnh hưởng tới ứng xử của hộ nông dân trồngcao su trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng xử của hộ nông dân trồng cao su với biến động giá bán sản phẩm trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 30 - 32)

Phần 2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới ứng xử của hộ nông dân trồngcao su trước

biến động của giá bán sản phẩm

2.1.4.1.Điềukiệnsảnxuấtcủavùng

Gồm các điều kiện về đất đai, địa hình, khí hậu… của địa phương.

Các yếu tố về đất đai, khí hậu, địa hình ảnh hưởng lớn tới các loại cây con được trồng. Mỗi loại cây con có một yêu cầu về điều kiện địa hình, khí hậu khác nhau. Nếu như môi trường sinh thái phù hợp với các cây con thì sẽ góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Việc xác định chủng loại và từng giống cây trồng phù hợp trong hệ thống ở từng nơi là rất quan trọng. Điều kiện để xác định, quyết định tính phù hợp của chúng tại một địa phương cụ thể là các yếu tố sinh thái (Hà Thị Thanh Bình và Nguyễn Tất Cảnh, 2002).

Nếu đất đai màu mỡ, địa hình bằng phẳng, khí hậu không khắc nghiệt thì thì địa phương có điều kiện phát triển nông nghiệp vững mạnh, còn ngược lại, nếu như điều kiện khó khăn thì nông dân sẽ có tâm lý chán nản, không thiết tha với sản xuất, ảnh hưởng tới sản xuất của cả vùng, cả địa phương.

2.1.4.2.Trìnhđộhọcvấncủachủhộ

Trình độ văn hoá, trình độ học vấn của chủ hộ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng ra quyết định của chủ hộ. Chủ hộ có trình độ học vấn cao, có hiểu biết về khoa học kỹ thuật sẽ có những quyết định và hành động phù hợp và kịp thời với tín hiệu của thị trường, mang lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất và đầu tư của gia đình và ngược lại, những hộ chủ hộ có trình độ học vấn kém hơn sẽ đưa ra những quyết định kém nhạy bén với tín hiệu của thị trường hơn (Đào Thế Tuấn, 1997).

2.1.4.3.Điềukiệnsảnxuấtcủachủhộ

Bao gồm tình hình đất đai, lao động, trang thiết bị, vật chất của hộ.

Các hộ có quy mô sản xuất lớn, sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá thì thường có những ứng xử nhanh nhạy hơn với tín hiệu của thị trường.

Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: quá trình đa dạng hoá cây trồng là do sự phát triển của kinh tế hộ quyết định và còn tuỳ vào từng vùng, nhưng yếu tố khó khăn về vốn mang tính quyết định nhất. Các hộ nghèo kinh doanh rất đa dạng, chỉ khi họ giàu lên thì mới tập trung vào một số ngành nhất định. Các hộ có tiềm năng về lao động và đất đai và vốn sẽ có thuận lợi hơn trong việc thay đổi cơ cấu sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học vào trong sản xuất nhằm đạt được năng suất và hiệu quả cao hơn, đồng thời họ là những người dám chấp nhận rủi ro. Trong khi đó các hộ nông dân nghèo, thiếu vốn, thiếu lao động thường không dám chấp nhận rủi ro, không có vốn để sản xuất quy mô lớn, chủ yếu họ sản xuất quy mô nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, khả năng tiếp cận thị trường thấp. 2.1.4.4.Khảnăngtiếpcậnthịtrườngcủangườinôngdân

Thông qua sự vận động của giá cả, thị trường có tác dụng định hướng cho người sản xuất nên trồng cây gì, với số lượng chi phí như thế nào để đáp ứng được nhu cầu của xã hội và thu được kết quả cao. Thông qua thị trường, người sản xuất điều chỉnh quy mô sản xuất, cải tiến cơ cấu cây trồng, thay đổi giống cây trồng, mùa vụ cho phù hợp với thị trường. Thị trường có tác dụng điều chỉnh hệ thống cây trồng, chuyển dịch theo hướng ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Cải tiến hệ thống cây trồng chính là điều kiện và yêu cầu để mở rộng thị trường (Nguyễn Cúc và Đặng Ngọc Lợi, 2007).

Thị trường ở đây bao gồm hệ thống giao thông, hệ thống thông tin thị trường, hệ thống cung cấp dịch vụ mua bán sản phẩm. Các hộ nông dân có vị trí gần đường giao thông sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các công ty thu mua, thương nhân với giá bán cao hơn mà chi phí vận chuyển thấp hơn. Đồng thời, họ còn có cơ hội lựa chọn đối tượng giao dịch với mình để có thể có giá bán cao nhất có thể. Ngược lại, những hộ nông dân ở nơi xa, đi lại khó khăn thì việc tiếp cận với thông tin thị trường, với các công ty thu mua cung như các thương nhân gặp nhiều khó khăn. Họ có tâm lý chấp nhận giá nếu như không muốn mất chi phí vận chuyển cao đến nơi thu gom.

Hệ thống thông tin cung cấp cho người nông dân những kiến thức, những động thái thay đổi của giá cả, những diến biến giá vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, cũng như tín hiệu của thị trường.

2.1.4.5.Hệthốngchính sách

Nhà kinh tế học người Anh Franks Ellis (1993) cho rằng không có một định nghĩa “duy nhất” về thuật ngữ chính sách. Các nhà kinh tế thường nghĩ

chính sách là mục tiêu và phương pháp mà Chính phủ đưa ra nhằm tác động vào mức độ của biến động kinh tế như giá, thu nhập, thu nhập quốc dân, tỷ giá hối đoái…và từ đó ông cho rằng chính sách được xác định như là đường lối hành động mà Chính phủ lựa chọn đối với một lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả các mục tiêu mà Chính phủ tìm kiếm và sự lựa chọn các phương pháp để theo đuổi các mục tiêu đó (Phạm Thị Mỹ Dung và Vũ Văn Cảnh, 1995) Hệ thống chính sách có tác dụng định hướng sản xuất cho các nông hộ. Họ dựa vào các chính sách của Đảng và Nhà nước để tiến hành sản xuất trên mảnh đất của mình sao cho hiệu quả nhất. Nếu như địa phương ưu tiên phát triển cây con gì thì chắc chắn cây con đó sẽ có lợi thế phát triển bởi các hộ nông dân sẽ ưu tiên sản xuất các cây con đó hơn các cây con khác. Nếu như Đảng và Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu vào thì họ sẽ tiến hành sản xuất với quy mô lớn hơn bình thường, với lượng đầu tư cũng được cải thiện hơn...

2.1.4.6.Hiệuquảcủatừngloạicâycon

Hiệu quả mang lại của từng loại cây con có ảnh hưởng rất lớn đến các ứng xử của người nông dân. Các hộ nông dân sẽ có xu hướng chuyển sang nuôi trồng các loại cây con có giá trị kinh tế cao hơn là cứ trung thành với giống cây trồng cũ không có hiệu quả. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là phải sản xuất đa dạng, ngoài cây trồng chủ yếu cần bố trí những cây trồng bổ sung để tận dụng các nguồn lợi thiên nhiên của vùng và cơ sở sản xuất (Nguyễn Thị Nương, 1997). Bên cạnh đó giá thành của sản phẩm bị chi phối bởi các yếu tố như vốn, trình độ lao động, giá cả dịch vụ, phạm vi địa lý… Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng cần phải xem xét một cách tổng quát (Vũ Biệt Linh và Nguyễn Ngọc Bình, 1995), tùy theo hiệu quả kinh tế của cây trồng mang lại mà nông hộ sẽ quyết định quy mô canh tác của gia đình sao cho đạt hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng xử của hộ nông dân trồng cao su với biến động giá bán sản phẩm trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)