Trình độ lao động ảnh hưởng lớn tới khả năng ứng xử của các hộ nông dân. Một người có hiểu biết, có nhận thức cao thì sẽ có những ứng xử khác,sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn và hợp lý hơn so với những người có hiểu biết ít hơn hay có nhận thức kém. Các hộ có trình độ cao thường có cơ hội tiếp cận với thông tin về thị trường tiêu thụ, giá bán, thông tin về xu hướng biến động của thị trường nhanh hơn và đa dạng hơn các hộ có trình độ thấp. Những hộ có trình độ cao cũng là những người có khả năng chấp nhận rủi ro cao hơn, dám nghĩ dám làm. Trong những trường hợp cụ thể các hộ có trình độ khác nhau sẽ có những quyết định khác nhau. Các hộ có trình độ học vấn cao (từ cấp III trở lên) sẽ có những ứng xử khác các hộ có trình độ thấp (từ cấp II trở xuống).
Các hộ có trình độ cao thường là các hộ kiêm chứ không phải hộ canh tác thuần nông, chính vì thế bên cạnh việc canh tác họ còn có ngành nghề khác như bán hàng, làm công nhân viên ở các công ty, xí nghiệp… nên nguồn thu nhập của họ không phải chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy có trình độ cao, có cơ hộ tiếp cận với nguồn thông tin nhanh nhạy hơn các hộ có trình độ thấp nhưng ứng xử của các hộ này lại không phụ thuộc nhiều vào trình độ văn hoá của các hộ. Cụ thể ứng xử của các hộ có trình độ thấp không chênh lệch nhiều so với nhóm hộ có trình độ cao.
Qua điều tra nhận thấy số hộ có trình độ thấp thuộc nhóm các hộ có trình độ cấp I và cấp II. Nhóm có trình độ cao là học hết cấp III trở lên. Những lao động tham gia trồng cao su đều không có trình độ chuyên môn, chỉ tham gia một số các lớp tập huấn về kĩ thuật của huyện và sử dụng kinh nghiệm cá nhân, do đó họ khó có khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học mới áp dụng trong trồng và chăm sóc cao su. Chủ hộ cho biết, trước đây hộ trồng cao su từ kinh nghiệm bản thân nhưng sau khi tham gia các lớp tập huấn tuyên truyền về kĩ thuật và các phương pháp trồng, chăm sóc mới của huyện nên hiệu quả thu được tăng lên rõ rệt, cụ thể là nguồn thu từ cây cao su thời kì giá cao đã mang đến thu nhập ổn định cho các hộ gia đình.
Qua bảng tổng hợp số liệu điều tra, có thể nhận thấy, trình độ của chủ hộ có ảnh hưởng nhất định đến ứng xử của hộ trong trồng cao su. Các hộ có trình độ cao hơn (từ cấp III trở lên) thực hiện tốt các biện pháp kĩ thuật chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm hộ có trình độ thấp hơn.
Các hộ có trình độ học vấn cao hơn có ứng xử tốt hơn là do họ thường chủ động tìm kiếm các thông tin liên quan đến giá cả và biến động giá cao su trong nước cũng như trên thế giới qua tài liệu sách báo, ti vi, các lớp tập huấn và chủ động ghi chép lại. Mặc dù công ty cao su Thanh Hóa đã tổ chức các lớp tập huấn về kĩ thuật trồng, chăm sóc, các biện pháp ứng phó ví việc biến động giá bán như hiện nay nhưng các hộ này vẫn chưa thực sự quan tâm mà họ vẫn nuôi theo các phương pháp đã được duy trì trước đó. Khi được phỏng vấn họ cũng không thể nhớ mình đã từng tham gia các lớp tập huấn nào.
Bên cạnh đó trình độ văn hóa của chủ hộ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc hộ có quyết định tiếp tục trồng hay không trồng cao su tại thời điểm giá đang đầy biến động như thế này. Những hộ có trình độ thấp sẽ có những nhìn nhận không mấy khả quan như những hộ có trình độ học vấn cao hơn. Hộ có trình độ thấp thì cách phân tích các tình huống cũng như cách xác định mục tiêu hay cách ứng phó với những khó khăn đang xảy ra sẽ chậm hay nói một cách khác sẽ không đưa ra được những quyết định có tính đúng đắn. Theo như số liệu điều tra thể hiện qua bảng dưới đây thì những hộ có trình độ cấp I, II sẽ có quyết định chặt bỏ vườn cây cao su đang cho thu hoạch trong thời gian giá cao su xuống thấp như hiện nay. Tổng số hộ có trình độ cấp I, II là 55 hộ, trong đó số hộ quyết định giảm diện tích cao su trên 50% là 26 hộ chiếm 47,3% tổng số hộ. Cũng như vậy nhưng đối với hộ có trình độ cấp III trở lên thì giảm trên 50% diện tích thì chỉ có 10 hộ trên tổng số 35 hộ chiếm 28,6%. Qua thời gian giá cao su giảm mạnh trong những năm từ 2012 đến 6 tháng đầu năm 2016 thì có vẻ như quyết định chặt bỏ cây cao su của các hộ là quyết định đúng đắn, nhưng 6 tháng cuối năm 2016 đến nay thì giá cao su đang tăng và có nhiều khởi sắc, như vậy chúng ta có thể nghĩ những hộ đã chặt bỏ cao su thì thời điểm bây giờ sẽ thấy sai lầm không? Cũng có thể mỗi hộ sẽ có cách làm riêng của mình nhưng nhận thấy giá cao su đang tăng cũng như giá trị của thứ được gọi là vàng trắng đem lại thì có vẻ như chặt bỏ cây cao su một thời gắn bó là sự nhìn nhận không mấy khả quan. Qua bảng ta còn thấy những hộ có trình độ cấp I, II mà có quyết định chặt bỏ dưới 50% diện tích là 17 hộ chiếm 30,9% và số hộ không thay đổi diện tích là 12 hộ chiếm 21,8%. Tương tự như vậy đối với những hộ có trình độ cấp III trở lên thì giảm diện tích dưới 50% là 16 hộ chiếm 45,7% và không thay đổi diện tích là 9 hộ chiếm 25,7%.
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của trình độ văn hoá của chủ hộ tới ứng xử của hộ nông dân
Chỉ tiêu Hộ có trình độ cấp I, II Hộ có trình độ cấp III trở lên Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%) Tổng số hộ 55 100 35 100 1. Diện tích trồng cao su - Giảm >= 50% diện tích 26 47,3 10 28,6 - Giảm < 50% diện tích 17 30,9 16 45,7
- Không thay đổi diện tích 12 21,8 9 25,7
2. Về đầu tư
- Giảm lượng bón 51 92,7 33 94,3
- Giảm số lần bón 29 52,7 18 51,4
- Giảm khối lượng và số lần bón 29 52,7 18 51,4
- Không thay đổi mức đầu tư 4 7,3 2 5,7
3. Thời điểm thu hoạch
- Thời gian dài 43 78,2 31 88,6
- Thời gian ngắn 0 0 0 0
- Ngưng cạo 12 21,8 4 11,4
4. Tiêu thụ
- Bán cho công ty 44 80 28 80
- Bán cho thương lái 11 20 7 20
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Trình độ của chủ hộ không chỉ quyết định đến vấn đề chặt bỏ hay giữ lại mà còn ảnh hưởng đến quyết định về mức đầu tư cho vườn cây. Đương nhiên những hộ chặt bỏ thì sẽ không phải đầu tư thêm nữa mà chỉ có những hộ vẫn duy trì vườn cây thì sẽ có quyết định đầu tư ra sao cho phù hợp với thời điểm bây giờ. Các hộ sẽ đều suy nghĩ giảm mức đầu tư tức là không trồng mới, giảm số lần bón phân cũng
như giảm lượng phân bón, giảm công lao động, chăm sóc, … Tuy nhiên có một số hộ có điều kiện kinh tế khá và họ dự đoán được khả năng giá cao su có thể tăng trở lại bất cứ lúc nào nên vẫn cố gắng tiếp tục đầu tư vào vườn cây. Qua bảng số liệu ta thấy đối với cả hai nhóm hộ thì số lượng hộ giảm mức đầu tư phân bón là rất cao, giảm về lượng bón chiếm 92,7% ở nhóm hộ trình độ cấp I, II và 94,3% ở nhóm hộ trình độ cấp 3 trở lên. Các hộ cũng giảm nhiều cả về số lần bón cũng như lượng phân bón cụ thể chiếm 51,4% ở nhóm hộ trình độ cấp 3 trở lên, còn ở nhóm hộ trình độ cấp I, II chiếm 52,7%. Và có 6 hộ không thay đổi mức độ đầu tư vì diện tích họ trồng cũng ít nên vẫn có thể đầu tư chăm sóc được, số hộ này là 4 hộ thuộc nhóm trình độ cấp I, II chiếm 7,3% và 2 hộ ở nhóm còn lại chiếm 5,7%. Qua đó ta thấy các nhóm hộ tuy có trình độ khác nhau nhưng về ứng xử về mức độ đầu tư là gần tương đương nhau, chứng tỏ khi giá cao su thấp các hộ không muốn đầu tư chăm sóc nhiều cho cây cao su như trước nữa mà cắt giảm đến mức tối đa nhất có thể để tiết kiệm chi phí. Ứng xử như vậy có thể là đúng với thời điểm giá cao su như hiện nay nhưng trong thời gian dài mà không chăm sóc thì chất lượng vườn cây sẽ bị giảm, khả năng cho mủ kém và dễ bị nhiễm các loại sâu bệnh hơn.
Thời điểm thu hoạch cũng vậy, đa số các hộ gia đình áp dụng quy trình cạo D3 hoặc D4 chứ không áp dụng quy trình cạo D2 như trước. Do đó nhóm hộ có trình độ cấp I, II áp dụng thời gian dài mới thu hoạch chiếm 78,2% tổng số hộ và ở nhóm hộ trình độ cấp III trở lên chiếm 88,6%. Các hộ có lựa chọn thêm phương án ngưng cạo mủ nhưng số lượng hộ chiếm tỉ lệ thấp, ở nhóm hộ có trình độ cấp I, II chiếm 21,8%, nhóm hộ có trình độ cao chiếm 11,4%.
Phần lớn các hộ sẽ bán mủ cao su cho công ty (80%) vì như vậy sẽ đảm bảo an toàn hơn trong thới điểm giá cao su giảm mạnh như thế này.