Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng xử của hộ nông dân trồng cao su với biến động giá bán sản phẩm trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 47)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài tiến hành điều tra trên địa bàn 3 xã Thọ Lâm, Xuân Phú, Xuân Thắng. Lý do chọn 3 xã này là vì: xã Thọ Lâm là xã có diện tích trồng cao su lớn nhất và trồng từ thời gian đầu khi cây cao su được đưa về trồng tại Thanh Hóa, xã Xuân Phú là xã có diện tích trồng cao su ít nhất, xã Xuân Thắng là xã ban đầu có diện tích lớn sau khi giá xuống thấp thì số hộ chặt bỏ cao su nhiều nhất. Trên địa bàn mỗi xã được chọn điều tra, đề tài tiến hành điều tra ngẫu nhiên 30 hộ trồng cao su. Từ đó sẽ phân chia thành 3 nhóm hộ trồng cao su dựa trên tiêu chí quy mô lớn, trung bình và nhỏ. Tiêu chí lựa chọn quy mô:

- Quy mô lớn bao gồm 25 hộ trồng cao su có diện tích trồng trên 3 ha - Quy mô trung bình bao gồm 45 hộ trồng cao su có diện tích từ 1 -3 ha - Quy mô nhỏ bao gồm 20 hộ trồng cao su có diện tích dưới 1ha.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu sơ cấp

- Đối tượng điều tra là hộ nông dân trồng cao su trên địa bàn huyện Thọ

Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

- Chọn mẫu điều tra: Để thực hiện đề tài này tôi tiến hành điều tra phỏng vấn ngẫu nhiên 90 hộ ở 3 xã (Thọ Lâm, Xuân Phú, Xuân Thắng). Mỗi xã sẽ lựa chọn ra 30 hộ có quy mô diện tích trồng cao su lớn, vừa và nhỏ.

Nguồn số liệu sơ cấp sử dụng trong đề tài bao gồm các thông tin điều tra về hộ được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua các phiếu điều tra.

Nội dung câu hỏi điều tra:

- Những thông tin cơ bản của hộ, tình hình trồng cây cao su của hộ, diện tích cao su, sản lượng của hộ trong những năm qua.

- Những thay đổi của hộ cho phù hợp với những biến động của giá bán sản phẩm đến trồng và sản xuất cây cao su, các yếu tố ảnh hưởng tới việc ra các quyết định liên quan sản xuất cao su của hộ, nguyên nhân dẫn đến các quyết định của hộ, hướng sản xuất trong thời gian tới…

- Cách phỏng vấn: Các hộ được lựa chọn ngẫu nhiên được mời tới địa điểm nhất định (nhà văn hóa thôn, nhà hộ dân…) được phỏng vấn trực tiếp theo danh mục câu hỏi đã chuẩn bị trước.

Các dữ liệu và thông tin được mã hóa, xử lý và phân tích chủ yếu trên ứng dụng EXCEL của hệ điều hành Windows.

3.2.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thu thập về cơ sở lý luận, thực tiễn về tác động của sự biến động giá sản phẩm cao su ở Việt Nam và thế giới thông qua việc tra cứu, chọn lọc thông tin trên sách, báo, internet có liên quan, các nghiên cứu trong và ngoài nước.

Số liệu về đặc điểm địa bàn vùng nghiên cứu về vị trí địa lý, tình hình phân bổ diện tích đất, dân số, lao động, tình hình phát triển kinh tế, cơ sở hạ

tầng của huyện được tổng hợp từ các báo cáo, thông tin của phòng thống kê, phòng kinh tế, phòng địa chính, phòng môi trường của huyện và các xã; các websites của địa phương.

Số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng trồng cao su được tìm hiểu, khảo sát, liệt kê một cách có hệ thống những thông tin cơ bản cần thu thập và địa điểm sẽ thu thập từng loại thông tin thứ cấp từ phòng thống kê, phòng kinh tế, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thọ Xuân.

3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết qua các phiếu điều tra và các báo cáo, số liệu sẽ được xử lý chủ yếu bằng phần mềm excel để tính toán. Đó cũng là cơ sở để phân tích, tìm ra những cách ứng xử của hộ nông dân trước những biến động giá bán sản phẩm.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này dùng để phân tích tình hình kinh tế xã hội, tình hình trồng cao su của xã và của các hộ nông dân, mô tả các ứng xử của hộ nông dân trong từng điều kiện, từng trường hợp cụ thể.

3.2.4.2.Phươngpháp sosánh

Phương pháp này dùng để so sánh các hiện tượng với nhau trong cùng một thời điểm hoặc so sánh chính hiện tượng đó ở các thời điểm khác nhau qua đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới các ứng xử của hộ nông dân.

3.2.4.3.Phươngpháp PRA

Phương pháp này sử dụng trong phỏng vấn nhanh hộ nông dân bao gồm nhiều bộ công cụ. Mỗi công cụ lại gồm một hoặc nhiều phương pháp khác nhau. Trong luận văn tôi sử dụng bộ công cụ phân tích ảnh hưởng và mối quan hệ nhằm: xác định những khó khăn lớn nhất mà người nông dân gặp phải, từ đó phát hiện ra các nguyên nhân, hệ quả của vấn đề, cuối cùng xác định được những ưu tiên trong giải quyết vấn đề.

3.2.4.4.Phươngpháp chuyêngia,chuyênkhảo

- Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của giáo viên hướng dẫn và của cán bộ quản lý để có những hướng đi đúng đắn, đảm bảo tính khách quan của đề tài.

- Phương pháp chuyên khảo: Qua việc thu thập ý kiến của các hộ trồng cao su để có thể nắm bắt những thông tin về thực trạng, tình hình, xác định các biện pháp kĩ thuật có thể áp dụng vào thực tế sản xuất đồng thời có thể rút ra các giải pháp có ý nghĩa thực tiễn cao.

3.2.5.Hệthốngchỉtiêudùngtrongnghiên cứu 3.2.5.1.Chỉtiêu đánhgiáquymôsảnxuấtcao su 3.2.5.1.Chỉtiêu đánhgiáquymôsảnxuấtcao su - Diện tích trồng cao su của hộ qua các năm - Cơ cấu cây trồng của hộ

- Số lượng lao động của hộ - Sản lượng mủ cao su hàng năm

- Tổng số vốn dành cho sản xuất mủ cao su. 3.2.5.2.Chỉtiêu đánhgiáứngxử củahộnông dân

- Sự thay đổi về giá cả sản phẩm cao su - Sự thay đổi về cơ cấu sản xuất cao su - Sự thay đổi về quy mô sản xuất cao su - Sự thay đổi mức đầu tư

- Sự thay đổi về kĩ thuật canh tác - Sự thay đổi về thời điểm thu hoạch

- Tỉ lệ áp dụng kĩ thuật bảo quản, chế biến mới - Sự thay đổi về khâu tiêu thụ.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG TRỒNG CÂY CAO SU TẠI HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA TỈNH THANH HÓA

4.1.1. Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng tại địa bàn nghiên cứu

Cây cao su đã thực sự đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân vùng trồng cao su trên cả nước nói chung và những hộ dân trồng cao su trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng trong khoảng thời gian từ khi trồng tới năm 2012. Huyện Thọ Xuân đưa cây cao su vào trồng bắt đầu từ năm 1994 với diện tích 450ha. Với giá trị kinh tế cao, kĩ thuật chăm sóc tương đối đơn giản, cho nên quy mô diện tích cũng như sản lượng mủ trên địa bàn đã phát triển một cách nhanh chóng. Thời gian đầu khi giá mủ cao su còn đang cao, lợi nhuận thu được từ cây cao su lớn hơn nhiều so với đầu tư vào các loại cây khác, khi đó các hộ nông dân tiếp tục mở rộng diện tích trồng cao su, nâng tổng diện tích từ 450ha lên đến 700ha. Những năm tiếp theo diện tích cao su tiếp tục được mở rộng, bà con nông dân trồng cao su ngay trong vườn của gia đình, phá bỏ các vườn cây trồng khác để trồng cao su. Có những hộ mạnh dạn thuê đất, thuê đồi núi để mở rộng diện tích trồng. Cụ thể từ năm 2012 trở về trước tổng diện tích cao su tại huyện Thọ Xuân là 700ha, trong đó thời kì kiến thiết cơ bản có diện tích đạt 250 ha và vườn cây trong thời kì kinh doanh đạt 450 ha. Khi đó 1ha cao su cho năng suất đạt 9 tạ/ha. Đến năm 2013 diện tích vườn cao su đang trong thời gian thu hoạch mủ là 485 ha mang lại sản lượng 8,04tạ/ha. Năm 2014 diện tích cao su bắt đầu giảm so với những năm trước. Tổng diện tích đạt 600ha trong đó thời kì kiến thiết cơ bản diện tích cao su cũng giảm và thời kì kinh doanh diện tích cao su cũng giảm. Lúc này sản lượng cao su giảm so với những năm trước, đạt 7,2 tạ/ha. Năm 2015 số vườn cây trong thời kì kinh doanh có diện tích 460 ha, thời kì kiến thiết cơ bản cũng giảm cho thấy trong thời gian từ năm 2013 đến 2015 số hộ trồng mới cao su là không đáng kể hoặc không có hộ tham gia trồng mới mà chỉ là các vườn cao su chưa hết thời gian kiến thiết cơ bản. Dẫn đến năng suất cao su cũng tụt giảm so với các năm, đạt 6,24 tạ/ha. Đến năm 2016 vừa qua diện tích cao su giảm mạnh xuống còn 415 ha. Năng suất cao su còn có 5,4 tạ/ha.

Bảng 4.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cao su của huyện qua các năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng diện tích Ha 700 680 600 550 415 - Thời kì KTCB Ha 250 195 140 90 45 - Thời kì KD Ha 450 485 460 460 370

Năng suất Tạ/ha 9 8,04 7,2 6,24 5,4

Sản lượng Tấn 4.050 3.899,4 3.312 2.870,4 1.998

Nguồn: Số liệu thống kê huyện (2016) Qua bảng số liệu ta thấy rằng diện tích cao su những năm gần đây giảm đáng kể so với thời gian năm 2012, cả diện tích trồng mới và diện tích cao su đang trong thời gian khai thác. Điều đó cho thấy những năm qua số hộ trồng mới cao su là rất ít hoặc có xã không có thêm hộ nào trồng mới, điều đó được lý giải là do giá cao su tụt giảm mạnh trong những năm gần đây, dẫn đến các hộ nông dân không tiếp tục đầu tư trồng cao su nữa vì cây cao su có thời gian kiết thiết cơ bản là khá dài (7 năm).

Từ diện tích cao su giảm dẫn đến năng suất giảm và sản lượng cao su tại địa bàn nghiên cứu cũng sụt giảm rõ rệt. Cụ thể qua biểu đồ ta thấy sản lượng giảm dần qua các năm. Năm 2102 sản lượng cao su là 4.050 tấn đến năm 2013 là 3.899,4 tấn, năm 2014 tiếp tục giảm xuống còn 3.312 tấn và năm 2016 giảm còn 1.998 tấn.

Cây cao su thực sự là một loại cây đã làm thay đổi rõ rệt những vùng đất nghèo khó của địa bàn nghiên cứu, tuy nhiên không được đầu tư đúng mức cộng với xu hướng thị trường cao su trên thế giới không ổn định nên cao su đang có hướng đi xuống nhanh chóng làm cho người nông dân khó phản ứng kịp khi thị trường thay đổi.

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Sản lượng (Tấn)

Hình 4.1 Tổng sản lượng cao su qua các năm của huyện

Nguồn: Số liệu thống kê huyện (2016)

4.1.2. Tình hình về đầu tư chi phí trồng cây cao su tại địa bàn nghiên cứu

a. Thời kì kiến thiết cơ bản

Theo đúng quy trình kĩ thuật thời kì thiết cơ bản của vườn cây cao su là 7 năm nên trong suốt quá trình kiến thiết cơ bản các hộ gia đình đã tập trung đầu tư vào trồng và chăm sóc để theo đúng lịch mùa vụ là thu hoạch mủ vào năm thứ 8. Do vậy hầu hết các hộ gia đình đều tiến hành cạo mủ vào năm thứ 8. Chi phí cho thời kì KTCB chủ yếu là chi phí cho trồng mới bao gồm chi phí giống, phân bón, công lao động, …. Từ năm thứ 2 đến năm thứ 7 chi phí tương đối ổn định bao gồm chi phí vật tư và chi phí tiền công lao động.

Năm 1: Đây là năm đầu tiên các hộ gia đình tiến hành trồng mới cây cao su, do đó các khoản mục chi phí tương đối cao bao gồm chi phí về giống ban đầu, chi phí thuê công khai hoang, làm đất, trồng, chăm sóc, lượng phân đầu tư cơ bản nhiều. Theo số liệu điều tra, tổng chi phí của năm trồng mới 1ha cao su tính cả công lao động gia đình là 26.174.500 đồng, trong đó chi phí dành cho mua giống cây là chiếm 4.000.000 đồng (500 cây/1ha, giá 1 cây cao su con trung bình là 8 nghìn đồng) chiếm 15,28% trong tổng số chi phí bằng tiền của năm thứ nhất. Chi phí phân bón và thuốc BVTV chiếm 30,39% trong tổng chi phí bằng tiền mặt, chi phí nhân công chiếm 39,05% còn lại là chi phí hỗ trợ chiếm 15,28%.

Do các hộ có diện tích trồng không lớn nên hầu như không có lao động thuê ngoài mà giúp đỡ theo kiểu đổi công cho nhau. Đến năm thứ hai 1ha cao su phải trồng lại khoảng 47 –50cây do bị gãy, chết hoặc không đạt tiêu chuẩn kĩ thuật. Chi phí giảm xuống chủ yếu do hộ tự sử dụng lao động gia đình để chăm sóc vườn cây như làm cỏ, bón phân, tỉa cành, … nên tổng chi phí của năm thứ 2 là 8.896.400 đồng. Trong năm này chi cho trồng lại là 376 nghìn đồng, chiếm 4,23% trong tổng chi phí đầu tư, chi phí cho phân bón và thuốc BVTV là 3.320.400 đồng chiếm 37,32% và chi phí cho công lao động là 47,21%. Đến năm thứ 3 chi phí cho phân bón và thuốc BVTV là 3.571.700 đồng chiếm 48,45% và người nông dân vẫn sử dụng công lao động gia đình là chính và tổng chi phí cho năm thứ 3 là 7.371.700 đồng. Từ năm thứ 4 đến năm thứ 5, nhìn chung mức đầu tư tương đối ổn định, chủ yếu là tập trung vào chi phí cho phân bón và phun thuốc chống sâu bệnh. Tuy nhiên do ảnh hưởng của thị trường nên giá của các loại vật tư, phân bón tổng hợp thường không ổn định luôn có xu hướng tăng. Do vậy tổng chi phí đầu tư qua các năm KTCB có chênh lệch nhưng mức độ chênh lệch không đáng kể cụ thể năm thứ 4 tổng chi phí hết 6.693.500 đồng trong đó chi phí cho vật tư phân bón, thuốc BVTV chiếm 3.499.500 đồng, chi phí cho nhân công lao động là 2.464.000 đồng. Năm thứ 5 tổng chi phí cho 1ha cao su là 6.738.800 đồng và chi phí cho vật tư lại cao hơn năm thứ 4, nguyên nhân là do chi phí cho thuốc BVTV tăng cao hơn, vì đây là những năm cuối cùng của thời kì KTCB nên cần tập trung chăm sóc cây cao su nhiều hơn, vấn đề phòng trừ sâu bệnh được quan tâm nhiều hơn các năm trước, tránh cho cây bị nhiễm bệnh dẫn đến năng suất mủ giảm. Năm thứ 6+7 chi phí có cao hơn so với năm thứ 4 và thứ 5 lý do là vì đây là những năm cuối để chuẩn bị khai thác mủ nên chi phí có tăng cao hơn một chút để chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho cây sinh mủ đạt chất lượng cao hơn. Tổng đầu tư cho 1ha cao su từ khi vừa mới trồng đến khi khai thác được trong vòng 7 năm là 63.180.100 đồng, chi phí này cũng tương đối cao nhưng so với giá trị của cây cao su mang lại thì có thể trong vòng 2 năm thu hoạch mủ thì người nông dân đã có thể có lãi.

Cụ thể chi phí cho 1ha cao su thời kì kiến thiết cơ bản được thể hiện dưới bảng số liệu sau:

Bảng 4.2. Chi phí cho 1ha cao su thời kì kiến thiết cơ bản

ĐVT: 1000 đồng

STT Chi phí ĐVT Đơn

giá

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6+7 T.đầu tư

K.lg T.tiền K.lg T.tiền K.lg T.tiền K.lg T.tiền K.lg T.tiền K.lg T.tiền K.lg T.tiền

I Nhân công Công 73 10.200 30 4.220 20 2.800 17,6 2.464 15,8 2.212 15 2.100 175 23.996

1 Trồng mới và chăm sóc Công 140 73 10.200 30 4.220 20 2.800 17,6 2.464 15,8 2.212 15 2.100 175 23.996 II Vật tư 11.954,5 3.696,4 3.571,7 3.499,5 3.526,8 3.915,2 4,344 30.164,1 1 Giống Cây 8 500 4.000 47 376 0 0 0 0 4.371 2 Phân hữu cơ vi sinh bón lót kg 4 1.632 6.528 0 0 0 0 0 1,650 6.528 3 Đạm kg 12 48.2 578,4 124 1.488 130 1.560 119 1.428 118 1.416 120 1.440 660 7.910,4 4 Lân kg 4,5 146 657 317 1.426,5 334 1.503 343 1.543,5 341 1.534,5 338 1.521 1,870 8.185,5 5 Kali kg 13 14,7 191,1 24,3 315,9 29,9 388,7 30 390 29,1 378,3 28,4 369,2 160 2.033,2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng xử của hộ nông dân trồng cao su với biến động giá bán sản phẩm trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)