Ứng xử của các hộ nông dân về diện tích trồngcao su

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng xử của hộ nông dân trồng cao su với biến động giá bán sản phẩm trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 61 - 65)

Diện tích của bất kì một loại nông sản nào cũng thể hiện mức độ hiệu quả của chính loại nông sản đó. Nhìn vào quy mô canh tác mà người ta có thể biết được thế mạnh của vùng cũng như giá trị kinh tế của loại nông sản của địa phương. Trong những năm đầu tiên trồng cao su thì cây cao su thực sự là một

loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp người nông dân vượt qua đói nghèo vươn lên làm giàu cho gia đình cũng như cho địa phương, Giá cao su cao ở những năm đầu làm cho người nông dân ồ ạt trồng cao su, họ trồng ngay trong vườn nhà mình, hay thuê những diện tích đất đồi núi lâu nay bỏ hoang để trồng cây. Người nông dân còn phá bỏ những vườn cây ăn quả lâu năm để chuyển sang trồng cao su, chính vì thế mà đời sống của họ ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên vào thời điểm từ năm 2012 đến nay giá cao su liên tục giảm mạnh làm cho người nông dân không kịp xoay sở với biến động giá trên thị trường. Có những hộ vừa mới đầu tư trồng vườn cây đang trong thời kì kiến thiết cơ bản, còn có nhiều hộ vườn cao su đang trong thời gian thu hoạch. Với tổng số hộ mà tôi tiến hành điều tra thì khi giá cao su tăng các hộ đầu tư trồng thêm mới là không có vì tính rủi ro về giá khi thời gian kiến thiết cơ bản dài sẽ không lường trước được biến động như thế nào và mức đầu tư cho cây cao su thì kì này là rất cao nên các hộ sẽ không tham gia trồng mới nữa. Còn khi giá cao su giảm thì số hộ chặt bỏ hoàn toàn vườn cây là có chủ yếu là các hộ bán gỗ cây cao su và các hộ trồng với diện tích rất nhỏ. Còn lại các hộ giảm diện tích là chủ yếu vì nếu chặt bỏ hoàn toàn thì cũng rất lãng phí và tốn kém, ngoài ra các hộ đã đầu tư một khoản rất lớn để trồng cây cao su, giá cả cao su biến động lên xuống không đứng yên nên có thể nay xuống thấp ngày sau lại tăng thì vẫn mang lại nguồn thu nhập cho họ.

Bảng 4.5. Tỷ lệ số hộ thay đổi diện tích trồng cao su

Chỉtiêu

HộQMN HộQMTB HộQML SL

(hộ) CC(%) SL(hộ) CC(%) SL(hộ) CC(%) Tổng số hộ 20 100 45 100 25 100

- Không thay đổi diện tích 5 25,0 12 26,67 6 24,0

- Giảm < 50% diện tích 6 30,0 21 46,67 9 36,0

- Giảm >= 50% diện tích 9 45,0 12 26,66 10 40,0

- Tăng diện tích trồng 0 00,0 0 00,0 0 00,0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Qua kết quả điều tra ta thấy diện tích trồng cao su đã giảm xuống một cách đáng kể khi giá cao su giảm xuống. Các nhóm hộ khác nhau có những mức

giảm diện tích trồng cao su khác nhau. Có 5 hộ có quy mô sản xuất nhỏ không thay đổi diện tích trồng cây cao su, chiếm 25%. Những hộ này chủ yếu là các hộ có quy mô sản xuất nhỏ từ 1ha trở xuống, hay các hộ kiêm, không muốn đầu tư cho việc thay đổi giống cây trồng mới. Có 9 hộ (chiếm 45%) thuộc nhóm hộ có quy mô nhỏ đã thay đổi trên 50% diện tích trồng cao su vốn có của gia đình để thay vào đó là các cây trồng khác. Đây là những hộ dám nghĩ dám làm, không ngại rủi ro khi mạnh dạn thay đổi trên phạm vi lớn đất canh tác. Còn 30% số hộ còn lại cũng đã tiến hành thu hẹp phạm vi canh tác cây cao su nhưng ở mức độ trung bình (dưới 50% diện tích). Với nhóm hộ có quy mô sản xuất trung bình thì chỉ có 26,67% số hộ giữ nguyên diện tích trồng cây cao su của gia đình. Số hộ giảm trên 50% diện tích và dưới 50% diện tích là 12 hộ chiếm 26,67% và số hộ giảm dưới 50% diện tích chiếm 46,67%. Với nhóm hộ có quy mô lớn thì hầu hết các hộ đều là thuần nông, chính vì thế khi giá cao su giảm đáng kể trong vòng vài năm thì các hộ cũng đã có những thay đổi về diện tích trồng cao su. Cụ thể có 40% số hộ giảm trên 50% tổng diện tích trồng cao su của gia đình, 36% số hộ giảm dưới 50% diện tích, có 24% số hộ giữ nguyên quy mô của vườn cao su và có không có hộ nào trồng thêm mới cao su nữa.

Bảng 4.6. Ứng xử của hộ nông dân về diện tích trồng cao su

Chỉ tiêu

Tổng diện tích trồng cao

su

Năm 2009 Năm 2015 Sự thay đổi tổng diện tích trồng cao su 2009/2015 (Giảm diện tích) Vườn KTCB Vườn Kinh doanh Vườn KTCB Vườn Kinh doanh Hộ QML SL (ha) 133 95,5 37,5 29 59 45 CC (%) 100.0 71,8 28,2 21,8 44,4 33,8 Hộ QMTB SL (ha) 101 62 39 16,5 56,5 28 CC (%) 100.0 61,4 38,6 16,3 55,9 27,7 Hộ QMN SL (ha) 18,5 10 8,5 0,5 9,7 8,3 CC (%) 100.0 54,1 45,9 2,7 52,4 44,9

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Theo kết quả điều tra thì các hộ nông dân có quy mô canh tác khác nhau có những diện tích trồng cao su khác nhau. Năm 2015 diện tích trồng mới cao su đang trong thời gian KTCB chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Năm 2009, khi giá cao

su cao các hộ có quy mô lớn có 71,8% diện tích trồng cao su trong thời gian KTCB, còn lại là phần diện tích là trồng cao su đang trong thời gian thu hoạch (28,2%). Sang năm 2015, sau khi giá cao su giảm liên tục thì các hộ đã có sự thay đổi về diện tích trồng cao su của gia đình mình. Diện tích trồng mới vườn cây trong thời kì KTCB của nhóm hộ có quy mô canh tác lớn chỉ còn 21,8% diện tích cao su trong thời kì kinh doanh đạt 44,4% diện tích. Các hộ có quy mô nhỏ và quy mô trung bình cũng có sự thay đổi diện tích trồng cao su đáng kể. Năm 2009, các hộ có quy mô canh tác trung bình có diện tích cây trong thời kì KTCB chiếm 61,4% tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ, diện tích cao su đang trong thời gian thu hoạch chiếm 38,6% đến năm 2015 thì diện tích vườn cây trong thời kì KTCB là 16,3% và vườn cây trong thời kì kinh doanh là 55,9%. Các hộ có quy mô nhỏ diện tích vườn KTCB cũng giảm đáng kể từ 54,1% xuống còn 2,7%, diện tích vườn kinh doanh từ 8,5ha tăng lên 9,7ha. Nguyên nhân khiến vườn KTCB giảm là do một phần các vườn đó đã đến thời gian thu hoạch mủ nên chuyển sang thời kì kinh doanh làm cho diện tích vườn cây thời kì kinh doanh tăng lên. Nhưng qua bảng số liệu ta thấy tổng diện tích vườn cây năm 2015 nhỏ hơn tổng diện tích vườn cây năm 2009, các hộ quy mô lớn giảm 45ha (33,8%), Nhóm hộ trung bình giảm 28ha (27,7%) và nhóm hộ quy mô nhỏ giảm 8,3ha (44,9%), lý do là các hộ đã chặt bỏ diện tích cao su của mình. Các hộ chặt diện tích cao su là do giá bán sản phẩm quá thấp trong một khoảng thời gian dài mà không hề có chút biến động dịch chuyển tăng nào nên hộ nông dân không còn hi vọng thêm gì vào cây cao su nữa.

Hiện nay giá mủ cao su giảm nhưng đi ngược lại với giá mủ là giá gỗ cao su lại cao, nhiều hộ nông dân chặt bỏ vườn cây cao su để bán gỗ. Theo người dân cho biết có thương lái thu mua gỗ cao su có gốc đường kính trung bình 30 – 40 cm, cao hơn chục mét đang độ tuổi khai thác được mua với giá 350.000 – 500.000 đồng/cây. Chính vì vậy cũng có nhiều hộ nông dân là chặt bỏ hoàn toàn cả vườn cao su để bán cho thương lái thu mua gỗ vì hiện nay giá cao su xuống quá thấp không thể có biện pháp nào tăng thu nhập nữa nên đành bán đi để chuyển đổi sang trồng cây khác. Hơn nữa có một số hô nông dân sẵn sàng bán cả vườn cây đang trong thời gian thu hoạch mủ vì để nguyên cả vườn sẽ không chăm sóc được vì chi phí quá lớn.

Với phần chênh lệch đất trồng cao su giảm đi một phần như vậy thì hộ nông dân nơi đây chủ yếu chuyển sang trồng mía, trồng mía mang lại thu nhập

cao cho hộ mà đầu ra ổn định (Công ty mía đường Lam Sơn thu mua mía nguyên liệu).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng xử của hộ nông dân trồng cao su với biến động giá bán sản phẩm trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)